Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống đường giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 106)

4.3.2.1. Nâng cao chất lương quy hoạch trong quản lý đường giao thôn nông thôn huyện Nam Sách

Quy hoạch đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách về cơ bản đã hoàn thiện, nhiều tuyến đường đã được xây dựng khang trang nhưng chủ yếu là chạy theo chương trình nông thôn mới nên hiệu quả không cao, đồng thời cũng mang lại nhiều bất cập. Chính vì vậy, trong thời gian tới, đề nghị UBND huyện Nam Sách giao cho Hạt đường bộ rà soát lại tình hình quy hoạch đường giao thông nông thôn, phát hiện và điều chỉnh những sai sót kịp thời, đặt biệt là các xã đang trong quá trinh hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn. Trong quy hoạch phải chú ý tới các điểm dân cư, vùng sản xuất, đối với các tuyến đường huyện xã quy hoạch và xây dựng, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông. Với các tuyến đường huyện, đường xã cần xây dựng quy hoạch mang tính chiến lược cho phát triên kinh tế, cần xác định rõ các vùng quy hoạch cho phát triển khu công nghiệp, các đoạn đường có lưu lượng xe lưu thông nhiều, các xe quá khổ, quá tải lưu thông nhiều để có phương án riêng cho công tác làm đường cũng như bảo trì, bảo dưỡng. Với các tuyền đường thông ngõ xóm, đường chính ra đồng yêu cầu các thôn xóm thực hiện nghiêm ngặt trong vấn đề quy hoạch, xây dựng hương ước hương làng ngay khi thống nhất được ý kiến người dân.

Giám sát chặt chẽ hoạt động giao thông, cắm các biển báo hiệu, tranh ảnh tại các khu hạn chế tầm nhìn, khu nhiều hướng đi để nâng cao ý thức chấp hành giao thông đường bộ và quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Với các đường thôn ngõ xóm, cần tính toán lại mức hạn chế xe tham gia lưu thông như mở rộng các Barie để một số xe ôtô có trọng lượng theo đúng quy chuẩn có thể

lưu thông. Đồng thời xây dựng đường giao thông nông thôn phải kết hợp với hệ thông đèn chiếu sáng vào ban đêm, vừa mang lại vẻ đẹp cho thôn làng, vừa hạn chế các tai nạn giao thông.

Giao thông nông thôn phải đảm bảo tính liên hệ trực tiếp giữa thành phố, thị trấn với các khu trung tâm huyện, giữa các khu trung tâm huyện với các trung tâm xã, giữa các khu dân cư với các khu vực sản xuất, và giữa các khu dân cư với nhau. Các phương án quy hoạch giao thông nông thôn phải trên cơ sở tận dụng tối đa hệ thống đưòng hiện có để phù hợp với quy luật đi lại và tiết kiệm chi phí xây dựng, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và trong tương lai. Phải phù hợp với điều kiện địa hình, hạn chế xây dựng nhiều công trình trên đường. Thực tế tại huyện Nam Sách có tình trạng làm xong đường nhỏ thì đường to xuống cấp là do các xe chở vật liệu nặng đi lại nhiều. bên cạnh đó các khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch, đánh giá nguồn lực là thống nhất ý kiến của người dân, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước. Như vậy, huyện Nam Sách cần xây dựng kế hoạch xây dựng đường theo phương châm: “dễ làm trước, khó làm sau”. Các tuyến đường thôn ngõ xóm được người dân nhiệt tình hưởng ứng do gắn liền với lợi ích của họ, chính vì vậy cần đẩy nhanh tốc độ làm đường thôn ngõ xóm, huy động triệt để nguồn lực từ người dân sống trong thôn ngõ xóm đó. Đồng thời cần quy hoạch xây dựng làm các tuyến đường từ trong khu dân cư trước như vậy sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của nguyên nhân xe quá khổ, quá tải đi lại nhiều làm ảnh hưởng tới các tuyền đường mới làm.

4.3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách

Hoạt động tuyên truyền vận động huy động nguồn lực xã hội vào xây dựng nông thôn mới đã được huyện Nam Sách sử dụng sáng tạo nhiều hình thức vận động, nhiều phương thức vận động tùy vào từng địa phương cụ thể. Tuy nhiên, cũng không thể hết được những tồn tại cần được giải quyết như một số cán bộ có trình độ yếu, một số người dân chưa có tinh thần trách nhiệm. Chính vì vậy, Nam Sách cần định hướng lại và xây dựng lại các biện pháp tuyên truyền để thu hút được sự quan tâm của người dân, khích lệ tinh thần trong nhân dân, tăng tính đoàn kết giữa người dân với người dân, giữa người dân với các cấp chính quyền. Hoạt động tuyên truyền về quản lý hệ thông đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách được triển khai mạnh mẽ nhưng hiệu quả mang lại không cao, đó là do nhiều lý do. Tuy vậy, hoạt động tuyên truyền trong quản lý hệ thống đường giao

thông nông thôn vẫn mang vai trò rất quan trọng. Trong thời gian tới huyện Nam Sách nói chung và các xã nói chung cần đổi mới công tác tuyên truyền, cần tăng cường công tác truyền miệng, đặc biệt, đẩy mạnh triển khai các cuộc họp công khai trên loa truyền thanh hoặc các tin bài về các trường hợp thưởng phạt do thực hiện tốt hoặc vi phạm trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Đây có thể coi là sự truyền đạt dễ hiểu nhất tới người dân, do đó là các bài học kinh nghiệm cho về các trường hợp nên làm hay không nên làm để người dân rút kinh nghiệm, ý thức bản thân trong quản lý đường giao thông nông thôn trong phạm vi cá nhân và tuyên truyền cho những người xung quanh.

Công tác tuyên truyền, vận động và phối hợp của các tổ chức, đoàn thể phải được làm thường xuyên, liên tục và xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các tổ chức, đoàn thể từ huyện đến cơ sở. Trước hết, MTTQ và các đoàn thể, cán bộ cấp ủy đảng, chính quyền và mọi cán bộ, đảng viên phải vào cuộc thực hiện một cách quyết liệt, phải đi đầu gương mẫu, nói trước, làm trước, đóng góp trước để dân hiểu, dân tin và dân thực hiện. Lợi ích của việc quản lý hệ thống đường GTNT phải được tuyên truyền đến tận ngõ, xóm, đến từng hộ dân trong xã, trong thôn và trong các hoạt động, hội họp, hoạt động văn hóa thể thao của làng, xã, trong sinh hoạt của các đoàn thể và phải làm kiên trì, làm thường xuyên, không được nóng vội, không chạy theo phong trào, phải làm một cách thiết thực, hiệu quả.

Đài phát thanh huyện, đài truyền thanh cơ sở phải có kế hoạch thường xuyên, tích cực trong công tác tuyên truyền, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt, những cán bộ, đảng viên, người dân, gia đình, dòng họ, thôn xóm,...có nhiều đóng góp trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng phải được làm kịp thời và nghiêm túc nhằm rút ra những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, khắc phục những hạn chế, yếu kém và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, đoàn thể; động viên khích lệ phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp giữa các thôn, xóm, làng xã và các hộ dân, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Trong đó, các cấp, các ban, ngành, đoàn thể từ xã đến huyện phải quan tâm khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân tiên tiến, có nhiều đóng góp cho Chương trình xây dựng NTM nói chung và đường GTNT nói riêng tại địa phương, nhất là các doanh nghiệp, gia đình, dòng họ, cá nhân có nhiều đóng góp về tiền của, công sức, trí tuệ, đất đai, vật tư,... cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

Cần phải công khai, minh bạch các khoản huy động sự đóng góp của người dân. Thông qua việc công bố trên đài truyền thanh, trong các cuộc họp của thôn, xóm; niêm yết công khai các khoản đóng góp của người dân và việc thu chi, thanh quyết toán công trình trong nhà văn hóa thôn, trụ sở xã, gửi bảng quyết toán công trình đến các hộ dân.

4.3.2.3. Nâng cao trình độ cho người dân địa phương và tạo cơ chế để các hộ phát triển sản xuất kinh doanh

Thực tế cho thấy, trong các hoạt động của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn đều gặp khó khăn là do trình độ của người dân còn hạn chế, nguồn vốn cho các hoạt động còn hạn hẹp. Chính vì vậy cần thưc hiện ngay các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân đồng thời mở rộng cơ chế để các hộ phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập, có như vậy mới cải thiện được suy nghĩ của người dân cũng như có thể dễ dàng huy động được nguồn lực cho các hoạt động quản lý hệ thống giao thông nông thôn. Trong thời gian tới UBND huyện chỉ đạo các xã trong huyện định hướng lại phát triển sản xuất ở địa phương, tập trung phát triển một số cây con trọng tâm phù hợp với từng vùng theo hướng phát triển hàng hóa. Xã và huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có nhu cầu phát triển kinh tế gia trại, trang trại như đẩy nhanh hoạt động cho thuê đất sản xuất, hỗ trợ khoa học kĩ thuật như khuyến nông, tham quan mô hình...hỗ trợ vốn phát triển sản xuất. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất đưa nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp về địa phương để giải quyết vấn đề lao động lúc nông nhàn, tăng thu nhập. Trong tương lai định hướng xuất khẩu lao động.

Cùng với đó, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là tạo ra môi trường thuận lợi để người dân ý thức được vai trò của mình trong quá trình phát triển. Trong môi trường đó người dân hiểu rõ những quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội không chỉ ở địa phương mà trong cả tiến trình phát triển chung của xã hội. Phạm vi nội dung của quy chế dân chủ khá bao quát, song có thể hiểu đơn giản với vai trò của ngưòi dân như sau: Dân cần, dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi.

Đối với đường GTNT, nó mang lại lợi ích trực tiếp mà người dân dễ dàng nhận biết được. Do vậy, để người dân tham gia đầy đủ tất cả các giai đoạn xây dựng, quản lý và sử dụng công trình thì yếu tố quan trọng đầu tiên là người dân phải có nhu cầu, phải “cần” công trình. Việc thực hiện cơ chế dân chủ là đề cao vai trò làm chủ của người dân địa phương do vậy phải đảm bảo các quyền cơ bản của người dân

4.3.2.4. Tạo cơ chế thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư vào huyện Nam Sách

Ngoài phát triển kinh tế hộ, huyện Nam Sách cần thực hiện các cơ chế mở cửa, tao điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư vào địa bàn huyện. Trước hết là tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương. Sau đó, co thể thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn, bằng nhiều hình thức khác nhau như giảm thuế, tài trợ...Bên cạnh đó khi các doanh nghiệp đầu tư vào đại bàn huyện, huyện lại có thêm một khoản thu ngân sách, góp phần nâng cao nguồn vốn cho các hoạt động sự nghiệp.

4.3.2.5. Nâng cao trình độ cho một số cán bộ địa phương của huyện Nam Sách

Qua nghiên cứu tìm hiểu, trong các hoạt động của quản lý đường giao thông nông thôn, vẫn tồn tại nhiều cán bộ có trình độ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi chính sách cũng như nghiệp vụ chuyên môn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, UBND huyện Nam Sách cần có các chính sách, hoạt động nâng cao trình độ cho các cán bộ như: với các cán bộ làm công tác tuyên truyền cần tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao khả năng tuyên truyền, đồng thời cung cấp thêm kiến thức để họ có thể tự tin hơn khi tham gia tuyên truyền vận động. Với các cán bộ thực hiện nghiệp vụ chuyên môn như công tác quy hoạch, kiểm tra giám sát, thực hiện thi công bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa cần tổ chức các lớp bổ túc kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, liên kết với các doanh nghiệp xây dựng trong địa bàn huyện cũng như các trường, trung tâm giao lưu trao đổi nghiệp vụ.

4.3.2.6. Thực hiện triệt để hiệu quả các hoạt động huy động nguồn lực cho quản ký hệ thống đường giao thông nông thôn

Phát triển GTNT thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó nhân dân chủ động, Nhà nước hỗ trợ, để khuyến khích các địa phương huy động vốn cho phát triển GTNT; đối với tỉnh và huyện có cơ chế chính sách hỗ trợ vốn cụ thể theo từng giai đoạn, thời điểm.

Đối với nguồn ngân sách tỉnh và chương trình mục tiêu tranh thủ nguồn vốn của Trung ương tiếp tục đầu tư cho các dự án thực hiện chương trình mục tiêu đầu tư cho GTNT. Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp, tận thu các nguồn thu của địa phương như (nguồn thu từ đất dãn dân phần để lại cho xã và đấu thầu gia tăng) và vận động các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn, các doanh nhân, con em của địa phương tham gia hỗ trợ, phần còn lại nhân dân đóng góp.

Huy động đóng góp của doanh nghiệp: Đối với công trình giao thông vừa phục vụ vận chuyển cho các doanh nghiệp vừa phục vụ đi lại, phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp vốn cùng với vốn của Nhà nước, vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng đường giao thông. Mức đóng góp theo thỏa thuận giữa chủ quản lý công trình với doanh nghiệp với nhân dân địa phương sở tại đảm bảo dân chủ, công khai.

Huy động nguồn lực từ người dân cần dựa trên tinh thần đồng tình, nhất trí của đại đa số người dân, phải thực hiện nghiêm theo nghị định 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủvề việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. Nguồn lực đóng góp của người dân đa dạng, không chỉ có tiền mà có lao động, vật liệu, trí tuệ, đất đai, cần có các biện pháp kích thích cho người dân tự nguyện đóng góp, có các chính sách cho các đối tượng người dân để tạo ra sự công bằng trong đóng góp nguồn lực.

Cần có các chính sách ưu tiên xây dựng các tuyến đường mang tính đột phá phát triển kinh tế như đường vào các trung tâm sản xuất hàng hóa, công nghiệp, làng nghề, vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở chế biến, xuất khẩu; các công trình đến trung tâm hành chính, văn hóa và kinh tế, các trục đường giao thông chính. Những xã nghèo, khó khăn, nhân dân không thể đóng góp theo mức quy định nêu trên thì cần có cơ chế riêng để giúp các xã này có khả năng tham gia đầu tư, tạo điều kiện mở mang xây dựng hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội; có cơ chế chính sách riêng cho các xã này.

Cần có phương pháp đổi mới trong quá trình huy động để có thêm nguồn vốn dư thừa tạo một nguồn quỹ cho xã, từng thôn, như vậy sẽ chủ động hơn trong quá trình xây dựng đường GTNT. Các tuyến đường liên xã cần có kế hoạch huy động tiền từ các doanh nghiệp, huy động từ nguồn ngân sách huyện, ngân sách xã. Đối với các tuyến đường chính ra đồng đòi hỏi nguồn lực rất lớn trong khi nguồn ngân sách dành cho loại đường này còn rất hạn chế, như vậy cần xác định, huy động nguồn lực của người dân là chính, cần xây dựng kế hoạch đóng góp tiền, tính toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)