Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 37 - 40)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Vấn đề xây dựng nông thôn mới theo hướng PTBV, thời gian qua cũng đã được tác giả quan tâm nghiên cứu:

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn (2008): Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – Hôm nay và mai sau. Tác phẩm đề cập đến thực trạng các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu và khó khăn; đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển bền vững.

PGS.TS Vũ Văn Phúc (2013): Xây dựng nông thôn mới, những vấn đề lý luận và thực tiễnlà sự kết hợp của nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề xây dựng nông thôn mới để tạo nên công trình. Nội dung cuốn sách nghiên cứu về lý luận chung, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về xây dựng Nông thôn mới, nghiên cứu thực tiễn xây dựng Nông thôn mới ở nước ta về công tác triển khai xây dựng NTM ở một số tỉnh tiêu biểu như: Phú Thọ, Ninh Bình, Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Thái Nguyên...

Về thí điểm xây dựng NTM, tác giả Trần Minh Yến (2013): Xây dựng NTM là một chương trình rộng lớn được triển khai trên phạm vi cả nước. Sau thời gian thực hiện thí điểm, chương trình đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy vậy, vẫn cần phải có một sự khảo sát, đánh giá nghiêm túc để góp phần giải đáp một số thắc mắc được đặt ra. Cũng bàn về Chương trình thí điểm xây dựng NTM, tác giả Dương Thị Bích Diệp (2014) trong bài viết của mình đã tập trung phân tích thực trạng triển khai chương trình xây dựng NTM tại 11 xã điểm do Trung ương chỉ đạo; nguyên nhân dẫn tới hạn chế, bất cập; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương XDNTM trên cả nước.

Đi sâu hơn, tác giả Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (2013), trong cuốn sách xây dựng NTM ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới. Cuốn sách đã tiếp cận hệ thống, toàn diện và cung

cấp cách nhìn khá rộng mở cho việc đổi mới triệt để nhận thức về vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước trong hội nhập và phát triển. Tập thể tác giả phác thảo những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cũng như gợi ý cách triển khai về tổ chức phát triển và xây dựng NTM như: (1) Tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch PTNT; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với thị trường; (3) Vận dụng mô hình sản xuất kinh doanh đa dạng và tổ chức quản lý phù hợp; (4) Khơi dậy nguồn lực phát triển mới thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; (5) Tổ chức nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, từ đó tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn đi lên. Đồng thời, cuốn sách cung cấp kỹ năng cần thiết về thực thi pháp luật, khả năng quản lý đối với cán bộ nông thôn nhằm triển khai thắng lợi chương trình xây dựng NTM.

Tác giả Nguyễn Văn Hùng (2015), trong luận án Tiến sĩ Kinh tế của mình, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở xác định những tiềm năng cùng với những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh; đánh giá thực trạng xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo 11 nội dung (19 tiêu chí). Đặc biệt luận án đã phân tích làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó công trình nghiên cứu đã đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020.Tác giả Phan Văn Hiếu (2017), trong luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị của mình, tác giả đã nghiên cứu đã hệ thống hóa và làm rõ điểm mới cơ sở lý luận về kinh tế tập thể trong xây dựng NTM trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng NTM trên thế giới và trong nước làm làm cơ sở khoa học và thực tiễn để phân tích ở tỉnh Quảng Ngãi. Luận án đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng kinh tế tập thể trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay. Trong đó tập trung phân tích nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó,đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tác giả Lê Đức Niêm, Trương Thành Long (2017): Sự hài lòng của người dân và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân được thực hiện thông qua khảo sát 210 hộ tại xã Ea Tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân rất hài lòng vềchương trìnhNTM ởđịa phươngvới mức4,08/5 điểm.Có 5nhóm nhântố ảnh hưởng (có ý nghĩa thống kê) đến sự hài lòng của người dân, trong đó Sự am hiểu, Đánh giá và Kiểm tra của người dân tác mạnh nhất đến sự hài lòng của họ đối với chương trình này. Tác giả không tìm thấy mối quan hệ chặt giữa Sự đóng góp và Sự hài lòng. Điều này cho thấy thông tin về chương trình NTM đến với người dân chưa rõ ràng và minh bạch. (người dân chưa thật sự nhận thức trách nhiệm đóng góp về công sức và vật chất của mình trong xây dựng NTM ngay trên địa bàn mình sinh sống). Năng lực của Chính quyền cũng tác động tích cực đến sự hài lòng song ở mức độ không cao. Từ kết quả này, tác giả đề xuất cần nâng cao hơn nữa sự am hiểu củangười dânvề chươngtrình NTMvà tăngcường sự thamgia củahọ trongcông tác đánh giá, kiểm tra trước, trong và sau quá trình xây dựng NTM.

1.2.4. Mt s kinh nghim rút ra trong vic xây dng nông thôn mi theo hướng PTBV ti huyên Mai Sơn, tnh Sơn La

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w