Một số kinh nghiệm rút ra trong việc xây dựngnông thôn mớitheo

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 40)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.4. Một số kinh nghiệm rút ra trong việc xây dựngnông thôn mớitheo

(1) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư; nhà nước chỉ đứng vai trò hỗ trợ; công tác triển khai cần công khai, minh bạch; năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó có vai trò của người đứng đầu Cấp ủy, chính quyền các cấp.

Ở địa phương nào người đứng đầu thực sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt, thường xuyên thì sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ nét: Thực tiễn cho thấy, ở những nơi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự tâm huyết, trách nhiệm, vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì xây dựng NTM đạt được cả mục tiêu về số lượng và đi vào chiều sâu chất lượng. Trong công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng NTM, phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng ngành; đồng thời, nếu nhịp nhàng trong công tác điều phối chung, sẽ tạo sức mạnh tổng hợp. Bên cạnh đó, việc phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền các cấp đã tạo ra sức sáng tạo ở mỗi địa phương, trong đó, vai trò chỉ đạo, vào cuộc của chính quyền cấp huyện có ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

(2) Phát huy vai trò tự lực, tự cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phát động, tham gia hưởng ứng các Phong trào xây dựng NTM ở cơ sở:Việc phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chính đến kết quả xây dựng NTM. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ

hưởng” là kim chỉ nam cho quá trình xây dựng NTM bền vững. Đặc biệt, việc lấy ý kiến hài lòng của người dân khi xét, công nhận đạt chuẩn NTM đã tạo ra hiệu ứng rất tốt trong xã hội, giúp chính quyền các cấp có cơ sở khi quyết định công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; bên cạnh đó, những vấn đề người dân chưa hài lòng, chính là kênh thông tin quan trọng để

cấp ủy, chính quyền các cấp đưa ra giải pháp, cam kết tiến độ xử lý để đảm bảo xây dựng NTM bền vững.

(3) Khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương về điều kiện tự nhiên và nhân lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xây dựng NTM: Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước có hạn, phải đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, tín dụng, đóng góp của nhân dân,....), nguồn từ đấu giá quyền sử dụng đất.

(4) Đối với Chương trình xây dựng NTM, việc chú trọng kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp là một giải pháp quan trọng tạo nên thành công: Chính việc có bộ máy chuyên trách, chuyên nghiệp mạnh dạn nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách đủ mạnh đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng và hiệu quả xây dựng NTM ở các địa phương;

(5) Thường xuyên kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết, bám sát thực tiễn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách và cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung trọng tâm, nhiệm vụ ưu tiên để tập trung chỉ đạo và nguồn lực thực hiện và biểu dương, thi đua, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai chương trình.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộihuyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

2.1.1. Điu kin t nhiên

Là huyện vùng cao nằm phía đông nam tỉnh Sơn La, nằm trong toạ độ từ 20°52'30 Bắcđến 21°20'50 Bắc; từ 103°41'30 Đôngđến 104°16 Đông và ở trung tâm tỉnh Sơn La có vị trí địa lý: Phía bắc giáp các huyện Thuận Châu, Mường La và thành phố Sơn La; Phía đông giáp huyện Bắc Yên và huyện Yên Châu; Phía tây giáp huyện Sông Mã; Phía nam giáp tỉnh Hủa Phăn thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 6,4 km.

Có22 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Hát Lót (là huyện lỵ) và 21 xã nông thôn: Chiềng Ban, Chiềng Chăn, Chiềng Chung, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Lương, Chiềng Mai, Chiềng Mung, Chiềng Nơi, Chiềng Sung, Chiềng Ve, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Bằng, Mường Bon, Mường Chanh, Nà Bó, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn và Tà Hộc.

Nằm ở độ cao trung bình 750m, tổng diện tích tự nhiên là 143.247,0 ha, trong đó: diện tích nhóm đất nông nghiệp là 102.253 ha, chiếm 71,24% so với tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 62.826 ha, chiếm 43,86% so với tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 5.463 ha, chiếm 3,81% so với tổng diện tích tự nhiên. Đặc biệt Mai Sơn có diện tích nhóm đất chưa sử dụng lớn (35.729 ha, chiếm 24,94% so với tổng diện tích tự nhiên), bao gồm đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện Mai Sơn có độ dày tầng đất trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng trong đất như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Manhê,… có hàm lượng trung bình đến khá giàu. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của

thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.

Khí hậu, thời tiết: Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc với 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô.

Sông suối: Ngoài dòng sông Đà chảy qua huyện với chiều dài 12 km, Mai Sơn còn có hệ thống suối thuộc lưu vực sông Đà và sông Mã như: Nậm Pàn, Nậm Khiêng, Nậm Pó, Ta Vắt, Suối Quét, Huổi Hạm, Nậm Mua, suối Căm,…. với tổng chiều dài khoảng 250 km và nhiều con suối nhỏ khác.Nguồn nước tự nhiên cho sản xuất và đời sống: Chủ yếu là đập dâng trên các con suối để cung cấp nước tưới cho cây trồng. Nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu được khai thác thông qua hệ thống cấp nước tự chảy, nước ngầm. Nhìn chung nước sông, suối là nguồn nước chính dùng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân hiện nay.

2.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, là huyện trọng điểm kinh tế của Tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế: Thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường La. Huyện Mai Sơn hiện có 37.774 hộ dân, với hơn 156.000 người thuộc 6 dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú và Mường chung sống trên 22 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng I; 11 xã vùng II và 8 xã vùng III, vùng DTTS, là vùng khó khăn nhất, vùngĐBKK cần sự hỗ trợ của nhà nước.

Trên cơ sở điều kiện thực tế về tài nguyên đất đai, địa hình, khí hậu của

4 vùng kinh tế: Vùng quốc lộ 6, vùng quốc lộ 4G, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới, huyện Mai Sơn đã chọn khâu đột phá, tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình VietGap, mô hình chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng mô hình thí điểm tưới ẩm bằng công nghệ Ixrael cho cây cà phê và

cây ăn quả tại xã Chiềng Ban; mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap tại hợp tác xã Nông nghiệp Mai Tiên, xã Mường Bon, HTX Dịch vụ thương mại-nông nghiệp Thanh Sơn, xã Cò Nòi; HTX Nhãn chín muộn, xã Chiềng Mung,... Thực hiện chuyển đổi diện tích đất nương trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế, có giá trị gia tăng, tạo sản phẩm cạnhtranh cao. Duy trì ổn định vùng nguyên liệu mía với trên 4.900 ha, gần 4.000 ha cây cà phê. Cùng với đó, chăn nuôi được đầu tư phát triển theo mô hình trang trại, tăng quy mô đàn và nâng cao chất lượng đàn vật nuôi. Năm 2016, đàn trâu, bò, đàn lợn, đàn gia cầm đều tăng từ 3,4%-44% so với năm 2015,... Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, nhà máy tinh bột sắn, nhà máy

xi măng, Công ty cổ phần Mía đường hoạt động ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, với sản lượng bình quân hằng năm 450 nghìn tấn

xi măng, 11.700 tấn tinh bột sắn, 33.300 tấn đường kết tinh, tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động địa phương. Đã góp phần giảm được 1,11% hộ nghèo theo tiêu chí mới trong năm 2019.

Hiện nay, toàn huyện Mai Sơn có tổng số 108 HTX, trong đó, có 88 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; 20 HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tín dụng. Các HTX hoạt động tuân thủ theo quy định tại Luật HTX năm 2012, tạo việc làm cho trên 1.500 lao động nông thôn. Các HTX lĩnh vực nông nghiệp cơ bản hiệu quả, giá trị trên 1 ha đất canh tác thu được khoảng 300-350 triệu đồng/năm. Điển hình như: HTX nông nghiệp Bảo Khánh, HTX Đoàn Kết Chiềng Mung, HTX Ngọc Lan, HTX Cam Nà Sản, HTX Mé Lếch Cò Nòi, HTX Thanh Sơn Cò Nòi,… góp phần không nhỏ cho tăng tổng giá trị kinh tế hàng năm của huyện.

Phát huy hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của nhà nước, huyện đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện 22/22 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia; hoàn thiện một số khu dân cư mới trên địa bàn thị trấn Hát

Lót, bảo đảm điều kiện để nâng cấp Thị trấn thành đô thị loại IV. 100% số bản có đường ô tô; 18/22 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kết hợp các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước với huy động nội lực trong nhân dân để triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Đến nay, các xã đạt bình quân 9,19 tiêu chí về NTM, trong đó 6 xã đạt chuẩn quốc gia NTM, 6 xã đạt từ 9-13 tiêu chí; 9 xãđạt từ 5-8 tiêu chí, … Tínhđến hếtnăm 2019, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản toàn huyệnchiếm 30,58%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 10,22%, ngành dịch vụ chiếm 59,19% trong tổng giá trị sản xuất; tốc độtăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) cả năm 2019 ước đạt 9,15%; thu nhậpbình quân đầu người ước đạt 21 triệu đồng/người/năm.Giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp phát triển khá và ổn định. Giá trị sản xuất giai đoạn 2014-2019 tăng bình quân 10%/năm. Chú trọng công tác cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo công tác thủy lợi, khuyến nông, khuyến lâm; chủ động khắc phục những khó khăn về thời tiết, tổ chức sản xuất đúng mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, sử dụng các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao.

Trong thời gian tới, huyện Mai Sơn tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng ổn định và bền vững. Tiếp tục phát triển cây công nghiệp theo quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến; thực hiện hiệu quả chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại; mở rộng diện tích trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi trâu, bò nhốt chuồng; tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm. Chú trọng phát triển thương mại dịch vụ; tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ như ngân hàng, giao thông vận tải,… Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các xã: Mường Bon, Hát Lót, Cò Nòi, Mường Chanh,... để được công nhận đạt chuẩn NTM giai

đoạn 2016-2020,… Từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng xã, thị trấn,

bản, tiểu khu, cơ quan, đơn vị không có tệ nạn xã hội. Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn,... Phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

2.2. Ni dung nghiên cu

- Đánh giá thực trạng việc thực hiện các tiêu chíxây dựng NTM theo hướngPTBVtrên địa bàn nghiên cứu;

- Đánh giá nguồn lực và thu nhập của hộ nông thôn theo hướng PTBV;

- Chỉ ra được các khó khăn, thách thức, trong quá trình xây dựng NTM theo hướngPTBVtrên địa bàn;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng NTM theo hướngPTBVtrên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

2.3.Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Tiếp cn nghiên cu

Sử dụng tiếp cận hệ thống để thu thập và phân tích thông tin số liệu liên quan đến xây dựng NTM theo hướngPTBV.

2.3.2. Phương pháp nghiên cu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước các cấp: tỉnh, huyện, xã liên quan đến NTM. Thu thập thông tin từ những báo cáo, tài liệu đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn và các xã thuộc vùng đề tài nghiên cứu. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND huyện Mai Sơn, phòng Nông nghiệp và PTNT, chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao,…

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp chọn xã điều tra

Huyện Mai Sơn có 21 xã nông thôn, trong đó tínhđến hết năm 2020 toàn huyện có 6 xãđãđạt chuẩn NTM là: Chiềng Ban, Mường Bon, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Chanh và Chiềng Sung; có 15xãchưa đạt chuẩn NTM. Đề tài lựa chọn 3 xã: Chiềng Ban, Nà Bóvà Phiêng Pằn đại diện cho 21 xã nông thôn để điều tra. Lý do lựa chọn các xã này như sau:

- Xã Chiềng Ban: là xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí khá thuận lợi, đã được công nhận xã NTM từ năm 2015. Chiềng Ban đại diện cho nhóm xã đãvềđích NTM, thuộc nhóm xãphát triểnkhá nhất huyện Mai Sơn, gồm: Chiềng Ban, Mường Bon, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Chanh và Chiềng Sung. Tất cả các xã này đềuđạt chuẩn từ 19/19 tiêu chí NTM.

- Xã Nà Bó: là xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí ở mức trung bình, có kế hoạch về đích NTM trong giai đoạn 2021-2025; Đại diện cho nhóm xã có điều kiện kinh tế-xã hội ở mức trung bình này gồm 8 xã: Nà Bó, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Mai, Chiềng Chung, Chiềng Lương, Chiềng Ve và Chiềng Chăn. Tất cả 7 xã này đã đạt chuẩn từ 10-15 tiêu chí NTM.

- XãPhiêng Pằn: là xã vùng III, vùngĐBKK, vùng khó khăn nhất, đang rất cần hỗ trợ của Chính phủ, có điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém nhất, dân trí khó khăn nhất trên địa bàn huyện Mai Sơn; Đại diện cho nhóm xã khó khăn nhất này, gồm 7 xã: Chiềng Kheo, Chiềng Dong, Nà Ớt, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn và Tà Hộc, mới chỉ đạt chuẩn dưới 9 tiêu chí NTM.

b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra:

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn cũng như các đánh giá của nông hộ về xây dựng NTMở địa phương. Để tiến hành phương pháp này, một công cụ

cần thiết lập là phiếu điều tra về thu nhập của nông hộ. Nội dung phiếu điều tra bao gồm ít nhất các thông tin sau đây: Đặc điểm danh tính của nông hộ (họ tên, tuổi, địa chỉ, dân tộc, nhóm hộ,...), nguồn lực chính của hộ, thu nhập

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w