Một số chỉ tiêu về khí hậu khu vực Nam Sách, Hải Dương năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 38 - 39)

Hải Dương năm 2015

Chỉ tiêu Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ trung bình (°C) 14,4 16,1 20 25,3 28,2 29,7 29,3 28,8 27,3 26 23 18,5 Số giờ nắng (Giờ) 1 12 13 94 179 111 173 183 141 128 101 37 Lượng mưa (mm) 32 14 22 70 343 168 286 476 88 157 84 31 Độ ẩm không khí (%) 87 87 86 85 85 80 82 84 82 81 83 82 Nguồn: Thống kê tỉnh Hải Dương (2015) - Thủy văn

+ Nguồn nước mặt

Nam Sách nằm ngoài khu vực trị thuỷ sông Hồng, lại ảnh hưởng của thuỷ triều, do đó mực nước của 2 con sông Thái Bình và sông Kinh Thầy dâng lên cao vào những tháng 7, 8, làm cho chênh lệch giữa Phả Lại (đầu nguồn) và Bá Nha (cuối nguồn) cao, xấp xỉ 3 mét. Mặt khác, do bị bao bọc bởi 3 con sông: sông Thái Bình (27,28 km) và sông Kinh Thầy (19,2 km), và sông Lai Vu (4,42 km) nên tổng chiều dài đê lên tới 50,95 km. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng lở ở một số đoạn sông. Các tháng 7, 8, 9 mưa nhiều, cường độ lớn gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất vụ mùa. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho huyện phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt.

Ngoài nguồn nước mặt của 3 con sông, Nam Sách còn có khoảng trên 1.000 ha ao hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, không chỉ phục vụ cho các nhu cầu nước tại chỗ mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển, nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nguồn nước ngầm

Theo kết quả khảo sát sơ bộ nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15-25m, song chất lượng không được tốt vì có nhiều tạp chất nhất là sắt, magiê, mangan... Chất lượng nước ở các xã phía Bắc như Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Hiệp Cát, Nam Hưng, Nam Tân có chất lượng tốt hơn. Theo một tài liệu địa chất, nếu khai thác nước ở tầng chứa nước cuội sỏi Pleixtoxen và tầng chứa nước Plioxen (N2) thì có thể đáp ứng nước với trữ lượng 20.000 m3/ngày đêm.

Nhìn chung, lượng nước ngầm của huyện tương đối dồi dào, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây là nguồn nước dự trữ trong tương lai của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho phát triển công nghiệp.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam sách

Nam Sách là huyện có đất đai màu mỡ và thời tiết thuận lợi, phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của các cây nông nghiệp, đặc biệt là các cây vụ đông như hành, tỏi, cà chua, cà rốt… Các loại đất được chia ra như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)