Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Sách năm 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 39 - 41)

ĐVT: ha TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ PT BQ (%) * Tổng diện tích tự nhiên 11.100,55 11.100,55 11.100,55 1 Đất nông nghiệp 7.195,43 7.191,29 7.187,20 99,94 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.232,83 6.227,45 6.223,34 99,92 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.272,93 5.266,57 5.262,46 99,90 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.666,58 4.663,45 4.663,15 99,96 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 606,35 603,11 599,31 99,42 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 959,9 960,88 960,88 100,05 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 956,91 958,13 958,15 100,06 1.3 Đất nông nghiệp khác 5,69 5,71 5,71 100,18

2 Đất phi nông nghiệp 3.905,12 3.909,26 3.913,35 100,11

Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách ( 2015) Nhìn chung quỹ đất của huyện Nam Sách trong những năm qua đã được đầu tư khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Nam Sách

- Về dân số

Năm 2015, theo số liệu thống kê của huyện, dân số trung bình toàn huyện đạt 117.614 người (trong đó chủ yếu là người Kinh), là đơn vị hành chính cấp huyện có quy mô dân số nhỏ nhất tỉnh Hải Dương, Nam Sách là huyện có tỷ lệ đô thị hóa khá thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Năm 2015, dân số đô thị của huyện là 11.526 người, chiếm tỷ lệ 9,8% so với tổng dân số, trong tương lai, cùng với sự phát triển các khu, cụm công nghiệp sẽ giúp cho huyện đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện dao động từ mức khoảng trên dưới 10,3%o lên trên 11,5%o trong những năm gần đây do có dấu hiệu tăng nhanh tỷ lệ sinh.

Dân cư phân bố tương đối đồng đều, do đặc điểm tự nhiên và xã hội, dân cư tập trung nhiều ở khu vực thị trấn với điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Nam Sách 2.438 người/km2; các xã có mật độ dân số trên 1.000 người/km2 là Nam Hưng, Hợp Tiến, Thanh Quang, Quốc Tuấn, An Bình, Nam Trung, An Sơn, An Lâm, Nam Hồng và Hồng Phong.

-Về lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 là 66.850 người, chiếm khoảng 56,84% dân số toàn huyện. Tuy nhiên, lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm còn khá lớn, nhất là khu vực nông thôn.

Nhìn chung huyện có dân số trẻ đã tạo nguồn gia tăng cho lực lượng lao động. Do đó đòi hỏi cần có sự đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, và tạo việc làm. Hàng năm huyện luân quan tâm chỉ đạo và thực hiện đồng bộ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề, giảm nghèo, việc làm. Góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn lao động có chất lượng phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Sự biến động của nhân khẩu, lao động, số hộ ngày càng tăng, nhưng qui mô số hộ giảm, sự gia tăng dân số làm cho lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)