Phân cấp quản lý đường giao thông nông thô nở huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 54 - 60)

4.1. Tình hình quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của huyện Nam

4.1.2. Phân cấp quản lý đường giao thông nông thô nở huyện Nam Sách

4.1.2.1. Quản lý cấp Huyện về hệ thống đường giao thông nông thôn

Thực hiện quy hoạch phát triển GTNT đã được tỉnh Hải Dương phê duyệt, huyện Nam Sách sắp xếp, giao nhiệm vụ cho các phòng ban liên quan, trong đó Phòng Kinh tế hạ tầng huyện tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTNT trên đị bàn huyện; Hạt đường bộ huyện trực tiếp quản lý khai thác và bảo dưỡng các tuyến đường huyện. UBND huyện có trách nhiệm phổ biến tới từng xã trong huyện về tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang toàn đường bộ và những quy định của pháp luật về vấn đề này. Đồng thời UBND huyện Nam Sách có trách nhiệm chỉ đạo các xã khuyến khích, vận động người dân, công đồng tự nguyện hiến đất, đóng góp vật chất để xây dựng các công trình giao thông nông thông trên địa bàn các xã. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện hỗ trợ UBND huyện hỗ trợ các xã về trình tự đầu tư các công trình, tăng cường các biện pháp huy động vốn đối ứng của địa phương. UBND huyện cân đối nguồn vốn ngân sách hàng năm do huyện quản lý để hỗ trợ các xã theo quy định, ngoài kế hoạch tỉnh phân bổ.

Quyết định số 619 /HD-LN ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Liên ngành GTVT-TC tỉnh Hải Dương phân cấp quản lý về hệ thống đường giao thông nông

thôn đối với cấp Huyện như sau: UBND cấp huyện có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường huyện. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình; các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ. Quản lý không cho các phương tiện vượt quá tải trọng của cầu đường đi vào tuyến. Để quản lý hành lang an toàn giao thông đường huyện, phải cắm mốc lộ giới bằng bê tông cốt thép kích thước 0,15x0,15x1,2m, cọc được sơn màu trắng, mũ sơn màu đỏ, chữ MLG in chìm trên mặt cọc. Phạm vi hành lang an toàn giao thông đối với đường huyện từ chân ta luy ra mỗi bên 10m, cự ly cắm 50m/cọc đối với trong khu dân cư, khoảng 100m/cọc đối với ngoài khu dân cư.

Căn cứ vào tình trạng đường giao thông liên xã thuộc huyện quản lý, thì việc phân cấp quản lý được huyện thực hiện theo nguyên tắc:

+ Việc sử dụng, duy tu bảo dưỡng các tuyến đường liên xã giao trách nhiệm cho uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện quản lý theo địa giới hành chính.

+ Các xã, thị trấn được quyền xử lý các đơn vị, cá nhân vi phạm nhằm bảo vệ an toàn hệ thống đường và đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống.

+ Bảo đảm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xuống cấp của đường.

Các đơn vị quản lý giao thông nông thôn trên địa bàn huyện phải giữ nguyên hiện trạng các công trình đã xây dựng, không được xây dựng cơi nới thêm. Tùy theo từng tuyến đường cho phép các loại xe có trọng tải từ 5 - 7 tấn được qua lại, các xe có trọng tải lớn phải xin phép uỷ ban nhân dân các địa phương quản lý và tuân theo những quy định về giao thông đường bộ. Các đơn vị được giao quản lý các tuyến đường có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật:

- Nền đường: Bảo đảm ổn định không bị sói, sạt lở.

- Mặt đường: Bằng phẳng, không có ổ gà, không đọng nước khi mưa.

- Công trình (bao gồm cả cầu, cống): Không bị tắc, sói lở và phải được tiêu thoát nước thường xuyên.

Tiền vật liệu cho duy tu, bảo dưỡng được cân đối giữa ngân sách huyện và theo kế hoạch phân cấp ngân sách huyện. Các tuyến đường mới được nâng cấp sau thời gian nghiệm thu đưa vào sử dụng từ 12, 18 và 24 tháng tuỳ theo từng loại

đường. Tạo vốn cho giao thông nông thôn là nội dung quan trọng quyết định kết quả cuối cùng của công tác phát triển giao thông nông thôn của huyện trong những năm qua. Việc giải quyết vốn dựa trên quan điểm: phát triển giao thông nông thôn là sự nghiệp chính đáng của toàn dân, dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ và tổ chức thực hiện theo phương châm dân biết, dân làm, dân sử dụng và dân quản lý. Quan điểm này phải được thể hiện thông qua sự giải quyết các vấn đề từ nguồn vốn để tổ chức thực hiện đến việc bảo dưỡng, quản lý công trình.

Tuy nhiên, việc tham gia của cộng đồng bị hạn chế trong các dự án làm đường giao thông nông thôn do huyện làm chủ đầu tư và kinh phí của nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do không có cơ chế tham gia của cộng đồng. Việc chia sẻ thông tin còn rất hạn chế ngay từ giai đoạn chuẩn bị. Thông tin mà cộng đồng được cung cấp chủ yếu chỉ là giải phóng mặt bằng và kêu gọi hiến đất để làm đường. Họ không được cung cấp những thông tin cơ bản về các công trình đường giao thông nông thôn cấp phối ở địa phương. Người dân tham gia dưới hình thức làm việc theo ngày công và được trả tiền công nhật.

Việc thiếu sự tham gia quyết định của cộng đồng trong những dự án giao thông nông thôn cơ bản về các vấn đề về thủ tục hành chính, các khoản đóng góp và ngân quỹ. Các vấn đề hành chính liên quan đến việc thực hiện không đồng bộ Nghị định 29 trên cả nước, sự tham gia một phần của cộng đồng trong các dự án nông thôn, thiếu cán bộ địa phương có năng lực, những khó khăn hành chính và thực tế tại địa phương.

Địa phương thiếu nguồn lực để tạo điều kiện cho việc tham gia của người dân vào quá trình quyết định, cần thiết phải có quỹ hỗ trợ từ các nhà tài trợ cho các cơ chế tham gia của cộng đồng và đào tạo tập huấn cho cán bộ địa phương, điều này có thể có ảnh hưởng tích cực đến việc tham gia của người dân vào quá trình quyết định.

Việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân là chưa đạt được yêu cầu đối với đường giao thông do cấp Huyện quản lý. Tình trạng này có thể là do hạn chế về kiến thức kĩ thuật liên quan đến quá trình xây dựng đường giao thông nông thôn (hay hạn chế về kĩ năng quản lý) hoặc hạn chế về tài chính của người dân địa phương (ví dụ họ còn nghèo, vì thế không quan tâm). Và cũng có thể là do việc thiếu năng lực của chính quyền địa phương và thiếu sự quan tâm của các các cấp lãnh đạo.

4.1.2.2. Quản lý cấp Xã về hệ thống đường giao thông nông thôn

Quyết định số 619 /HD-LN ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Liên ngành GTVT-TC tỉnh Hải Dương phân cấp quản lý về hệ thống đường giao thông nông thôn đối với cấp Xã như sau:

UBND cấp xã có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ công trình đường xã. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình, các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ. Quản lý không cho các phương tiện vượt quá tải trọng của cầu đường đi vào tuyến. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, hướng dẫn dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an toàn đường bộ.

Để quản lý hành lang an toàn giao thông đường xã, phải cắm mốc lộ giới bằng bê tông cốt thép kích thước 0,15x0,15x1,2m, cọc được sơn màu trắng, mũ sơn màu đỏ, chữ MLG in chìm trên mặt cọc. Phạm vi hành lang an toàn giao thông đối với đường xã từ chân ta luy ra mỗi bên 5m, cự ly cắm 50m/cọc đối với trong khu dân cư, khoảng 100m/cọc đối với ngoài khu dân cư.

Đối với đường thôn, xóm; đường ra đồng, ra rừng; đường nội đồng, lô rừng: UBND xã thống nhất quản lý, có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi lấn chiếm và sử dụng trái phép lòng, lề đường, các công trình cầu, cống, rãnh thoát nước. Quản lý không cho các phương tiện vượt quá tải trọng của cầu đường đi vào tuyến. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm, hướng dẫn dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép trong phạm vi lòng, lề đường.

Xã là địa bàn trực tiếp làm giao thông nông thôn, là cấp cơ sở trong xây dựng và quản lý hệ thống giao thông tại xã và liên xã do huyện phân cấp, cấp xã có trách nhiệm:

Tuyên truyền giáo dục và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về đường bộ trong phạm vi quản lý của địa phương. Tổ chức quán triệt sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, biện pháp phát triển giao thông nông thôn làm cho mọi người thấy rõ vị trí và vai trò của giao thông nông thôn đối với lợi ích của chính mình cũng như của toàn xã hội để dân tự giác tham gia xây dựng các chương trình phát triển giao thông hàng năm của xã. Phân công trách nhiệm của xã với các thôn, thực hiện các chủ trương biện pháp của huyện, thành phố về công tác phát triển giao thông nông thôn. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn

lực do huyện giao và nguồn lực huy động tại xã. Quản lý, bảo vệ hệ thống đường bộ của địa phương và những con đường đi qua địa phương.

Các xã của huyện Nam Sách trực tiếp điều hành các chiến dịch làm giao thông nông thôn trên phạm vi toàn xã. Phát triển giao thông nông thôn phải đi vào nề nếp trước hết phải có quy hoạch giao thông nông thôn của từng vùng trên cơ sở đó các cấp chỉ đạo lập dự án phù hợp với quy hoạch họp lý và bước đi thích hợp. Xác định giao thông là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế, lưu thông và hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn.

Để tăng hiệu quả sử dụng giao thông và tránh lãng phí nhất thiết phải xây dựng theo quy hoạch. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đường bộ của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương. Xác định các cụm xã, trung tâm xã có đường ô tô tới, cũng như quy hoạch để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng con đường một cách hợp lý, đồng thời từng địa phương phải kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng giao thông với thuỷ lợi và phát triển lực lượng vận tải, xây dựng giao thông phải đáp ứng được yêu cầu vận tải và ngược lại phương tiện vận tải phải đáp phù hợp với khả năng đường xã.

Tuy nhiên, tại cấp xã không có cán bộ chuyên trách quản lý giao thông đường bộ, chỉ có một cán bộ kiêm nhiệm theo dõi cả giao thông, địa chính (đa phần các cán bộ theo dõi này chỉ có chuyên môn về địa chính). Chính vì vậy, các cán bộ này hầu như chưa được đào tạo sâu về chuyên môn kỹ thuật quản lý GTNT, trình độ thấp - chủ yếu là sơ cấp và kinh nghiệm thực tiễn.

4.1.2.3. Quản lý cấp Cộng đồng về hệ thống đường giao thông nông thôn

Đa phần các xã của huyện Nam Sách đã ủy quyền cho các thôn quản lý hệ thống đường thôn trở xuống, xã chỉ tham gia vào việc cơ chế xin cấp vốn đầu tư từ huyện, tỉnh.

Cộng đồng địa phương là những người liên quan và sử dụng chính các công trình giao thông nông thôn. Vì vậy, sự tham gia của họ vào việc chuẩn bị và thực hiện các chương trình đầu tư giúp tăng cường quyền làm chủ và trách nhiệm ở địa phương, nâng cao trách nhiệm, việc quản lý công trình và tính bền vững của các công trình giao thông nông thôn.

Kiểm tra và giám sát không chỉ thể hiện quyền làm chủ của người dân trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn mà trong đó người dân còn là chủ đầu tư. Họ có quyền biết tiền của họ đóng góp được sử dụng như thế nào. Vì

vậy, kiểm tra, giám sát chất lượng đường giao thông nông thôn là trách nhiệm của cộng đồng.

Có rất nhiều vấn đề xung quanh sự tham gia giám sát của người dân. Vấn đề chính ở đây là xác định được mức độ thực sự đại diện của một nhóm dân cụ thể như thế nào. Làm sao có thể đảm bảo là những người đại diện có thể phản ánh chính xác quyền lợi của các nhóm kinh tế xã hội khác nhau như: phụ nữ, giới trẻ và người nghèo. Có thể là tổ chức các buổi họp và hội thảo với quy mô nhỏ, mang tính đại diện và những thông tin thu được từ các buổi họp và hội thảo đó có thể dung vào những buổi họp lớn hơn.

Cộng đồng giám sát không phải là toàn dân tham gia vào việc kiểm tra giám sát, mà cộng đồng là những người có trình độ, được dân tin tưởng và là người đại diện cho dân thực hiện các công tác kiểm tra và giám sát chất lượng các con đường giao thông nông thôn đi qua địa phương nơi họ sinh sống.

Sự tham gia của cộng đồng trong duy tu và bảo dưỡng đường giao thông nông thôn: Vốn dành cho bảo dưỡng đường giao thông nông thôn có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó 1 bộ phận quan trọng là sức lao động và tiền đóng góp của dân. Tuy nhiên là không có lực lượng giám sát chuyên nghiệp cho các công việc bảo dưỡng đường giao thông nông thôn. Do những công việc này là những việc đơn giản và nguồn kinh phí cho bảo dưỡng đường giao thông nông thôn còn rất nhỏ và hạn hẹp. Nhưng nếu không có công tác kiểm tra và giám sát quá trình bảo dưỡng đường giao thông nông thôn thì sẽ rất lãng phí tiền của của cộng đồng. Như vậy thì cộng đồng cần phải làm gì để kiểm tra và giám sát quá trình bảo dưỡng đường giao thông nông thôn?

Cộng đồng theo dõi tình trạng đường, phát hiện các hư hỏng và báo cáo với cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương với các công việc như tổ chức đi tuần, kiểm tra đường và đánh dấu những vị trí, mô tả những hư hỏng. Cộng đồng tham gia vào việc kiểm tra dự toán bảo dưỡng đường để kiểm tra xem khối lượng có đúng không? Đơn giá có đúng không? Cách tính có đúng không? Giám sát của cộng đồng về khối lượng vật liệu, chất lượng vật liệu, trình tự và kỹ thuật thực hiện bảo dưỡng đường giao thông nông thôn để kiểm tra xem vật liệu có đảm bảo đủ khối lượng, chất lượng có đảm bảo không và có làm đúng trình tự không? Cộng đồng tham gia vào việc kiểm tra công tác bảo dưỡng sửa chữa đã hoàn thành để biết được khối lượng làm được bao nhiêu, chất lượng công việc thế nào và có nghiệm thu được không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)