Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 39 - 47)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam sách

Nam Sách là huyện có đất đai màu mỡ và thời tiết thuận lợi, phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của các cây nông nghiệp, đặc biệt là các cây vụ đông như hành, tỏi, cà chua, cà rốt… Các loại đất được chia ra như sau:

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Sách năm 2013-2015

ĐVT: ha TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ PT BQ (%) * Tổng diện tích tự nhiên 11.100,55 11.100,55 11.100,55 1 Đất nông nghiệp 7.195,43 7.191,29 7.187,20 99,94 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.232,83 6.227,45 6.223,34 99,92 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.272,93 5.266,57 5.262,46 99,90 1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.666,58 4.663,45 4.663,15 99,96 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 606,35 603,11 599,31 99,42 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 959,9 960,88 960,88 100,05 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 956,91 958,13 958,15 100,06 1.3 Đất nông nghiệp khác 5,69 5,71 5,71 100,18

2 Đất phi nông nghiệp 3.905,12 3.909,26 3.913,35 100,11

Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách ( 2015) Nhìn chung quỹ đất của huyện Nam Sách trong những năm qua đã được đầu tư khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Nam Sách

- Về dân số

Năm 2015, theo số liệu thống kê của huyện, dân số trung bình toàn huyện đạt 117.614 người (trong đó chủ yếu là người Kinh), là đơn vị hành chính cấp huyện có quy mô dân số nhỏ nhất tỉnh Hải Dương, Nam Sách là huyện có tỷ lệ đô thị hóa khá thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Năm 2015, dân số đô thị của huyện là 11.526 người, chiếm tỷ lệ 9,8% so với tổng dân số, trong tương lai, cùng với sự phát triển các khu, cụm công nghiệp sẽ giúp cho huyện đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện dao động từ mức khoảng trên dưới 10,3%o lên trên 11,5%o trong những năm gần đây do có dấu hiệu tăng nhanh tỷ lệ sinh.

Dân cư phân bố tương đối đồng đều, do đặc điểm tự nhiên và xã hội, dân cư tập trung nhiều ở khu vực thị trấn với điều kiện sống thuận lợi. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Nam Sách 2.438 người/km2; các xã có mật độ dân số trên 1.000 người/km2 là Nam Hưng, Hợp Tiến, Thanh Quang, Quốc Tuấn, An Bình, Nam Trung, An Sơn, An Lâm, Nam Hồng và Hồng Phong.

-Về lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 là 66.850 người, chiếm khoảng 56,84% dân số toàn huyện. Tuy nhiên, lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm còn khá lớn, nhất là khu vực nông thôn.

Nhìn chung huyện có dân số trẻ đã tạo nguồn gia tăng cho lực lượng lao động. Do đó đòi hỏi cần có sự đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, và tạo việc làm. Hàng năm huyện luân quan tâm chỉ đạo và thực hiện đồng bộ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề, giảm nghèo, việc làm. Góp phần quan trọng vào việc cung cấp nguồn lao động có chất lượng phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Sự biến động của nhân khẩu, lao động, số hộ ngày càng tăng, nhưng qui mô số hộ giảm, sự gia tăng dân số làm cho lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều.

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động của huyện Nam Sách năm 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 2014/2 013 2015/2 014 BQ I. Tổng dân số 116.400 100 117.165 100 117.614 100

1. Khẩu nông thôn 105.076 90,27 105.719 90,23 106.088 90,20 100,61 100,35 100,48

2. Khẩu thành thị 11.324 9,73 11.446 9,77 11.526 9,80 101,08 100,70 100,89

II. Tổng số lao động 65.679 100 66.468 100 66.850 100

1. Lao động nông nghiệp 37.437 57,00 36.225 54,50 34.460 51,55 96,76 95,13 95,95

2. Lao động phi nông nghiệp 28.242 43,00 30.243 45,50 32.390 48,45 107,09 107,10 107,09

III. Một số chỉ tiêu

1. Tỷ lệ sinh hàng năm (%) 18,2 15,8 18,6

2. Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 11,5 10,3 11,2

3. Mật độ dân số (người/km2) 1.048,65 1.055,54 1.059,59

Nguồn: Thống kê Nam Sách ( 2015)

3.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội

- Về kinh tế

Bảng 3.4. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của các ngành trong huyện năm 2013-2015

STT Tên Lĩnh vực/chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Chỉ tiêu tổng hợp 1

Tổng giá trị sản xuất (theo giá

CĐ 2010) tỷ đồng 4.770,6 5.167,6 5.639,3 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 7,6 8,3 9,1

II Nông nghiệp và thuỷ sản

1

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp,

thuỷ sản (theo giá CĐ 2010) tỷ đồng 1.386,9 1.423,3 1.460,5 2

Tốc độ tăng trưởng ngành nông

nghiệp, thuỷ sản % 2,5 2,6 2,6 3

Giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng

trọt và thủy sản tr.đồng 102 128 128

III

Công nghiệp- TTCN -XD (theo giá CĐ 2010)

tỷ đồng

2.450,5 2.723,7 3.053,8

1

Giá trị sản xuất ngành công

nghiệp -TTCN (Giá CĐ2010) tỷ đồng 1.974,4 2.199,5 2.458,8 2

Tốc độ tăng trưởng ngành công

nghiệp -TTCN % 109,8 111,4 111,8 3

Giá trị sản xuất ngành xây dựng

(giá CĐ 2010) tỷ đồng 476,1 524,2 595,0 4 Tốc độ tăng trưởng ngành XD % 109,5 110,1 113,5 IV Dịch vụ 1 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ (Giá CĐ 2010) tỷ đồng 933,3 1.020,3 1.125,0 2 Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ % 110,1 109,3 110,3

Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách (2015) + Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn vừa qua, do có sự điều chỉnh về địa giới hành chính (4 xã được sáp nhập về thành phố Hải Dương) nên kinh tế huyện Nam Sách đã có nhiều biến động, đã có những bước tăng trưởng khá, có bước tiến bộ tích cực.

+ Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Trong thời gian qua huyện đã tích cực tranh thủ và huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, triển khai thực hiện nhiều công trình xây dựng cơ bản và các dự án phát triển sản xuất, năng lực sản xuất của các ngành đều được tăng lên. Cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội được trú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, tu sửa và xây dựng mới các cơ sở y tế, giáo dục. Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật trong Huyện có xu hướng giảm dần, tỷ trọng vốn của doanh nghiệp và người dân (vốn ngoài nhà nước) tăng dần cả về quy mô và tỷ trọng.

- Về văn hóa-xã hội

+ Quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện đã có chủ trương, kế hoạch để chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Hoạt động văn hóa được tập trung chỉ đạo, tăng cường, vừa phát triển theo chiều rộng, vừa chú ý chất lượng chiều sâu để phát triển bền vững. Vì vậy, đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng phong phú, đa dạng; các thiết chế văn hóa trong từng thôn xóm ngày càng được chú trọng tăng cường. Hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng trong huyện tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác quản lý, cấp phép karaoke trên địa bàn được đẩy mạnh.

+ Mạng lưới phát thanh và truyền thanh

Mạng lưới phát thanh, truyền thanh phát triển rộng khắp bao gồm 01 đài phát thanh huyện và 19 đài truyền thanh xã, thị trấn, các thôn có tổ thông tin truyền thanh. Hệ thống truyền thanh cấp xã được phủ kín 100% xã, thị trấn trong toàn huyện. Các đài truyền thanh và tổ thông tin tuyên truyền trên địa bàn huyện đảm nhiệm tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Huyện luôn quan tâm nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ phát thanh viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình của đài phát thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn. Số tin bài phát sóng tăng về số lượng và được nâng cao về chất lượng. 100% số hộ dân được phủ sóng Đài Phát thanh huyện, đài truyền thanh cơ sở.

Đài phát thanh huyện và đài truyền thanh cơ sở duy trì tốt các chuyên mục: phổ biến chính sách pháp luật, nông nghiệp, nông thôn và nông dân, xây

dựng nông thôn mới, y tế sức khoẻ, quốc phòng toàn dân, đảm bảo an toàn giao thông, sinh hoạt tư tưởng văn hoá, tiếng nói từ cơ sở, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng như các thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương…; hướng dẫn đài truyền thanh các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền nhân các ngày lễ của đất nước và nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nhìn chung mạng lưới phát thanh, truyền thanh của huyện thời gian qua đã có những bước phát triển khá tích cực, bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại những hạn chế như: sự nghiệp phát thanh và truyền thanh từ huyện xuống cơ sở phát triển chưa ngang tầm, còn nhiều khó khăn bất cập và bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị vừa lạc hậu, vừa thiếu, đầu tư chắp vá; nơi làm việc của đài truyền thanh cơ sở hầu hết còn nhỏ hẹp, không đảm bảo quy định 24 m2; đội ngũ cán bộ làm công tác phát thanh, truyền thanh, nhất là cán bộ đài cơ sở tuổi cao, không hưởng lương, thường xuyên biến động, tỷ lệ có trình độ chuyên môn qua đào tạo còn thấp. Chế độ, chính sách đối với cán bộ đài huyện còn bất cập với yêu cầu nhiệm vụ được giao và mặt bằng cán bộ viên chức các đơn vị sự nghiệp cấp huyện...

3.1.2.4. Điều kiện cở hạ tầng của huyện

- Cấp điện

Huyện Nam Sách nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nguồn điện của Nam Sách được sử dụng từ nguồn điện chung của tỉnh gồm 4 nguồn (110 Kv của Đồng Niên, Chí Linh, Lai Khê…), các đường dây 220kV và 110kV đi qua và đến huyện được vận hành tốt, ổn định.

Về cơ bản, huyện đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh điện trên địa bàn được tăng cường. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế huyện trong tương lai là một huyện phát triển về dịch vụ và công nghiệp, lưới điện của huyện vẫn cần phải được nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa.

Nguồn điện cung cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất lấy từ trạm giảm áp trung gian cùng hệ thống đường dây, các trạm biến áp tiếp theo. Nhìn chung,

mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ, đảm bảo 100% số xã, thị trấn có điện; 100% số hộ được sử dụng điện.

Cấp điện cho khu vực nông thôn: Trên địa bàn huyện có 16 đơn vị kinh doanh điện (13 công ty điện, 02 Hợp tác xã dịch vụ và Điện lực Nam Sách). Các đơn vị quản lý kinh doanh điện đã chủ động trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện như đầu tư dây dẫn, lắp đặt thêm các trạm biến áp, cải thiện chất lượng điện, đáp ứng yêu cầu về sử dụng điện trong sinh hoạt và sản xuất.

- Về hệ thống giao thông vận tải

Nam Sách có loại hình vận tải chính là đường bộ bên cạnh đó có hệ thống đường sông, hiện tại giao thông đường bộ tương đối tốt, giao thông đường sông đã bắt đầu phát triển trong thời gian qua. Hệ thống giao thông này cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của Nam Sách nói riêng và của tỉnh Hải Dương nói chung.

Giao thông đường bộ

+ Quốc lộ: Trên địa bàn huyện có 01 tuyến Quốc lộ 37 với tổng chiều dài 11,876 km. Hiện nay, tuyến đường này đã được nâng cấp và hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường bê tông nhựa rộng 12 m, bề rộng nền đường 15 m.

+ Tỉnh lộ 390: Đường do tỉnh quản lý có tổng chiều dài 8,16 km, mặt đường nhựa với bề rộng mặt đường là 5,5-7,5 m, bề rộng nền đường là 7,5-9 m.

+ Huyện lộ: Tổng chiều dài đường huyện lộ là 30,98 km, bao gồm đường láng nhựa và bê tông xi măng, với bề rộng nền đường trung bình 5-9 m, bề rộng mặt đường từ 3,5-7m.

+ Đường giao thông xã và liên xã: Toàn huyện có 79,47 km tuyến đường trục xã, liên xã, gồm đường láng nhựa và bê tông xi măng, với bề rộng nền đường trung bình 5-9 m, bề rộng mặt đường từ 3,5-7m.

Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo, bê tông hóa một số tuyến đường giao thông chính của huyện, xây dựng và tu sửa cầu cống. Công tác duy tu bảo dưỡng các tuyến được do huyện quản lý được tăng cường. Xây dựng được 28,1 km đường giao thông nông thôn, triển khai xây dựng và hoàn thành một số tuyến đường như An Lâm - Phú Điền, An Bình - Phú Điền, Hợp Tiến, Nam Tân... Nút giao liên thông tại điểm giao cắt giữa đường quốc lộ 5 và đường 390 được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Hình thành được mạng lưới giao thông phát triển sẽ tạo cơ hội cho huyện đẩy nhanh quá

trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vùng nông thôn của huyện.

Bảng 3.5. Hiện trạng hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện Nam Sách năm 2015 huyện Nam Sách năm 2015

Stt Tên đường Chiều dài

(Km) Bề rộng nền đường (m) Bề rộng mặt đường (m) Kết cấu mặt đường 1 Quốc lộ 37 11,876 15 12 Nhựa 2 Đường tỉnh lộ 8,16 7,5-9 5,5-7,5 Nhựa

3 Đường huyện quản lý 30,98 5-9 3,5-7 Nhựa, BTXM

4 Đường xã quản lý 79,47 5-9 3,5-7 Nhựa, BTXM

Nguồn: Thống kê huyện Nam Sách (2015) + Về giao thông tĩnh: Trên địa bàn huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng bến xe tại xã An Lâm với diện tích 2.570 m2 đạt tiêu chuẩn tương đương bến xe loại 4, có vị trí tiếp giáp quốc lộ 37, thuận lợi cho các tuyến vận tải khách công cộng.

+ Giao thông đường thủy: Với lợi thế bao quanh huyện là các hệ thống sông Thái Bình, sông Kinh Thày với tổng chiều dài gần 50 km, (cả 2 tuyến sông này đều do Trung ương quản lý), giao thông đường thủy cũng đã bước đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa nội địa của địa phương. Trên địa bàn có 3 bến thủy nội địa chính, các bến này đều là bến tổng hợp với tổng năng lực thông qua đạt khoảng gần 19.000 tấn/năm, gồm:

+ Bến Lấu Khê (sông Kinh Thầy) trên địa bàn xã Hiệp Cát, có khả năng thông qua đạt khoảng 6.800 tấn/năm.

+ Bến Cổ Pháp (sông Lai Vu) trên địa bàn xã Cộng Hòa, có khả năng thông qua đạt khoảng 7.000 tấn/năm.

+ Bến Thanh Quang (sông Kinh Thầy) trên địa bàn xã Thanh Quang, có khả năng thông qua đạt khoảng 5.000 tấn/năm.

- Thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu chính, viễn thông đang từng bước phát triển mạnh, chất lượng thông tin được nâng cao, hệ thống bưu chính, viễn thông không ngừng được củng cố và hiện đại hoá. Mạng cáp quang truyền dẫn cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng, chính xác với độ tin cậy cao.

Nam Sách hiện có 55 hộ kinh doanh dịch vụ Internet công cộng, 4 bưu cục và 18 điểm bưu điện văn hoá xã, các bưu điện văn hoá xã, thị trấn đều có điểm đọc sách, báo, truy cập Internet đáp ứng nhu cầu người dân.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn ở huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)