Giải pháp về môi trường thể chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 70 - 71)

9. Nội dung nghiên cứu

3.4.1.Giải pháp về môi trường thể chế

3.4. Giải pháp khắc phục rào cản

3.4.1.Giải pháp về môi trường thể chế

- Về môi trường kinh tế thị trường:

Thể chế kinh tế thị trƣờng đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng và tạo khung khổ pháp lý cho việc tổ chức các hoạt động của nền kinh tế. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trƣờng sẽ thúc đẩy các cơ sở nghiên cứu và đào tạo không những cần phải tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động đào tạo mà còn cả hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu NCKH vào thực tiễn để tăng vị thế cho Viện/trƣờng. Sở hữu một công ty trong trƣờng đại học là một nhu cầu tất yếu giúp nhà trƣờng kiện toàn bộ máy tổ chức cũng nhƣ tiến tới chủ động trong việc vận hành các hoạt động phụ trợ để hỗ trợ tốt hơn cho công tác đào tạo và nghiên cứu, đồng thời giúp nhà trƣờng phát huy hơn nữa vai trò đối với xã hội, đối với cộng đồng [14].

Vì vậy, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam phải đƣợc coi là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong những năm qua, các quy định pháp luật đã bƣớc giảm dần những rào cản và phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế bằng chính sách chung cho các loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, giữa các nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc; hình thành môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trƣờng, thông lệ quốc tế, tăng sức cạnh tranh trên thƣơng trƣờng của các doanh nghiệp và đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế [1].

- Về hành lang pháp lý:

Thứ nhất, Nhà nƣớc cần có những văn bản hƣớng dẫn rõ ràng cho hoạt động của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 (Luật GDĐH sửa đổi) đã đƣợc ban hành ngày 19/11/2018 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 với nhiều điểm mới, mang ý nghĩa tạo động lực phát triển nhƣ: quy định chi

tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH, trách nhiệm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong cơ sở GDĐH phục vụ phát triển đất nƣớc; bổ sung tổ chức “doanh nghiệp” trong cơ cấu tổ chức của trƣờng ĐH... [25]. Sự ra đời của Luật GDĐH đã đánh dấu một bƣớc ngoặt cho các trƣờng Đại học ở Việt Nam chuyển mình bằng việc đƣa ra khái niệm thành lập doanh nghiệp trong trƣờng đại học.

Thứ hai, Nhà nƣớc cần có những chính sách hỗ trợ tài chính tập trung cho hoạt động KH&CN, đặc biệt là chính sách đầu tƣ và chính sách thuế. Các chính sách này cần tính đến tính mới và tính rủi ro của các doanh nghiệp KH&CN (trong đó có doanh nghiệp spin-off) để lƣờng trƣớc đƣợc khả năng thất thoát về tài chính khi đầu tƣ cho hoạt động KH&CN. Để khuyến khích việc hình thành các spin-offs, Nhà nƣớc có thể thành lập một quỹ công tài trợ vốn chủ sở hữu ở giai đoạn đầu cho những dự án spin-off có triển vọng, cung cấp các ƣu đãi nhƣ "tiền thƣởng" cho các viện/trƣờng đại học mỗi khi một doanh nghiệp spin-off đƣợc tạo ra, cung cấp ƣu đãi cho giảng viên làm việc trong khối doanh nghiệp spin-off để dễ dàng chuyển dịch giữa hoạt động học thuật và hoạt động ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 70 - 71)