Hiện trạng hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện Nam Sách năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)

huyện Nam Sách năm 2015

Stt Tên đường Chiều dài

(Km) Bề rộng nền đường (m) Bề rộng mặt đường (m) Kết cấu mặt đường 1 Quốc lộ 37 11,876 15 12 Nhựa 2 Đường tỉnh lộ 8,16 7,5-9 5,5-7,5 Nhựa

3 Đường huyện quản lý 30,98 5-9 3,5-7 Nhựa, BTXM

4 Đường xã quản lý 79,47 5-9 3,5-7 Nhựa, BTXM

Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách (2015) + Về giao thông tĩnh: Trên địa bàn huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng bến xe tại xã An Lâm với diện tích 2.570 m2 đạt tiêu chuẩn tương đương bến xe loại 4, có vị trí tiếp giáp quốc lộ 37, thuận lợi cho các tuyến vận tải khách công cộng.

+ Giao thông đường thủy: Với lợi thế bao quanh huyện là các hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thày với tổng chiều dài gần 50 km, (cả 2 tuyến sông này đều do Trung ương quản lý), giao thông đường thủy cũng đã bước đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa nội địa của địa phương. Trên địa bàn có 3 bến thủy nội địa chính, các bến này đều là bến tổng hợp với tổng năng lực thông qua đạt khoảng gần 19.000 tấn/năm, gồm:

+ Bến Lấu Khê (sông Kinh Thầy) trên địa bàn xã Hiệp Cát, có khả năng thông qua đạt khoảng 6.800 tấn/năm.

+ Bến Cổ Pháp (sông Lai Vu) trên địa bàn xã Cộng Hòa, có khả năng thông qua đạt khoảng 7.000 tấn/năm.

+ Bến Thanh Quang (sông Kinh Thầy) trên địa bàn xã Thanh Quang, có khả năng thông qua đạt khoảng 5.000 tấn/năm.

- Thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu chính, viễn thông đang từng bước phát triển mạnh, chất lượng thông tin được nâng cao, hệ thống bưu chính, viễn thông không ngừng được củng cố và hiện đại hoá. Mạng cáp quang truyền dẫn cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng, chính xác với độ tin cậy cao.

Nam Sách hiện có 55 hộ kinh doanh dịch vụ Internet công cộng, 4 bưu cục và 18 điểm bưu điện văn hoá xã, các bưu điện văn hoá xã, thị trấn đều có điểm đọc sách, báo, truy cập Internet đáp ứng nhu cầu người dân.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước đã được các cấp uỷ, chính quyền quan tâm. Huyện đã bước đầu thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện, xã. Theo thống kê, hiện nay, khối cơ quan trường học mỗi cán bộ, công chức, viên chức có máy tính, các xã đều được trang bị máy tính để đáp ứng cho nhu cầu công việc.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Huyện Nam Sách là một huyện nằm ven thành phố Hải Dương, hiện đang phát triển cả về kinh tế lẫn xã hội, so với các vùng khác trong tỉnh. Với điều kiện địa lý thuận lợi, các tuyến đường giao thông thuận lợi, nơi đây đang được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư, các khu công nghiệp, các khu đô thị phát triển nhanh chóng. Với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, các khu công nghiệp, các khu đô thị tăng nhanh cho nên các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, đòi hỏi huyện Nam Sách cần có các giải pháp quản lý bảo trì các tuyến đường. Xét theo vị trị tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, tình hình phát triển giao thông nông thôn, tôi tiến hành chọn 3 xã sau làm địa điểm nghiên cứu:

- Xã An Lâm: là xã có các tuyến đường giao thông phát triển nhất, - Xã An Sơn là xã có các tuyến đường giao thông phát triển trung bình, - Xã Nam Hồng là xã có tuyến đường giao thông nông thôn phát triển kém nhất.

3.2.1.2. Chọn mẫu điều tra

Để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành thực hiện điều tra khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 02 nhóm đối tượng là Hộ gia đình và Cán bộ có liên quan trực tiếp đến tổ chức, quản lý hệ thống GTNT.

n= N/(1+N×e2) Trong đó:

N: là tổng thể mẫu;

n: là số mẫu cần thiết điều tra; e: là mức ý nghĩ thống kê.

Tính đến hết năm 2015, dân số của huyện Nam Sách là 117.614 người, ở mức ý nghĩa là 90%, ta có số mẫu cần thiết điều tra là:

n = 117.614/(1+ 117.614×0,12) = 99,92

Như vậy, để đáp ứng tính đại diện cho tổng thể mẫu, nghiên cứu này cần thiết phải lựa chọn tương đương 100 mẫu điều tra. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu điều kiện thực tế của công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách, để đảm bảo tính đại diện và phản ánh đầy đủ thực trạng vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn 125 mẫu điều tra như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)