Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 47 - 52)

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Huyện Nam Sách là một huyện nằm ven thành phố Hải Dương, hiện đang phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội, so với các vùng khác trong tỉnh. Với điều kiện địa lý thuận lợi, các tuyến đường giao thông thuận lợi, nơi đây đang được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư, các khu công nghiệp, các khu đô thị phát triển nhanh chóng. Với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, các khu công nghiệp, các khu đô thị tăng nhanh cho nên các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, đòi hỏi huyện Nam Sách cần có các giải pháp quản lý bảo trì các tuyến đường. Xét theo vị trị tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, tình hình phát triển giao thông nông thôn, tôi tiến hành chọn 3 xã sau làm địa điểm nghiên cứu:

- Xã An Lâm: là xã có các tuyến đường giao thông phát triển nhất, - Xã An Sơn là xã có các tuyến đường giao thông phát triển trung bình, - Xã Nam Hồng là xã có tuyến đường giao thông nông thôn phát triển kém nhất.

3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra

Để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành thực hiện điều tra khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 02 nhóm đối tượng là Hộ gia đình và Cán bộ có liên quan trực tiếp đến tổ chức, quản lý hệ thống GTNT.

n= N/(1+N×e2) Trong đó:

N: là tổng thể mẫu;

n: là số mẫu cần thiết điều tra; e: là mức ý nghĩ thống kê.

Tính đến hết năm 2015, dân số của huyện Nam Sách là 117.614 người, ở mức ý nghĩa là 90%, ta có số mẫu cần thiết điều tra là:

n = 117.614/(1+ 117.614×0,12) = 99,92

Như vậy, để đáp ứng tính đại diện cho tổng thể mẫu, nghiên cứu này cần thiết phải lựa chọn tương đương 100 mẫu điều tra. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu điều kiện thực tế của công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, để đảm bảo tính đại diện và phản ánh đầy đủ thực trạng vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn 125 mẫu điều tra như sau:

Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra

Stt Đối tượng Xã An Lâm Xã Nam Hồng Xã An Sơn Tổng 1 Cán bộ 14 10 11 35 Lãnh đạo huyện _ _ _ 01 Lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng Hạt đường bộ _ _ _ 03 Cán bộ Phòng Kinh tế và hạ tầng Hạt đường bộ _ _ _ 07 Chủ tịch, bí thư xã 02 02 02 06 Trưởng đoàn thể 03 03 03 09 Trưởng thôn, bí thư thôn 03 03 03 09

2 Hộ 30 30 30 90

Tổng 125

Chọn 90 hộ gia đình tại 3 xã Nam Hồng, xã An Sơn, xã An Lâm (30 hộ/xã) đại diện cho: i) nhóm xã có hệ thống giao thông nông thôn tương đối tốt nhưng có biểu hiện xuống cấp nhanh trong thời gian gần đây cần phải được đầu tư xây dựng và cải tạo; ii) nhóm xã có nhiều công trình giao thông hư hỏng và bị xuống cấp khá nghiêm trọng, cần huy động nguồn lực để cải tạo và xây dựng mới nhiều tuyến đường; iii) nhóm xã xây dựng mới nhiều công trình giao thông nông thôn,

cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo vận hành đúng quy định, hạn chế hư hỏng và xuống cấp.

Chọn 35 đối tượng là quản lý có liên quan trực tiếp đến tổ chức, quản lý hệ thống GTNT, gồm lãnh đạo huyện, lãnh đạo Phòng Kinh tế và hạ tầng Hạt đường bộ, lãnh đạo xã, cán bộ phụ trách cấp xã, cấp thôn và đoàn thể.

Về nội dung điều tra, tùy từng loại mẫu được chọn, tôi tiến hành điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu để tính toán, phân tích... với các nội dung như sau:

Đối với hộ:

Để tìm hiểu tình hình quản lý đường GTNT từ các hộ tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn sau đó tổng hợp các nội dung sau: Tình hình và thông tin chung của hộ, nhận xét của hộ về tình hình quy hoạch đường GTNT, tình hình tuyên truyền quản lý đường GTNT, tình hình đóng góp xây dựng đường GTNT, nhận xét về tình hình bảo dưỡng bảo trì đường GTNT....

Đối với các cơ quan, cán bộ huyện, xã liên quan tôi tiến hành điều tra phỏng vấn người đứng đầu các cơ quan ban ngành, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo liên quan với các nội dung sau: Chức vụ, chức năng người đại diện, trình độ chuyên môn, thông tin về giải pháp và việc làm mà cơ quan, ban gành, đội ngũ đó thực hiện, lấy ý kiến đánh giá và đề xuất của họ.

Phương pháp điều tra: (phỏng vấn trực tiếp)

Từ những nội dung nghiên cứu trên, tôi xây dựng phiếu hỏi và tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối với các hộ gia đình và các cá nhân điều tra thông qua 1 loại phiếu; các cơ quan ban ngành, cán bộ huyện xã liên quan 1 loại phiếu qua các câu hỏi được xây dựng trong phiếu (xem phụ lục).

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ các Phòng Thống kê, Phòng kinh tế hạ tầng - Hạt đường bộ huyện, Phòng tài chính kế hoạch Nam Sách, các báo cáo của UBND huyện Nam Sách, các quyết định của UBND tỉnh Hải Dương. Báo cáo chiến lược phát triển GTNT của Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến giao thông nông thôn.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để tìm hiểu, thu thập số liệu sơ cấp về tình hình thực hiện các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở địa phương. Chúng tôi xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra thông thông tin từ: Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế và hạ tầng Hạt đường bộ. Ở các xã điều tra chúng tôi tiến hành điều tra thông tin từ: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Bí thư xã, cán bộ phụ trách cấp xã, cấp thôn, đoàn thể và hộ gia đình.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu thống kê thu thập được trong quá trình điều tra được tổng hợp và phân tích dựa vào các phương pháp phân tổ thống kê.

Phần mềm sử dụng cho nhập và xử lý số liệu là phần mềm EXCEL.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất.. nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, phản ánh đúng thực trạng của vấn đề theo không gian và thời gian.

Phương pháp này được sử dụng để tính mô tả tình hình quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn qua các năm, mô tả số lượng đường giao thông nông thôn được xây dựng qua các năm..

Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh tình hình quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn qua các năm, so sánh số lượng đường giao thông nông thôn được xây dựng qua các năm.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu sau:

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng đường GTNT ở huyện Nam Sách

Để tìm hiểu về thực trạng đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu: Số km đường huyện, đường xã đường thôn ngõ xóm, đường chính ra đồng, đường nhựa, đường bê tông xi măng, đường gạch đá, đường đất... ở huyện Nam Sách trong giai đoạn 2013 – 2015.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách

Để nghiên cứu về các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu về quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách: Số tuyến đường, số km đường do huyện, xã, cộng đồng quản lý, tình hình thưc hiện giao thông như cắm biển hiệu, barie...tìm hiểu các khó khăn, tồn tại trong quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn.

Chỉ tiêu về tuyên truyền quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách: Các kênh tuyên truyền, như phát tin bài, treo tranh ảnh, tổ chức các cuộc họp, huy động người có uy tín, tình hình tiếp cận nguồn thông tin của người dân, các khó khăn, tồn tại trong công tác tuyên truyền…

- Chỉ tiêu về huy động nguồn lực trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách: tình hình huy động nguồn lực để xây dựng các tuyến đường, huy động các nguồn lực trong quản lý khai thác…

- Chi tiêu về kiểm tra, giảm sát hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách: số đợt kiểm tra đường của các cấp, số đơn thư, cuộc gọi điện tố cáo, Số trường hợp vi phạm, cụ thể là thi công không đúng kĩ thuật, xe quá khổ, quá tải, lấn chiếm đường giao thông, phá hoại đường và các công trình liên qua, gây ô nhiễm đường, các khó khăn trong kiểm tra giám sát hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách.

- Chỉ tiêu về bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường giao thông nông ở huyện Nam Sách: số lần bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa số km sửa chữa, số tiền cho các tuyến đường của các cấp quản lý, các khó khăn trong bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường giao thông nông thôn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)