Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 46 - 50)

2.3 .Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước các cấp: tỉnh, huyện, xã liên quan đến NTM. Thu thập thông tin từ những báo cáo, tài liệu đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn và các xã thuộc vùng đề tài nghiên cứu. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND huyện Mai Sơn, phòng Nông nghiệp và PTNT, chi cục Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao,…

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a) Phương pháp chọn xã điều tra

Huyện Mai Sơn có 21 xã nông thôn, trong đó tínhđến hết năm 2020 toàn huyện có 6 xãđãđạt chuẩn NTM là: Chiềng Ban, Mường Bon, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Chanh và Chiềng Sung; có 15xãchưa đạt chuẩn NTM. Đề tài lựa chọn 3 xã: Chiềng Ban, Nà Bóvà Phiêng Pằn đại diện cho 21 xã nông thôn để điều tra. Lý do lựa chọn các xã này như sau:

- Xã Chiềng Ban: là xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí khá thuận lợi, đã được công nhận xã NTM từ năm 2015. Chiềng Ban đại diện cho nhóm xã đãvềđích NTM, thuộc nhóm xãphát triểnkhá nhất huyện Mai Sơn, gồm: Chiềng Ban, Mường Bon, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Chanh và Chiềng Sung. Tất cả các xã này đềuđạt chuẩn từ 19/19 tiêu chí NTM.

- Xã Nà Bó: là xã có điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí ở mức trung bình, có kế hoạch về đích NTM trong giai đoạn 2021-2025; Đại diện cho nhóm xã có điều kiện kinh tế-xã hội ở mức trung bình này gồm 8 xã: Nà Bó, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Mai, Chiềng Chung, Chiềng Lương, Chiềng Ve và Chiềng Chăn. Tất cả 7 xã này đã đạt chuẩn từ 10-15 tiêu chí NTM.

- XãPhiêng Pằn: là xã vùng III, vùngĐBKK, vùng khó khăn nhất, đang rất cần hỗ trợ của Chính phủ, có điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém nhất, dân trí khó khăn nhất trên địa bàn huyện Mai Sơn; Đại diện cho nhóm xã khó khăn nhất này, gồm 7 xã: Chiềng Kheo, Chiềng Dong, Nà Ớt, Chiềng Nơi, Phiêng Cằm, Phiêng Pằn và Tà Hộc, mới chỉ đạt chuẩn dưới 9 tiêu chí NTM.

b) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra:

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn cũng như các đánh giá của nông hộ về xây dựng NTMở địa phương. Để tiến hành phương pháp này, một công cụ

cần thiết lập là phiếu điều tra về thu nhập của nông hộ. Nội dung phiếu điều tra bao gồm ít nhất các thông tin sau đây: Đặc điểm danh tính của nông hộ (họ tên, tuổi, địa chỉ, dân tộc, nhóm hộ,...), nguồn lực chính của hộ, thu nhập (nông nghiệp, phi nông nghiệp, tổng thu nhập,...) của hộ. Mẫu phiếu điều tra hộ nông thôn được trình bày ở phụ lục.

Dung lượng mẫu điều tra: Mỗi đơn vị điều tra 30 hộ/xã. Lý do lựa chọn cỡ mẫu điều tra mỗi xã là 30: Dựa theo cuốn “Probability and Statistical

Inference” của Hogg và Tanis (trích theo Nguyễn Văn Tuấn và Đoàn Dũng,

2012) có viết rằng cỡ mẫu dưới 25 hay dưới 30 được xem là “nh”, và trên con số đó là “lớn”. Như vậy, việc lựa chọn con số huyền thoại 30 và được

hiểu rằng cỡ mẫu phụ thuộc rất nhiều vào độ lệch chuẩn của biến số và mức độ khác biệt của dãy số liệu. Do vậy, dung lượng mẫu điều tra ở tất cả 3 xã Chiềng Ban, Nà Bóvà Phiêng Pằn, đại diện cho 15 xã chưa đạt chuẩn NTM của huyện Mai Sơn là 90 hộ.

Phương pháp lựa chọn hộ điều tra dựa trên sự thuận tiện khi tác nghiệp trên hiện trường dưới sự tư vấn của lãnh đạo xã, bản.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài để thu thập các thông tin liên quan đến các tiêu chí xây dựng NTM như: Tổ chức sản xuất-hộ nghèo; Giáo dục-y tế-văn hóa; Môi trường, và An ninh-hành chính công. Để thu thập thông tin bằng phương pháp này cần một bảng kiểm kê liệt kê những thông tin liên quan đến các nhóm tiêu chí trên đây. Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo xã và cán bộ phụ trách NTM của 3 xã trên địa bàn.

- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung:

Đối tượng thảo luận nhóm là đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mai Sơn, cán bộ phụ trách NTM của phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, lãnh đạo UBND 3 xã trong đề tài, cán bộ NTM của 3 xã trên địa bàn. Nội dung thảo luận là những liên quan đến kết quảthực hiện các tiêu

chí xây dựng NTM theo hướngPTBV; kết quả thực hiện các nội dung chủ yếu vềPTBV trong xây dựng NTM; cáckhó khăn, rào cản, hạn chế yếu kém, giải pháp tháo gỡ để đẩy mạnh xây dựng NTM theo hướngPTBV,... Đo lường mức độ thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM theo hướngPTBV; đánh giá các nội dung chủ yếu vềPTBV trong xây dựng NTM; cáckhó khăn, thách thức ảnh hưởng đến xây dựng NTM trên địa bàn được xác định bằng cách cho điểm theo thang điểm 10, mức độ 5 cấp và mứcý nghĩa 5 cấp. Chi tiết cách đánh giá, cho điểm, mức độ và mức nghĩa được trình bày ở mục Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, được trình bày ở mục tiếp sau trong chương này.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí, trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kêKT - XH của Chi cục thống kê huyện Mai Sơn,… cùng các ban ngành khác có liên quan. Đề tài cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống kê về nông nghiệp, dân cư, kinh tế của các vùng, các địa phương để so sánh, phân tích khi cần làm sáng tỏ vị trí của thành phố so với cả nước hay các tỉnh, thành khác.

- Phương pháp phân tích trên máy tính bằng phần mềm Excel với công cụ PivotTable. Phương pháp này sử dụng để tính toán thống kê thông dụng đối với các thông tin định lượng trong phiếu điều tra được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu.

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng trong nhiên cứu Địa lí học. Tác giả đã thiết lập bản đồ trên cơ sở dữ liệu thu thập được nhằm xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng. Đồng thời các mối liên hệ, các tác động qua lại còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ và đồ thị.

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w