Tình hình huy động nguồn lực xây dựng đường xã tại 3 xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 71 - 124)

Nguồn lực ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Xã An Lâm Tổng chi phí Tỷ đồng 0,79 0,73 0,66 Ngân sách và vốn lồng ghép Tỷ đồng 0,41 51,90 0,47 64,38 0,43 65,15

Huy động doanh nghiệp Tỷ đồng 0,34 43,04 0,26 35,62 0,23 34,85

Còn nợ Tỷ đồng 0,04 5,06 0,0 - 0,0 -

Diện tích đất thu hồi M2 38,26 - 25,58 - - -

Xã Nam Hồng

Tổng chi phí Tỷ đồng 0,65 - 0,72 - 0,74 -

Ngân sách và vốn lồng ghép Tỷ đồng 0,52 80 0,41 56,94 0,53 71,62

Huy động doanh nghiệp Tỷ đồng 0,13 20 0,21 28,38 0,2 27,03

Còn nợ Tỷ đồng 0,0 - 0,1 - 0,01 -

Diện tích đất thu hồi M2 20,01 - 23,14 - 19,35 27,05

Xã An Sơn

Tổng chi phí Tỷ đồng 0,63 - 0,67 - 0,57 -

Ngân sách và vốn lồng ghép Tỷ đồng 0,57 90,47 0,58 86,57 0,42 74,00

Huy động doanh nghiệp Tỷ đồng 0,06 9,53 0,07 13,43 0,15 26,00

Còn nợ Tỷ đồng - - 0,02 - 0,0 -

Diện tích đất thu hồi M2 31,02 - 25,02 - 23,71 -

Nguồn: Thống kê 3 xã điều tra (2015)

Tại xã Nam Hồng, tổng chi phí xây dựng đường xã năm 2013 là 0,65 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách và vốn lồng ghép chiếm 80%, vốn huy động của doanh nghiệp chiếm 20%. Năm 2015 chi phí xây dựng đường xã là 0,74 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách và vốn lồng ghép chiếm 71,62%, vốn huy động của doanh nghiệp chiếm 27,03%.

Tại xã An sơn, năm 2013 tổng chi phí xây dựng đường xã là 0,63 tỷ đồng, trong đố vốn ngân sách và vốn lồng ghép chiếm 90,47%, vốn huy động của doanh nghiệp chiếm 9,53%. Năm 2015 chi phí xây dựng đường xã là 0,42 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách và vốn lồng ghép chiếm 74%, vốn huy động của doanh nghiệp chiếm 26%. Diện tích đất thu hồi làm đường xã năm 2013 là 31,03m2, năm 2015 là 23,71 m2.

Đường thôn, ngõ xóm là những đoạn đường chính trong thôn trực tiếp tiếp cận với giao thông trong cuộc sống hàng ngày của người dân trong thôn. Việc huy động nguồn lực xã hộị để xây dựng đường thôn xóm cần phải huy động đồng nhất nguồn lực cả nhà nước và nguồn lực của người dân, thực hiện tinh thần dân chủ, dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân thực hiện, dân giám sát, dân quản lý tại địa phương. Xây dựng đường giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Sách đã quan tâm đầu tư cho xây dựng đường chính thôn xóm để người dân thuận tiện đi lại, thuận tiện cho sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, mật độ đường thôn xóm của huyện Nam Sách khá dày đặc, để xây dựng đường thôn xóm, huyện Nam Sách đã tổ chức huy động các nguồn lực như nguồn ngân sách của xã cấp cho từng thôn, nguồn vốn lồng ghép các chương trình dự án tại địa phương, nguồn vốn hỗ trợ của doanh nghiệp, nguồn vốn đóng góp của người dân trong thôn, huy động người dân trong thôn hiến đất, ngày công lao động, vật liệu xây dựng. Phong trào huy động được diễn ra mạnh mẽ, tạo nền tảng cho phát triển các hạng mục khác trong từng thôn.

Qua bảng 4.13 tình hình cho thấy tình hình huy động nguồn lực xã hội cho xây dựng đường thôn xóm qua các năm có sự chênh lệch và có sự giảm dần. Năm 2013, tổng chi phí xây dựng đường thôn xóm là 26,36 tỷ đồng trong đó, vốn ngân sách và vốn lồng ghép là 11,08 tỷ đồng chiếm 42,03%, vốn huy động của doanh nghiệp là 3,04 tỷ đồng chiếm 11,53%, số vốn huy động của người dân là 11,35 tỷ đồng chiếm 43.06%, số vốn còn nợ là 0,89 tỷ đồng. Năm 2015, tổng chi phí xây dựng đường thôn xóm là 18,68 tỷ đồng trong đó, vốn ngân sách và vốn lồng ghép là 5,86 tỷ đồng chiếm 50,32%, vốn huy động của doanh nghiệp là 3,04 tỷ đồng chiếm 16,27 %, số vốn huy động của người dân là 9,78 tỷ đồng chiếm 52,36%.

60

Bảng 4.13. Tình hình huy đông nguồn lực xây dựng đường thôn ngõ xóm ở huyện Nam Sách

Nguồn lực ĐVT Năm 2013 (1) Năm 2014 (2) Năm 2015 (3)

So sánh (%)

(2)/(1) (3)/(2) BQ

1 Tổng chi phí Tỷ đồng 26,36 20,78 18,68 78,83 89,89 84,18

Ngân sách nhà nước và vốn lồng ghép Tỷ đồng 11,08 7,45 5,86 67,24 78,66 72,73

Vốn của doanh nghiệp Tỷ đồng 3,04 2,31 3,04 75,99 131,60 100

Vốn của người dân Tỷ đồng 11,35 11,02 9,78 97,09 88,75 92,83

Còn nợ Tỷ đồng 0,89 0,0 0,0 - - -

2 Diện tích đất huy động được M2 1684,91 1502,38 1639,28 89,17 109,11 98,64

3 Tổng số công lao động Công 13.429 13.703 13.614 102,04 99,35 100,69

4 Đóng góp vật liệu xây dựng Triệu đồng 48,23 52,04 51,72 107,89 99,39 103,55

Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách (2015)

Bên cạnh đó, để xây dựng đường thôn xóm đã huy động được các nguồn lực khác như ngày công lao động, hiến đất, vật liệu xây dựng. Năm 2013, huyện Nam Sách đã huy động được 13.429 công lao động, huy động người dân trong thôn hiến đất để xây dựng đường thôn là 1864,91 m2, số vật liệu đóng góp để xây dựng đường thôn xóm như gạch ngói vỡ, xỉ than, chè nước, thuốc... ước tính khoảng 48,23 triệu đồng. Năm 2015, diện tích đất thu hồi 1639,28 m2, số ngày công lao động là 13.614 công, số nguyên vật liệu huy đồng được ước tính khoảng 51,72 triệu đồng.

Bảng 4.14. Thực trạng đóng góp nguồn lực cho xây dựng đường giao thông nông thôn của người dân

Stt Nội dung Đường thôn xóm (n=90) Đường ngõ xóm (n=90) Đường chính ra đồng (n=90) SL TL(%) SL TL(%) SL TL (%) I Tổng số hộ 90 100,00 90 100,00 90 100,00 Số hộ đóng góp 84 93,33 84 93,33 69 76,67

II Số lượt hộ theo nguồn lực đóng góp (n) Tiền 84 100,00 84 100,00 31 44,93 Đất đai 18 20,00 16 19,05 69 100,00 Lao động 67 79,76 21 25,00 60 86,96 Vật liệu 07 7,78 66 73,33 1 1,45 Trí tuệ 04 4,76 24 26,67 5 7,25 Ủng hộ thêm 20 22,22

Người thân đi xa 19 21,11

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Theo số liệu điều tra bảng 4.14 về tình hình đóng góp xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, có 93,33% số hộ đóng góp xây dựng đường thôn xóm và ngõ xóm, có 76,67% số hộ đóng góp xây dựng đường chính ra đồng. Đối với đường thôn xóm có 100% số hộ đóng góp tiền, 20% số hộ đóng góp đất đai, 79,76% số hộ đóng góp lao động, 7,78% số hộ đóng góp vật liệu,22,22% số hộ ủng hộ thêm, 21,11% số hộ có người thân đi xa ủng hộ thêm. Với đường ngõ xóm có có 100% số hộ đóng góp tiền, 19,05% số hộ dóng góp đất đai, 25% số hộ đóng góp lao động, 73,33% số hộ đóng góp vật liệu. Với đường ra đồng có 44,93% số hộ đóng góp tiền, 100% số hộ đóng góp đất đai, 86,96% số hộ đóng góp lao động, 1,45% số hộ đóng góp vật liệu.

Theo số liệu bảng 4.15 cho thấy: Đối với đường thôn xóm, trung bình mỗi hộ tham gia đóng góp là 1,42 triệu đồng/hộ, 2,84 công lao động/hộ, 0,3 m2 đất, 37,78 nghìn đồng vật liệu/hộ, ủng hộ thêm là 216,67 nghìn đồng. Đối với đường ngõ xóm, trung bình mỗi hộ đóng góp: 3,48 triệu đồng/hộ, 2,06 công lao động, 0,21 m2 đất, 84,33 nghìn đồng vật liệu/hộ.

Bảng 4.15. Đóng góp của các hộ điều tra về xây dựng đường thôn ngõ xóm, đường chính ra đồng

Stt Nội dung Đường thôn xóm Đường ngõ xóm Đường chính ra đồng 1 Tiền (Trđ/hộ) 1,42 3,48 0,1 2 Công lao động/hộ 2,84 2,06 2,03 3 Đất (m2/hộ) 0,30 0,21 13,73 4 Vật liệu (ngđ/hộ) 22,7 84,33 - 5 Ủng hộ thêm (ngđ) 216,67 - -

6 Người thân đi xa (ngđ) 250 - -

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2016) Trong quản lý đường giao thông nông thôn trong giai đoạn khai thác, sử dụng, huyện Nam Sách đã thu hút được một số nguồn lực vào quản lý đó là các hội tự quản như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh... cùng các khu xóm tự quản. Theo số liệu bảng 4.16, trên địa bàn huyện Nam Sách, năm 2015 huy động được 163 tổ tự quản với 2102 người tham gia, tăng 28 tổ tự quản và tăng 748 người so với năm 2013, năm 2015 có hình thành được 174 khu xóm tự quả với 781 người tham gia, tăng 41 khu xóm tự quản và 95 người tham gia. Tại xã An Lâm, năm 2015 huy động được 17 tổ tự quản với 112 người tham gia, tăng 3 tổ tự quản và tăng 16 người so với năm 2013, năm 2015 có hình thành được 17 khu xóm tự quả với 56 người tham gia, tăng 5 khu xóm tự quản và 15 người tham gia. Tại xã Nam Hồng, năm 2015 huy động được 13 tổ tự quản với 113 người tham gia, tăng 5 tổ tự quản và tăng 41 người so với năm 2013, năm 2015 có hình thành được 14 khu xóm tự quả với 44 người tham gia, tăng 2 khu xóm tự quản và 7 người tham gia. Tại xa An Sơn, năm 2015 huy động được 12 tổ tự quản với 98 người tham gia, tăng 5 tổ tự quản và tăng 46 người so với năm 2013, năm 2015 có hình thành được 14 khu xóm tự quả với 47 người tham gia, tăng 5 khu xóm tự quản và 9 người tham gia.

63

Bảng 4.16. Huy động nguồn lực quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn sau khi đưa vào khai thác sử dụng ở huyện Nam Sách Nguồn lực ĐVT Năm 2013 (1) Năm 2014 (2) Năm 2015 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) Huyện Nam Sách

Đội tự quản Đội 135 158 163 117,04 103,16

Số người tham gia Người 1354 1776 2102 131,17 118,36

Xóm tự quản Xóm 133 151 174 113,53 115,23

Số người Người 686 768 781 111,95 101,69

Xã Nam Hồng

Đội tự quản Đội 08 10 13 125,00 130,00

Số người tham gia Người 72 96 113 133,33 117,71

Xóm tự quản Xóm 12 13 14 108,33 107,69

Số người tham gia Người 37 41 44 110,81 107,32

Xã An Sơn

Đội tự quản Đội 07 09 12 128,57 133,33

Số người tham gia Người 52 75 98 144,23 130,67

Xóm tự quản Xóm 09 11 14 130,67 127,27

Số người tham gia Người 38 44 47 115,79 106,82

Xã An Lâm

Đội tự quản Đội 14 15 17 107,14 113,33

Số người tham gia Người 96 103 112 107,29 108,74

Xóm tự quản Xóm 12 14 17 116,67 121,43

Số người tham gia Người 41 47 56 114,63 119,15

Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách và 3 xã điều tra (2015)

4.1.3.3. Tuyên truyền quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện Nam Sách

Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lý luận, nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên lý lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách vào quần chúng. Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởng chiếm địa vị thống trị trong xã hội. Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng. Công tác tuyên truyền về xây dựng đường giao thông nông thôn nói chung và quản lý đường giao thông nông thôn nói riêng ở huyện Nam Sách được tiến hành đồng bộ từ huyện đến cơ sở; đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực cấp uỷ các cấp. Thông qua, công tác tuyên truyền, phổ biến tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị báo cáo viên và hệ thống thông tin đại chúng, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nam Sách đã thấy rõ tầm quan trọng và trách nhiệm không chỉ với xây dựng đường GTNT mà còn trong quản lý đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

Xác định người dân là chủ thể của chương trình xây dựng đường GTNT, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã tập trung tuyên truyền cho nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới; giúp cho người dân thấy rõ những lợi ích được hưởng lợi từ chính chương trình này. Với phương châm “vào từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người”, cán bộ Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã; cán bộ thôn đã tuyên truyền vận động trực tiếp hộ gia đình thông qua các cuộc họp, sinh hoạt tổ nhân dân tự quản. Qua đó, hầu hết người dân đã tự nguyện đóng góp ý kiến, tiền của, vật chất, ngày công .v.v… tham gia xây dựng đường giao GTNT tại địa phương. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại .v.v… về nội dung xây dựng đường GTNT được quan tâm, góp phần xã hội hóa việc xây dựng nông thôn mới và đường GTNT, nhất là trong thực hiện các tiêu chí về văn hóa, tổ chức sản xuất.

Phát huy ưu thế của công tác tuyên truyền miệng và vai trò của lực lượng người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới. Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền miệng là khâu dễ đi vào lòng người, phù hợp với người nông dân. Thông qua các buổi họp thôn; sinh hoạt cộng đồng hoặc tiếp xúc trực tiếp với từng hộ gia đình giúp cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, kịp thời giải đáp những thắc mắc, “khơi thông tư tưởng” cho người dân, từ đó họ tự nguyện tham gia thực hiện các tiêu chí trên địa

bàn mình. Chú trọng công tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận nhân dân về xây dựng nông thôn mới và đường GTNT nhằm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp điều chỉnh các biện pháp, bước đi, lộ trình cho phù hợp với thực tiễn và tiềm lực đóng góp của người dân. Thực tế, ở Nam Sách cho thấy, địa phương nào làm tốt công tác phát huy dân chủ ở cơ sở, lấy ý kiến người dân một cách nghiêm túc từ khâu hiến kế xây dựng đề án, góp ý quy hoạch đến việc xác định công trình, hạng mục đầu tư; có sự tham gia đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm, công sức, vật chất của người dân; việc người dân trực tiếp làm và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện thì sẽ tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, chủ trương xây dựng đường GTNT ở địa phương có sự hòa quyện giữa “ý Đảng và lòng dân”.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện, Nam Sách đã chủ động gặp gỡ, tuyên truyền và vận động các chủ doanh nghiệp đóng góp các nguồn lực dưới mọi hình thức. Đối với các công trình cơ sở hạ tầng nói chung và đường giao thông nông thôn nói riêng, lãnh đạo huyện đều gửi thư vận động đến từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ngoài ra, đoàn dân vận của huyện kết hợp với chính quyền các xã có doanh nghiệp đóng trên địa bàn, chủ động đến từng doanh nghiệp gặp và vận động các chủ doanh nghiệp. Bằng sự cố gắng của công tác dân vận, huyện Nam Sách đã nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp trong xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông nông thôn nói riêng. Đặc biệt, trong xây dựng đường giao thông nông thôn có các hình thức huy động của doanh nghiệp như hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, vật liệu, máy móc... liên kết trong xây dựng và phát triển kinh tế...

Đối với những con em của địa phương đi làm ăn xa quê, các xã, các thôn lại có các cách vận động khác nhau tùy vào từng địa phương, đã có nhiều cách vận động hay, sáng tạo ở từng địa phương. Một số hình thức vận động những con em của địa phương đi xã quê nổi bật như: đoàn vận động của thôn đến từng hộ tác động tới người nhà của họ, từ đó, tác động tới những người đi xa quê, hoặc trực tiếp trưởng thôn, bí thư thôn gửi giấy mời, gọi điện thoại trực tiếp tới những người đi làm ăn xa để vận động huy động sự đóng góp trong xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình khác, ngoài ra, có hình thức đặc thù khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 71 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)