Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tếxã hộihuyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Là huyện vùng cao nằm phía đông nam tỉnh Sơn La, nằm trong toạ độ từ 20°52'30 Bắcđến 21°20'50 Bắc; từ 103°41'30 Đôngđến 104°16 Đông và ở trung tâm tỉnh Sơn La có vị trí địa lý: Phía bắc giáp các huyện Thuận Châu, Mường La và thành phố Sơn La; Phía đông giáp huyện Bắc Yên và huyện Yên Châu; Phía tây giáp huyện Sông Mã; Phía nam giáp tỉnh Hủa Phăn thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 6,4 km.
Có22 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Hát Lót (là huyện lỵ) và 21 xã nông thôn: Chiềng Ban, Chiềng Chăn, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Lương, Chiềng Mai, Chiềng Mung, Chiềng Nơi, Chiềng Sung, Chiềng Ve, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Bằng, Mường Bon, Mường Chanh, Nà Bó, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn và Tà Hộc.
Nằm ở độ cao trung bình 750m, tổng diện tích tự nhiên là 143.247,0 ha, trong đó: diện tích nhóm đất nông nghiệp là 102.253 ha, chiếm 71,24% so với tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 62.826 ha, chiếm 43,86% so với tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 5.463 ha, chiếm 3,81% so với tổng diện tích tự nhiên. Đặc biệt Mai Sơn có diện tích nhóm đất chưa sử dụng lớn (35.729 ha, chiếm 24,94% so với tổng diện tích tự nhiên), bao gồm đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.
Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện Mai Sơn có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng trong đất như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Manhê,… có hàm lượng trung bình đến khá giàu. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của
thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.
Khí hậu, thời tiết: Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc với 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.
Sông suối: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 12 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,…. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác.Nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy, nước ngầm. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.