Chính sách về Tài sản Trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 60 - 63)

9. Nội dung nghiên cứu

3.2.2.Chính sách về Tài sản Trí tuệ

3.2. Rào cản về năng lực và chính sách vi mô của các cơ sở nghiên cứu và đào

3.2.2.Chính sách về Tài sản Trí tuệ

Các trƣờng đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu căn cứ theo các quy định chung nhƣ Quy định của Bộ KH&CN và Bộ GD&ĐT về quản lý hoạt động SHTT trong cơ sở nghiên cứu và đào tạo mà chƣa có những chính sách riêng về sở hữu trí tuệ phù hợp với điều kiện hoạt động của trƣờng và chất khuyến khích các nhà khoa học có tinh thần kinh thƣơng hình thành doanh nghiệp để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu.

Các quy chế quản lý về SHTT còn lỏng lẻo, chƣa có các quy định hƣớng dẫn cụ thể theo chức năng, thẩm quyền nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng nhƣ đề ra các chế tài đối với loại hành vi này. Vi phạm quyền SHTT là một trong nhân tố chính gây tâm lý chán nản, mất động lực cho những ngƣời làm NCKH có tinh thần kinh thƣơng muốn thành lập doanh nghiệp, vì vậy việc thiếu những thiết chế về quản lý tài sản trí tuệ là một những rào cản lớn đối với các spin-off.

Một thực tế cho thấy là các Viện, trƣờng vẫn rất loay hoay với việc làm thế nào để đăng ký quyền SHTT, xác lập chủ thể sở hữu các TSTT, vì vậy các viện, trƣờng gần nhƣ chƣa thể cụ thể hóa các kết quả, chƣa biến các kết quả thành tài sản. Hiện trạng này thể hiện thông qua số lƣợng đăng ký sáng chế hàng năm ở Cục SHTT với hơn 200-300 đơn đăng ký sáng chế của ngƣời Việt Nam, điều đáng nói ở dây, các sáng chế gia tăng chủ yếu ở khu vực tƣ nhân và các chủ thể khác5

. Cụ thể năm 2015, số lƣợng đăng ký sáng chế của các viện, trƣờng chỉ chiếm ¼ so với tổng số đơn của các nhà sáng chế Việt Nam6. Bên cạnh đó, mặc dù nhận thức về sở hữu trí tuệ trong các viện, trƣờng những năm trở lại đây đƣợc gia tăng rõ rệt nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, việc xác lập quyền bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chƣa đƣợc nhận thức một cách đầy đủ. Đặc biệt, các nhà khoa học chƣa đánh giá đúng về khả năng bảo hộ sáng chế cho sản phẩm nghiên cứu nên chƣa tiến hành đăng ký.

5https://vtv.vn/cong-nghe/xay-dung-chinh-sach-so-huu-tri-tue-cho-cac-truong-dai-hoc-va-vien-nghien-cuu- 20181127000428275.htm

"Các trường ĐH-CĐ và viện nghiên cứu là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động sáng tạo, kinh doanh; nơi tạo ra, quản lý và chuyển giao các đối tượng SHTT. Tuy nhiên nhiều trường, viện còn bị vướng ở khâu đăng ký quyền SHTT do hiểu sai nhiều khái niệm, dẫn đến những sai sót khi đăng ký hồ sơ xin cấp quyền SHTT tại Cục SHTT."

(PVS số 10, Nam, Cục SHTT) PGS. TS. Lê Thị Nam Giang (Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ, Đại học Luật TP. HCM) cho thấy, hiện nay nhiều trƣờng đại học, cao đẳng (ĐH- CĐ) chƣa xây dựng đƣợc bộ phận, cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ (SHTT). Vì vậy, công tác tƣ vấn cho nhà trƣờng và các nhà khoa học trong việc xác định các đối tƣợng SHTT từ kết quả nghiên cứu có thể đƣợc bảo hộ chƣa đƣợc thực hiện tốt. Ngoài ra, nhiều giảng viên chƣa đƣợc trang bị tốt kiến thức về SHTT, dẫn đến hệ lụy là nhiều TSTT chƣa đƣợc xác lập quyền SHTT hoặc chƣa có đƣợc phƣơng án tối ƣu trong xác lập quyền; số lƣợng TSTT đƣợc xác lập quyền từ hoạt động nghiên cứu chƣa tƣơng xứng với kết quả nghiên cứu, tiềm năng ở các trƣờng đại học; việc khai thác thƣơng mại từ quyền SHTT chƣa cao, vấn đề quản trị TSTT chƣa đƣợc coi trọng. Do đó, mỗi trƣờng ĐH-CĐ nên thành lập trung tâm, bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về lĩnh vực SHTT, tùy thuộc vào TSTT mà trƣờng đang có và chính sách thƣơng mại hóa của nhà trƣờng7

.

Trên thế giới, các văn phòng chuyển giao công nghệ (Technology transfer office-TTO) là đơn vị chính chịu trách nhiệm chuyển giao nghiên cứu cho các trƣờng đại học/viện nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu trong trƣờng đại học đƣợc yêu cầu tiết lộ phát minh của họ cho Văn phòng chuyển giao công nghệ theo quy định của trƣờng. Hầu hết các đơn vị nghiên cứu/đào tạo đều có các văn phòng chuyển giao công nghệ cung cấp một số dịch vụ bao gồm: (i) đánh giá chất lƣợng phát minh của các nhà nghiên cứu, (ii) hỗ trợ cho việc xin cấp bằng sáng chế, (iii) đàm phán hợp đồng cấp phép, (iv) điểm liên lạc để hợp tác và nghiên cứu hợp đồng, và (v) hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong

việc tạo ra các spin-off trong trƣờng đại học. Việc thiếu một tổ chức có chức năng về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, cũng nhƣ chƣa có một nguồn nhân lực chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ trong các viện, trƣờng là một rào cản lớn đối với các nhà khoa học muốn thành lập spin-off tại các trƣờng/viện ở Việt Nam.

Việc xác định chủ sở hữu kết quả nghiên cứu để phân chia lợi nhuận cho các bên tham gia cũng là một trong những vấn đề gây băn khoăn cho các viện, trƣờng hiện nay bởi nó là công cụ quan trọng để thúc đẩy hoạt động CGCN và thành lập doanh nghiệp trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. Một số trƣờng đã có chính sách phân định rõ ràng, có thể kể đến nhƣ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, v.v. tuy nhiên phần lớn các trƣờng khác vẫn chƣa có và Nhà nƣớc cũng chƣa có quy định pháp lý thật cụ thể việc phân chia này. Trên thế giới, các chính sách về việc phân chia lợi nhuận đang đƣợc áp dụng trong trƣờng ÐH tại một số nƣớc tiên tiến nhƣ sau [16]:

Tại trƣờng ÐH Waseda, Nhật Bản, trƣờng ÐH có hoạt động CGCN và doanh thu từ CGCN và li-xăng quyền SHTT lớn nhất tại Nhật Bản, tiền bản quyền đƣợc chia cho các bên theo tỷ lệ nhƣ sau: (Tổng số tiền bản quyền thu đƣợc sau khi đã trừ các khoản chi phí)

- Nếu từ 10 triệu Yên trở lên thì 40% cho tác giả và 60% cho trƣờng ÐH. - Nếu trong khoảng 2-10 triệu Yên thì 50% cho tác giả và 50% cho trƣờng ÐH.

- Nếu dƣới 2 triệu Yên thì 70% cho tác giả và 30% cho trƣờng ÐH.

Tại Mỹ, thông thƣờng tỷ lệ phân bổ có thể là: 40% cho tác giả sáng chế, 40% cho đơn vị nơi làm việc của tác giả (PTN, Trung tâm, Khoa hoặc Viện nghiên cứu của trƣờng ÐH nơi tác giả làm việc) và 20% cho TLO – Technology Licensing Office (trong trƣờng hợp TLO là đơn vị hạch toán độc lập với trƣờng ÐH).

Tại Thụy Sĩ, các trƣờng ÐH đều có chính sách phân bổ tiền bản quyền cho các bên tham gia giống nhau. Tiền bản quyền thƣờng đƣợc chia 03 phần

cho 03 bên tham gia chính là trƣờng ÐH (TLO thuộc trƣờng ÐH), cơ sở nơi tác giả nghiên cứu (PTN, Trung tâm, Khoa, Viện) và tác giả. Ví dụ, tại trƣờng ÐH Genève thì mức chia nhƣ sau: 1/3 cho trƣờng ÐH (qua TLO), 1/3 cho cơ sở nơi tác giả thực hiện nghiên cứu và 1/3 cho tác giả. Ðối với Ðại học Basel thì theo tỷ lệ: trƣờng ÐH là 30%, cơ sở nơi tác giả trực tiếp thực hiện nghiên cứu là 30% và tác giả là 40%.

Nhƣ vậy, thông thƣờng các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, (bao gồm cả tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN nhƣ phòng thí nghiệm, bộ môn, khoa, trung tâm, viện, bộ phận SHTT và các đơn vị môi giới, trung gian khác (nếu có, tùy theo mức đóng góp) thƣờng sở hữu lợi nhuận ở mức 50-60%, tùy thuộc vào quy định của từng trƣờng để khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 60 - 63)