Nguồn lực của hộ nông thôn

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 76 - 78)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.Nguồn lực của hộ nông thôn

PTBV có liên quan đến nguồn lực của hộ. Sản xuất của hộ gia đình chủ yếu dựa vào các nguồn lực của gia đình (lao động, đất đai, mặt nước, vốn, nguồn lực khác). Lao động sử dụng thường xuyên trong sản xuất của hộ gia đình là lao động không trả lương. Nguồn lực phát triển kinh tế hộ là tất cả các nguồn lực mà một hộ gia đình có thể huy động phát triển kinh tế gia đình. Nguồn lực cơ bản của các hộ gia đình nông thôn gồm có lao động, đất đai, vốn sản xuất, tay nghề kỹ thuật.

Bảng 3.8. Nguồn lực chủ yếu của hộ gia đình nông thôn huyện Mai Sơn

Tên xã

Chiềng Ban Nà Bó Phiêng Pằn

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2021

Kết quả điều tra nguồn lực chủ yếu của hộ nông thôn tại 3 xã cho thấy (Bảng 3.8): Về nhân lực của hộ, trong tổng số 90 hộđiều traở 3 xã, bình quân mỗi hộ có 4,9 nhân khẩu, trong đó Nà Bócó 5,5 người/hộ, Chiềng Ban có 4,2 người/hộ. Mỗi hộ có bình quân 2,1 lao động, cao nhất là xã Phiêng Pằn(2,2 lao động/hộ), thấp nhất là xã Nà Bó(1,9 lao động/hộ). Trên thực tế tại 3 xã nông thôn của huyện Mai Sơn, lao động của gia đình là nguồn lực căn bản của hộ gia đình nông thôn. Đó là tất cả những người có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất. Lao động của gia đình gồm những người trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động khi cần, ví dụ người cao tuổi và trẻ em đủ lớn có thể tham gia

làm những công việc phù hợp của gia đình. Ngoài ra lao động của gia đình có thể gồm cả lao động đổi công, lao động thuê rất ngắn hạn trong những dịp mùa vụ. Có một yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng lao động của hộ gia đình là kiến thức của người lao động: kiến thức về cây trồng vật nuôi, cách thức canh tác, kinh doanh.

Học vấn chủ hộ bình quân lớp 9,2 trên hệ đào tạo 12 năm, hoàn toàn đầy đủ năng lực để vận hành sản xuất kinh doanh của hộ (Bảng 3.8).

Về đất đai: Đất đai là một nguồn lực quan trọng của hộ gia đình nông thôn. Hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều có đất sản xuất và mức độ có nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng xã, bản. Các loại đất đai gồm có đất nương rẫy, đất hoa màu, đất vườn, đất rừng,... Tùy theo loại đất hiện có, diện tích canh tác được, độ màu mỡ, độ thuận tiện, khả năng thâm canh,... sẽ quyết định nguồn đất đai phục vụ tốt đến mức nào nhu cầu sản xuất của hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy: Mỗi hộ có bình quân 3.010 mét vuông đất sản xuất nông nghiệp, cao nhất là xã Chiềng Ban với 3.990 mét vuông mỗi hộ, cao hơn 980 mét vuông so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.8).

Về vốn và trang thiết bị sản xuất nông nghiệp: Tiền vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất là một trong 3 nguồn lực quan trọng trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Tiền vốn có thể là tiền mặt hoặc cây, con giống, hay nguyên liệu phục vụ sản xuất khác (ví dụ giống gà vịt, giống lợn, giống câyăn quả, giống ngô, phân bón,...). Các trang thiết bị cho sản xuất có thể từ loại đơn giản như: dao, cuốc, thuổng,... cho đến máy bơm, máy tuốt, máy cắt, hay máy chế biến nông sản khác. Tiền vốn và giá trị bằng tiền của các trang thiết bị đều có thể tính toán (ước lượng) được và quy thành tổng giá trị bằng tiền. Việc tính toán này giúp các hộ gia đình tính toán được lợi nhuận của việc sản xuất kinh doanh do đó giúp định hướng và lập kế hoạch cho các hoạt động sinh kế của gia đình mình. Kết quả điều tra cho thấy: Bình quân mỗi hộ có số vốn đầu tư sản xuất là 47,6 triệu đồng, vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp cao

nhất là xã Chiềng Ban với giá trị đạt 69,5 triệu đồng/hộ, cao hơn 21,9 triệu đồng so với bình quân chung cả 3 xã (Bảng 3.8).

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 76 - 78)