Những thành tựu đạt đ-ợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường du lịch hà nội (Trang 75 - 78)

2.3. Đánh giá chung về thị tr-ờng du lich Hà Nội

2.3.1. Những thành tựu đạt đ-ợc

- Về chủ tr-ơng, đ-ờng lối, chiến l-ợc phát triển và cơ chế chính sách phát triển Du lịch: Thành Uỷ, UBND Thành phố, các cơ quan ban ngành, chính quyền các cấp đều quan tâm, trú trọng phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của Thành phố. Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội (cũ) và tỉnh Hà Tây (cũ) đều đã có những chính sách quan trọng nhằm định h-ớng cho chiến l-ợc phát triển du lịch nh-: Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 12/8/1998 về ”Đổi mới và phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010 và những năm

Hà Nội giai đoạn 2007-2015. Để thực hiện đề án này UBND Thành phố có Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 14/11/2007 về việc triển khai thực hiện Đề án 19 về phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015.

Trong khi đó, Tỉnh ủy Hà Tây (cũ) cũng đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 5/5/2006 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh có ch-ơng trình số 2388 CTr/2006/UBND ngày 01/6/2006 về phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp theo, xác định rõ mục tiêu, ph-ơng h-ớng nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nh- vậy, trong những năm qua, Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ) đều đã có những văn bản chỉ đạo định h-ớng phát triển du lịch kịp thời theo chỉ đạo của Đảng và Nhà n-ớc.

- Tình hình ổn định về chính trị, xã hội của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Với chính sách ngoại giao cởi mở, sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong khu vực Đông Nam á và Châu á là những điều kiện thuận lợi, tiền đề vững chắc cho ngành Du lịch Hà Nội phát triển trong những năm tới. Hà Nội đã tham gia và là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế: Hội đồng xúc tiến du lịch Châu á trong khuôn khổ Mạng l-ới các Thành phố lớn Châu á Thế kỷ 21 (ANMC21), Diễn đàn Du lịch châu á Thái Bình D-ơng (TPO)…, ký kết hợp tác với Bắc Kinh, Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc). Thông qua hoạt động du lịch, hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hoà bình đang trên đà phát triển, rất năng động đã đ-ợc quảng bá rộng rãi hơn trong khu vực và thế giới. Vị thế du lịch thủ đô đ-ợc đề cao, Hà Nội liên tục đ-ợc bình chọn là Thành phố du lịch hấp dẫn, điểm đến an toàn hàng đầu ở khu vực châu á.

- Ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong những năm qua đã xây dựng và hình thành đ-ợc khung pháp lý, các chuẩn mực và tiêu chuẩn về về du lịch, từng b-ớc tạo điều kiện đ-a ngành Du lịch phát triển theo h-ớng hiện đại, đáp ứng đ-ợc đòi hỏi của thực tiễn trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hà Nội hiện nay đã trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia và khu vực.

+ Về vị thế: Hà Nội giữ vững vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất cả n-ớc. Ngành du lịch Hà Nội đã triển khai các ch-ơng trình du lịch đa dạng, phong phú trong phạm vi toàn quốc và v-ơn ra các vùng lãnh thổ cùng nhiều quốc gia trên thế giới, đóng góp vào sự phát triển của các địa ph-ơng khác.

+ Về khách du lịch: Du lịch Hà Nội từ chỗ chỉ chiếm 20% l-ợng khách quốc tế cả n-ớc đã tăng lên 30% kể từ năm 2001, giai đoạn 1998 - 2008 đạt mức tăng tr-ởng bình quân 16,5%/năm, cao hơn tôc độ tăng tr-ởng chung của cả n-ớc. Hà Nội trở thành một trong hai địa ph-ơng có l-ợng khách du lịch đến nhiều nhất. Năm 2008, khách quốc tế tăng 4 lần, khách nội địa tăng hơn 7 lần. Năm 2010 Hà Nội đã đón 1,4 triệu l-ợt khách du lịch quốc tế và 10 triệu khách du lịch nội địa.

+ Doanh thu xã hội và xuất khẩu tại chỗ từ du lịch đã tăng lên t-ơng ứng với sự tăng tr-ởng của l-ợng khách. Doanh thu từ du lịch năm 2010 đã đạt 20.330 tỷ đồng (t-ơng đ-ơng khoảng 1,19 tỷ USD), Tỷ trọng GDP của du lịch so với tổng GDP của thành phố đạt 777 triệu USD chiếm khoảng 4,92% GDP của Thành phố. (GDP Thành phố năm 2010 15,79 tỷ USD, với dân số 6,8 triệu ng-ời, GDP bình quân đầu ng-ời 2.300 USD).

+ Về thu hút đầu t- phát triển các sản phẩm du lịch: Trong những năm qua trên địa bàn thành phố các doanh nghiệp du lịch và các nhà đầu t- khác đã tập trung thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp cơ sở l-u trú, trong đó tập trung xây dựng khách sạn cao sao, các khu du lịch sinh thái, văn hóa, khu vui chơi giải trí, sân golf... gồm: 23 dự án đầu t- xây dựng khách sạn từ 3 - 5 sao đến năm 2010 với tổng số vốn đầu t- 3.010 tỷ đồng và 1.292 triệu USD; trên 20 dự án đầu t- xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng.

+ Về lực l-ợng lao động: Lực l-ợng các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và các đơn vị dịch vụ đ-ợc đổi mới sắp xếp hợp lý, có mức tăng tr-ởng cao, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, thu hút hơn 40 ngàn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp từ các dịch vụ du lịch, năm 2010 tổng số lao động trực tiếp trong ngành Du lịch là 47.600 ng-ời; lao động gián tiếp là 270.000 ng-ời.

lịch đ-ợc bổ sung, Hà Nội mở rộng hoàn toàn có khả năng xây dựng hệ thống các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách nh-: Du lịch tham quan (các di tích lịch sử văn hóa, du lịch phố nghề, làng nghề, làng Việt cổ…); du lịch sinh thái (V-ờn Quốc gia Ba Vì); du lịch vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần (Đồng Mô - Sơn Tây, hồ Suối Hai - Ba Vì, Sóc Sơn, Mê Linh, Quan Sơn - Mỹ Đức…); du lịch lễ hội, tâm linh (lễ hội chùa H-ơng, lễ hội đền Sóc, lễ hội Hai Bà Tr-ng…); du lịch MICE… Bên cạnh đó, nhu cầu về quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng sẽ đ-ợc đáp ứng.

Với những tiền đề đã đ-ợc tạo dựng trong quá trình phát triển du lịch những năm vừa qua, Hà Nội hoàn toàn có thể tiếp tục phát huy nhằm tạo ra những b-ớc đột phát cho ngành Du lịch Thủ đô những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường du lịch hà nội (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)