Trong những năm qua cấp ủy đảng chính quyền từ huyện đến cấp cơ sở đã chủ trương chú trọng công tác quản lý hệ thống đường GTNT trên cơ sở vận dụng kịp thời chính sách của Đảng và nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Việc thực thi được thực hiện theo Quyết định 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục quốc gia về xây dựng NTM;
huy động và quản lý nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; thông tư liên tịch số 26/2011/BNNPTNT - BKHĐT - BTC ngày 13/4/2011 thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính về việc Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT ngày 4/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về NTM. Việc thực hiện quy định đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật căn cứ theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Quyết định số 315/QĐ-BGTVT về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đặc biệt là Quyết định số 619 /HD-LN ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Liên ngành GTVT-TC tỉnh Hải Dương về việc hướng dẫn thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Tuy nhiên, một số cơ chế chính sách như Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 8/9/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong quá trình triển khai thực hiện nhiều cán bộ vẫn còn lúng túng, nguyên nhân là do một số xã không phải là xã điểm về xây dựng NTM vì vậy mà không có một cơ chế, chính sách cụ thể cho việc huy động kinh phí cho hoạt động quản lý hệ thống đường GTNT.