Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường GTNT huyện nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 101 - 105)

GTNT HUYỆN NAM SÁCH

4.2.1. Chủ trương, chính sách

Trong những năm qua cấp ủy đảng chính quyền từ huyện đến cấp cơ sở đã chủ trương chú trọng công tác quản lý hệ thống đường GTNT trên cơ sở vận dụng kịp thời chính sách của Đảng và nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Việc thực thi được thực hiện theo Quyết định 800/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục quốc gia về xây dựng NTM;

huy động và quản lý nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; thông tư liên tịch số 26/2011/BNNPTNT - BKHĐT - BTC ngày 13/4/2011 thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính về việc Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; thông tư số 41/2013/TT - BNNPTNT ngày 4/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về NTM. Việc thực hiện quy định đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật căn cứ theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Quyết định số 315/QĐ-BGTVT về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đặc biệt là Quyết định số 619 /HD-LN ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Liên ngành GTVT-TC tỉnh Hải Dương về việc hướng dẫn thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.

Tuy nhiên, một số cơ chế chính sách như Thông tư số 174/2009/TT-BTC ngày 8/9/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn cơ chế huy động và quản lý nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong quá trình triển khai thực hiện nhiều cán bộ vẫn còn lúng túng, nguyên nhân là do một số xã không phải là xã điểm về xây dựng NTM vì vậy mà không có một cơ chế, chính sách cụ thể cho việc huy động kinh phí cho hoạt động quản lý hệ thống đường GTNT.

4.2.2. Đặc điểm của dân cư

Người dân là đối tượng trực tiếp hưởng lợi và quản lý hệ thống giao thông nông thôn, do vậy đặc điểm của họ có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn. Qua điều tra 90 người dân có 71,11% là nam giới, 28,89% là nữ giới, độ tuổi trung bình là 42,03 tuổi. Về trình độ học vấn, có 27,78% số người có trình độ tiểu học, 48,89% số người có trình độ THCS và 23,33% số người có trình độ THPT. Về trình độ chuyên môn, phần lớn người dân chưa được đào tạo, chiếm 67,78%, 15,56% số người có trình độ sơ cấp, 8,89% số người có trình độ trung cấp và 7,78% số người có trình độ cao đẳng. Như vậy các yếu tố này đã ảnh hưởng tới tâm lý, suy nghĩ của từng chủ thể trong quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn.

Bảng 4.30. Thông tin chung của người dân được điều tra

STT Thông tin Người dân

Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tổng 90 2 Giới tính Nam 64 71,11 Nữ 26 28,89 3 Tuổi trung bình 42,03 4 Trình độ học vấn Tiểu học 25 27,78 THCS 44 48,89 THPT 21 23,33 5 Trình độ chuyên môn

Chưa qua đào tạo 61 67,78

Sơ cấp 14 15,56

Trung cấp 8 8,89

Cao đẳng 7 7,78

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016)

4.2.3. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở

Cán bộ thực thi chính sách là vai trò quan trọng trong chỉ đạo công tác quản lý hệ thống đường GTNT, các cán bộ thực thi chính sách thì cần có tầm nhìn hoạch định chiến lược và sự nhạy bén, linh hoạt và năng động sẽ quyết định tính khả thi, bền vững và lâu dài, khi đưa ra các giải pháp, chủ trương đúng sẽ tạo đồng thuận giữa các đối tượng trong xã hội. Qua điều tra, tại huyện Nam Sách các cán bộ có trình độ học học vấn từ đại học trở lên, ở cấp huyện các vị trí chủ chốt liên quan đến công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn đã được đào tạo sau đại học, các cán bộ ở cấp cơ sở cũng được đào tạo ở trình độ đại học, sau đại học điều này rất tốt cho việc tuyên truyền, phổ biến và thực thi. Về tuổi đời, các cán bộ chủ chốt đều có tuổi đời >45 tuổi, ở độ tuổi này, kinh nghiệm về cuộc sống, giải quyết công việc được các cán bộ trau dồi đáp ứng

Bảng 4.31. Trình độ của một số cán bộ tham gia, liên quan đến công tác quản lý hệ thống đường GTNT tại huyện Nam Sách

Stt Chức vụ cán bộ Tuổi Trình độ chuyên môn 1 Bí thư huyện 52 Thạc sĩ 2 Chủ tịch huyện 45 Thạc sĩ 3 Phó chủ tịch phụ trách kinh tế 54 Thạc sĩ 4 Phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã 51 Đại học 5 Trưởng phòng nông nghiệp 48 Thạc sĩ 6 Trưởng phòng tài chính 49 Đại học 7 Trưởng ban dân vận 46 Đại học 8 Chủ tịch mặt trận Tổ quốc 55 Đại học 9 Chủ tịch xã An Lâm 48 Đại học 10 Chủ tịch xã Nam Hồng 47 Đại học 11 Chủ tịch xã An Sơn 51 Đại học

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Đối với cấp cơ sở, bộ phận cán bộ có trình độ chuyên môn còn thấp, chủ yếu dựa vào uy tín của người dân bầu ra, đây là nguồn lực cần thiết vì họ thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có tiếng nói với người dân, giúp cho công tác quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên trình độ thấp cũng gặp không ít khó khăn trong một số nội dung như lập quy hoạch, giám sát thi công, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông nông thôn...

4.2.4. Nguồn lực của địa phương

Để thực hiện chính sách đòi hỏi các địa phương phải có nguồn lực cần thiết, trong quản lý đường giao thông nông thôn huyện Nam Sách cần sự tham gia của các cấp chính quyền, của cộng đồng dân cư, sự đầu tư của nhà nước...Qua bảng 4.32 cho thấy, tỷ lệ người/km đường qua thời gian tăng lên do dân số huyện không ngừng tăng. Năm 2013 có 14,42 người/km đường, năm 2015 có 145,92 người/km đường. Trong đó, tỷ lệ nhân khẩu nông thôn/ km đường cũng có xu hướng tăng lên, năm 2013 có 130,36 người/km đường, năm 2015 có 131,62 người/km đường. Điều này chứng tỏ nguồn lực lao động trong quản lý đường giao thông nông thôn ngày càng cao, sự tham gia trong đóng góp xây dựng đường, trong giám sát xây dựng, giám sát khai thác, bảo trì bảo dưỡng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, dân số tăng đồng nghĩa với các hoạt động giao thông giao thương diễn ra thường xuyên hơn cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đường giao thông nông thôn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn dành có thể huy động cho quản lý đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách cũng có sự thay đổi qua các năm. Nguồn vốn đầu tư công cho giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách tuy có tăng trong giai đoạn 2013 – 2015 nhưng nguồn vốn này so với nhu cầu thực tế rất nhỏ. Năm 2013 nguồn vốn đầu tư công có đường GTNT là 3,6 tỷ đồng, năm 2015 có 4,4 tỷ đồng tăng 0,8 tỷ đồng so với năm 2013. Ngoài ra, nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới cũng được sử dụng một phần vào xây dựng đường nông thôn mới. Nguồn vồn này hiện nay rất lớn, năm 2013 nguồn vốn này có 123,03 tỷ đồng, năm 2015 có 119,35 tỷ đồng. Nguồn vốn cho giảm nghèo cũng được một số địa phương trên địa bàn huyện Nam Sách sử dụng linh hoạt trong công tác phục vụ xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn. Năm 2013, tổng nguồn vốn có 38,3 tỷ đồng, năm 2015 có 38,7 tỷ đồng.

Bảng 4.32. Một số chỉ tiêu nguồn lực của huyện Nam Sách ảnh hưởng tới quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 (1) Năm 2014 (2) Năm 2015 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) 1 Tỷ lệ người/km đường Người/km 144,42 145,36 145,92 100,65 100,38 2 Tỷ lệ khẩu nông

thôn/km đường

Người/km 130,36 131,16 131,62 100,61 100,35 3 Đầu tư công cho

GTNT

Tỷ đồng 3,6 4,2 4,4 116,67 104,76 4 Ngân sách xây dựng

nông thôn mới

Tỷ đồng 123,03 118,87 119,35 96,61 100,40 5 Vốn giảm nghèo Tỷ đồng 38,3 37,6 38,7 98,17 102,92 Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách ( 2016)

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)