Tinh thần kinh thương của nhà sáng lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 67 - 69)

9. Nội dung nghiên cứu

3.3.2.Tinh thần kinh thương của nhà sáng lập

Các tài liệu nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng thái độ của nhà sáng lập đƣợc công nhận là một yếu tố quan trọng trong thành công của một tổ chức mới

[50, tr.555]. Hành vi kinh doanh là nền tảng cho sự thịnh vƣợng và phát triển của các công ty mới, đặc biệt khi các doanh nghiệp spin-off triển khai các ứng dụng khoa học và công nghệ cao đƣợc đặc trƣng bởi trính cạnh tranh và đổi mới mạnh mẽ [50, tr.555].

Liên quan đến thái độ cá nhân của các nhà sáng lập học thuật, Singh Sandhu et al. (2011) nhận thấy rằng rủi ro và căng thẳng cũng nhƣ nỗi sợ thất bại cũng là rào cản chính trong giai đoạn đầu của quá trình mạo hiểm [46, tr.434]. Phù hợp với quan điểm này, Maes et al. (2014) chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu nữ nhận thấy những trở ngại kinh doanh trong quá trình hình thành spin-out nhạy bén hơn nhiều so với các nhà nghiên cứu nam [39, tr.789]. Do đó, các nhà nghiên cứu nữ ít có khả năng trở thành doanh nhân hơn so với các đối tác của họ.

Các nhà khoa học trong các trƣờng đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam đã mạnh dạn phát huy tinh thần kinh thƣơng của mình, tuy nhiên điều này vẫn chỉ mới gói gọn trong một bộ phận các nhà khoa học đầu ngành, còn các nhà khoa học trẻ vẫn còn thiếu các kỹ năng quản lý và ngại rủi ro mạo hiểm khi rời môi trƣờng hàn lâm sang môi trƣờng doanh nghiệp.

Một rào cản lớn hơn nữa đối với các nhà khoa học trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành spin-off chính là hệ thống công nhận khoa học. Sự chấp nhận và công nhận khoa học trong cộng đồng khoa học hầu nhƣ chỉ có thể đạt đƣợc thông qua việc công bố kết quả nghiên cứu; do đó, sự thành công và công nhận của một nhà khoa học đƣợc đo lƣờng chủ yếu bằng số lƣợng và thứ hạng của các ấn phẩm của anh ấy (Lacetera 2009). Thực tế là cộng đồng khoa học cho đến nay hiếm khi nhận thức đƣợc các vấn đề khởi nghiệp, thiếu sự đánh giá cao cho việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu. Sau đó, các nhà khoa học tập trung nhiều hơn vào việc xuất bản các kết quả nghiên cứu của họ và ít hơn vào cơ hội thƣơng mại hóa chúng. Kết quả là, một số dự án khởi nghiệp không đƣợc chứng minh thêm và thậm chí bị từ chối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản trong việc hình thành doanh nghiệp spin off trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại việt nam (nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa hà nội và viện hàn lâm (Trang 67 - 69)