9. Nội dung nghiên cứu
3.2. Rào cản về năng lực và chính sách vi mô của các cơ sở nghiên cứu và đào
3.2.1. Chính sách về nhân lực
Nhƣ đã đề cập ở trên, nhân lực là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đổi với quá trình thành lập của các spin-off. Nghiên cứu của Calderaa và Debande (2010) ở 52 trƣờng đại học ở Tây Ban Nha trong phạm vi thời gian từ 2001-2005 cho thấy những trƣờng đại học có những quy định về việc cho phép các nhà khoa học xin nghỉ phép để thành lập công ty mới có tác động đáng kể và tích cực đến số lƣợng spin-off đƣợc tạo ra [28, tr.1169].
Tuy nhiên, hiện nay các chính sách nhân lực tại các trƣờng đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam còn rất chung chung và hạn chế. Có thể ví dụ các chính sách hiện hành nhƣ: Chính sách tuyển dụng, đãi ngộ đối với cán bộ trình độ cao, Chính sách thưởng cho giảng viên, nghiên cứu viên có tác phẩm công bố và công trình nghiên cứu xuất sắc, Chính sách cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài... Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhằm khuyến khích các nhà khoa học nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, các viện, trƣờng lại chƣa có chính sách riêng cho các nhà khoa học sáng lập làm việc kiêm nhiệm tại các doanh nghiệp spin-off, chẳng hạn nhƣ quy đổi giờ làm việc tại doanh nghiệp spin-off sang giờ giảng, giờ nghiên cứu hay cho phép sinh viên tham gia vào các dự án của doanh nghiệp thay cho giờ học trên lớp, v.v.
Ngoài ra, cơ chế khuyến khích tại các doanh nghiệp spin-off còn bất cập. Mối quan hệ giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp spin-off còn mang tính hành chính hóa, có mối quan hệ cấp trên-cấp dƣới. Các ƣu đãi cho lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp này chủ yếu là lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế cá nhân. Cơ chế khuyến khích này dễ mang lại những tác động âm tính nhƣ một số giám đốc điều hành trở nên thụ động trong hoạt động đổi mới và không sẵn sàng chấp nhận rủi ro, bỏ lỡ các cơ hội để nâng cao tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.