Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tếxã hộihuyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, là huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế: Thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường La. Huyện Mai Sơn hiện có 37.774 hộ dân, với hơn 156.000 người thuộc 6 dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú và Mường chung sống trên 22 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng I; 11 xã vùng II và 8 xã vùng III, vùng DTTS, là vùng khó khăn nhất, vùngĐBKK cần sự hỗ trợ của nhà nước.
Trên cơ sở điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu của
4 vùng kinh tế: Vùng quốc lộ 6, vùng quốc lộ 4G, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới, huyện Mai Sơn đã chọn khâu đột phá, tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGap, mô hình chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng mô hình thí điểm tưới ẩm bằng công nghệ Ixrael cho cây cà phê và
cây ăn quả tại xã Chiềng Ban; mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap tại hợp tác xã Nông nghiệp Mai Tiên, xã Mường Bon, HTX Dịch vụ thương mại-nông nghiệp Thanh Sơn, xã Cò Nòi; HTX Nhãn chín muộn, xã Chiềng Mung,... Thực hiện chuyển đổi diện tích đất nương trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế, có giá trị gia tăng, tạo sản phẩm cạnhtranh cao. Duy trì ổn định vùng nguyên liệu mía với trên 4.900 ha, gần 4.000 ha cây cà phê. Cùng với đó, chăn nuôi được đầu tư phát triển theo mô hình trang trại, tăng quy mô đàn và nâng cao chất lượng đàn vật nuôi. Năm 2016, đàn trâu, bò, đàn lợn, đàn gia cầm đều tăng từ 3,4%-44% so với năm 2015,... Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, nhà máy tinh bột sắn, nhà máy
xi măng, Công ty cổ phần Mía đường hoạt động ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, với sản lượng bình quân hằng năm 450 nghìn tấn
xi măng, 11.700 tấn tinh bột sắn, 33.300 tấn đường kết tinh, tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động địa phương. Đã góp phần giảm được 1,11% hộ nghèo theo tiêu chí mới trong năm 2019.
Hiện nay, toàn huyện Mai Sơn có tổng số 108 HTX, trong đó, có 88 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; 20 HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tín dụng. Các HTX hoạt động tuân thủ theo quy định tại Luật HTX năm 2012, tạo việc làm cho trên 1.500 lao động nông thôn. Các HTX lĩnh vực nông nghiệp cơ bản hiệu quả, giá trị trên 1 ha đất canh tác thu được khoảng 300-350 triệu đồng/năm. Điển hình như: HTX nông nghiệp Bảo Khánh, HTX Đoàn Kết Chiềng Mung, HTX Ngọc Lan, HTX Cam Nà Sản, HTX Mé Lếch Cò Nòi, HTX Thanh Sơn Cò Nòi,… góp phần không nhỏ cho tăng tổng giá trị kinh tế hàng năm của huyện.
Phát huy hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước, huyện đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện 22/22 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia; hoàn thiện một số khu dân cư mới trên địa bàn thị trấn Hát
Lót, bảo đảm điều kiện để nâng cấp Thị trấn thành đô thị loại IV. 100% số bản có đường ô tô; 18/22 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kết hợp các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước với huy động nội lực trong nhân dân để triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Đến nay, các xã đạt bình quân 9,19 tiêu chí về NTM, trong đó 6 xã đạt chuẩn quốc gia NTM, 6 xã đạt từ 9-13 tiêu chí; 9 xãđạt từ 5-8 tiêu chí, … Tínhđến hếtnăm 2019, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn huyệnchiếm 30,58%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 10,22%, ngành dịch vụ chiếm 59,19% trong tổng giá trị sản xuất; tốc độtăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) cả năm 2019 ước đạt 9,15%; thu nhậpbình quân đầu người ước đạt 21 triệu đồng/người/năm.Giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp phát triển khá và ổn định. Giá trị sản xuất giai đoạn 2014-2019 tăng bình quân 10%/năm. Chú trọng công tác cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo công tác thủy lợi, khuyến nông, khuyến lâm; chủ động khắc phục những khó khăn về thời tiết, tổ chức sản xuất đúng mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao.
Trong thời gian tới, huyện Mai Sơn tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng ổn định và bền vững. Tiếp tục phát triển cây công nghiệp theo quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến; thực hiện hiệu quả chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại; mở rộng diện tích trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng; tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm. Chú trọng phát triển thương mại dịch vụ; tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ như ngân hàng, giao thông vận tải,… Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các xã: Mường Bon, Hát Lót, Cò Nòi, Mường Chanh,... để được công nhận đạt chuẩn NTM giai
đoạn 2016-2020,… Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng xã, thị trấn,
bản, tiểu khu, cơ quan, đơn vị không có tệ nạn xã hội. Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn,... Phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.