Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 55)

2.3 .Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung phân tích các nhóm chỉ tiêu sau đây:

- Nhóm tiêu chí về Quy hoạch và Tổ chức cộng đồng: Đề án quy hoạch tổng thể nằm trong quy hoạch tổng thể của xã, huyện và tỉnh; Xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn biên giới vùng cao gắn với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chấm dứt tình trạng di dân tự do, không kiểm soát; Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của thôn bản, xã được thiết lập dựa trên sự tham gia của cộng đồng địa phương; nâng cao một bước tiến mới rõ rệt về năng lực quản lý, năng lực tự quản và phát triển cộng đồng, góp phần đảm bảo an ninh biên giới.Đo lường mức độ thực hiện các tiêu chíQuy hoạch và Tổ chức cộng đồng trong xây dựng NTM theo hướng PTBV được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

- Nhóm Tiêu chí về Kinh tế và Tổ chức sản xuất: vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hợp tác xã kiểu mới; thu nhập bình quân đầu người; hộ nghèo,.... Thu nhập ở đây là thu nhập hỗn hợp (MI). Đó là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận thu được do người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất trên quy mô diện tích. Thu nhập hỗn hợp gồm cả thu nhập về nông lâm thủy, các khoản thu từ phi nông lâm thủy sản và các khoản thu khác của hộ gia đình. Thu nhập hỗn hợp gồm cả thu nhập về nông lâm thủy, các khoản thu từ phi nông lâm thủy sản và các khoản thu khác của hộ gia đình. Trong đề tài này, thu nhập hỗn hợp được hiểu là tổng thu nhập, bao gồm: (1) Các khoản thu về nông lâm nghiệp thủy sản (gọi tắt là thu nhập nông nghiệp), (2) Các khoản thu từ các hoạt động phi nông lâm thủy sản, kể cả tiền công, tiền lương, tiền làm thuê,... và các khoản thu khác như quà biếu, lãi suất tiền gửi,... (tạm gọi là thu nhập phi

nông nghiệp nhằm phân biệt với thu nhập nông nghiệp ở trên). MI được tính như sau:

MI=GO–IC–TSX–C1

Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp; GO: Giá trị sản xuất (của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 thời kỳ nhất định của hộ, thường là 1 năm). IC: Chi phí trung gian; TSX: Thuế sản xuất; C1: Khấu hao tài sản cố định.

Đo lường mức độ thực hiện các tiêu chí Kinh tế-Tổ chức sản xuất-Thu nhập-Hộ nghèo trong xây dựng NTM theo hướngPTBV được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

- Nhóm tiêu chí về Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội: Hoàn thành xây dựng và nâng cấp các công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn, bản phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa và sinh hoạt của người dân, bao gồm: điện, nước sinh hoạt, đường giao thôn liên thôn, đường nội thôn bản, đường nội đồng, hạ tầng phục vụ sản xuất, công trình về vệ sinh môi trường nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa thôn bản,....Chấm dứt tình trạng nhà ở tạm bợ, phấn đấu 100% hộ dân cư trên địa bàn đều có nhà ở khang trang, có điện thắp sáng, có công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.Đo lường mức độ thực hiện các tiêu chí Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng NTM theo hướngPTBVđược xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

- Nhóm Tiêu chí về Văn hóa-Xã hội và Môi trường: Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương

trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp; trạm y tế xã; mô hình hoạt động văn hóa thể thao; đội hoặc câu lạc bộ văn hóa-nghệ thuật; Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý; rãnh thoát nước thải; trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh; mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường),...Đo lường mức độ thực hiện tiêu chívề Văn hóa-Xã hội và Môi trường trong xây dựng NTM theo hướngPTBV được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ

1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

- Nhóm Tiêu chí về Thông tin-Truyền thông và Hệ thống chính trị-An ninh trật tự: Không có khiếu kiện đông người; không có công dân thường trú

ở xã phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm; công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo có hiệu quả; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả;....Đo lường mức độ thực hiện tiêu chívề Thông tin- Truyền thông và Hệ thống chính trị-An ninh trật tự trong xây dựng NTM theo hướngPTBV được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; Khó khăn, thách thức, rào cản ảnh hưởng đến xây dựng

TT Thang điểm 1 2 3 4 5

- Nhóm chỉ tiêu về một số nội dung chủ yếu vềPTBV trong xây dựng NTM như: (1) Kinh tế, tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và thu nhập của nông dân (gọi tắt là kinh tế); (2) Các liên quan đến văn hóa-xã hội, bao gồm các thiết chế văn hóa-xã hội, quyền con người, sự tự quản, sự tham gia, bình đẳng,... (gọi tắt là văn hóa-xã hội); (3) Các liên quan đến cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, bao gồmđiện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, thủy lợi,... (gọi tắt là cơ sở hạ tầng KT-XH); và (4) Môi trường, bao gồm vệ sinh môi trường nông thôn, an toàn thực phẩm, môi trường cảnh quan nông thôn,... (gọi tắt là môi trường),....Đo lường mức độ thực hiện nội dung PTBV trong xây dựng NTM được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

- Nhóm chỉ tiêu về khó khăn, thách thức, hạn chế, yếu kém ảnh hưởng đến xây dựng NTM, giải pháp thúc đẩy xây dựng NTM. Đo lường mức độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM theo hướngPTBV; cáckhó khăn, thách thức được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là

thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, tương ứng với các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 50 - 55)