4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3. Phân tích khó khăn, thách thức, rào cản trong xây dựngnông thôn mớ
thôn mớitheo hướngPTBVtại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
3.3.1. Phân tích nội dungPTBVtrong xây dựng nông thôn mới tại
huyện Mai Sơn
Như các mục trên đây đã phân tích, xây dựng NTM theo hướng bền vững là công cuộc PTNT nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ
tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy, nội dung chủ yếu về PTBV trong xây dựng NTM ít nhất bao gồm: (1) Kinh tế, tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và thu nhập của nông dân (gọi tắt là kinh tế); (2) Các liên quan đến văn hóa-xã hội, bao gồm các thiết chế văn hóa-xã hội, quyền con người, sự tự quản, sự tham gia, bình đẳng,... (gọi tắt là văn hóa-xã hội); (3) Các liên quan đến cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, bao gồmđiện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, thủy lợi,... (gọi tắt là cơ sở hạ tầng KT-XH) và (4) Môi trường, bao gồm vệ sinh môi trường nông thôn, an toàn thực phẩm, môi trường cảnh quan nông thôn,... (gọi tắt là môi trường).
Bảng 3.10. Đánh giá một số nội dung PTBV trong xây dựng nông thôn mới tại 3 xã nghiên cứu TT Tên xã Chiềng 1 Ban 2 Nà Bó 3 Phiêng Pằn
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2021
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung với những người có liên quan, kết quảđánh giá 4 nội dung chủ yếu vềPTBV trong xây dựng NTM tại 3 xã nghiên cứu cho thấy: Xã Chiềng Ban (xãđã vềđích NTM năm 2015)
nghĩa rất cao; các nội dung về cơ sở hạ tầng KT-XH và môi trường tiếp tục được duy trì, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả, kết quảánh giáđạt từ 8,2-8,6 điểm, mức độ 4, với mứcý nghĩa cao (Bảng 3.10). Đây là xã đứng đầu về nội dung PTBV trong xây dựng NTM ở huyện Mai Sơn, xứngđáng với danh hiệu“Miền quê đáng sống”. XãNà Bócó kết quảđánh giá 4 nội dung trên đây
đạt sốđiểm từ 6,9-8,2, mức độ 3 đến 4, mứcý nghĩa từ trung bình đến cao, được xếp thứ hai trong số 3 xã nghiên cứu. Riêng xãPhiêng Pằn là xã vùng III, xa xôi, hẻo lánh, đặc biệt khó khăn, có kết quảđánh giá 4 nội dung đạt từ 5,3 đến 6,8 điểm, đạt mức độ 3, với mứcý nghĩa trung bình, xếp thứ tự thứ ba, thứ tự thấp nhất vềPTBV trong xây dựng NTM trong số 3 xã trong nghiên cứu này (Bảng 3.10).
3.3.2. Khó khăn, thách thức, rào cản trong xây dựng nông thôn
mới theo hướngPTBV tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Thảo luận tập trung với nhóm người cung cấp thông tin chính gồm: Đại diện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cán bộ NTM huyện, đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, lãnh đạo 3 xã nông thôn và cán bộ phụ trách NTM 3 xã nông thôn đã xác định được ít nhất 10 khó khăn, hạn chế, thách thức sau đây trong xây dựng NTM theo hướngPTBVtrên địa bàn huyện Mai Sơn là: Vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt; Dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo cao, nhận thức chậm; Nông thôn phát triển chưa đồng đều, thiếu kết nối và còn chênh lệch khá lớn so với thành thị; Kết cấu hạ tầng kém, giao thông khó khăn; Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Tệ nạn xã hội, phong tục tập quán lạc hậu; Tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán người; Chính sách còn thiếu nguồn lực thực hiện; Thiếu gắn kết giữa xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp; Chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền vững kết quả còn hạn chế; Khó khăn khác (hệ thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thống nhất và đồng bộ, tâm lý trông chờ ỷ lại hỗ trợ của nhà nước,…).Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Châu
Thị Minh Long (2017). Sau đây chúng ta lần lượt đi sâu phân tích các khó khăn, thách thức, rào cản này:
a) Vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệtvà tác động của biến đổi khí hậu
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Mai Sơn là huyện miền núi, vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt phức tạp độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, xuất phát điểm rất thấp; biến đổi khí hậu, sự cố môi trường (Về
ngắn hạn, sẽ tăng rủi ro sâu hại và dịch bệnh; làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như
bão, tố, lốc và các thiên tai. Về trung hạn, xâm mặn ngày càng tăng
và thay đổi cực đoan về lượng mưa và nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng). Kết quả xây dựng NTM của một số xã vùng sâu, vùng xa, biên giới
còn thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện và còn khoảng cách chênh lệch khá lớn giữa các xã trên địa bàn huyện Mai Sơn.
Bảng 3.11. Đánh giá khó khăn, thách thức, rào cản ảnh hưởng đến xây dựng NTM theo hướngPTBVở huyện Mai Sơn
TT Khó khăn, thách thức
Vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt phức 1 tạp, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt và tác
động của biến đổi khí hậu.
2 DTTS, tỷ lệ nghèo cao, nhận thức chậm
3 Kết cấu hạ tầng kém, giao thông khó khăn
4 Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
5 Tệ nạn xã hội, phong tục tập quán lạc hậu 6 Tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán người 7 Chính sách còn thiếu nguồn lực thực hiện 8 Thiếu gắn kết giữa xây dựng NTM và tái cơ
Khó khăn khác (hệ thống hóa tổ chức bộ máy
10 vận hành chưa thống nhất và đồng bộ, tâm lý 6,5 3 trông chờ ỷ lại hỗ trợ của nhà nước,…)
Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2021 Kết quả thảo luận,
đánh giá mức độ của các khó khăn liên quan đến vùng cao, biên giới, địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu khắc nghiệt ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 5 với số điểm là 9,5 điểm, mức ý nghĩa rất cao trong số các khó khăn (Bảng 3.11).
b) Dân tộc thiểu số, tỷ lệ nghèo cao, nhận thức chậm
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Vùng đồng bào DTTS đã và đang là “lõi nghèo của cả nước”. Trên phạm vi cả nước,
thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ dân số DTTSchiếm 14,7% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 55,27% tổng số hộ nghèo của cả nước; DTTS, phân tán, nhận thức chậm, nên công tác tuyên truyền vận động gặp nhiều khó khăn.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến DTTS, tỷ lệ nghèo cao, nhận thức chậm ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 5 với 9,0 điểm, mức ý nghĩa rất cao trong số các khó khăn, rào cản đã khảo sát trong nghiên cứu này(Bảng 3.11).
c) Kết cấu hạ tầng kém, giao thông khó khăn
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Nông thôn phát triển chưa đồng đều, kết nối kinh tế nông thôn – đô thị còn yếu; kết cấu hạ tầng kém nhất cả nước, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, một số nơi xuất hiện tình trạng bê tông hoá nông thôn.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến kết cấu hạ tầng kém, giao thông khó khăn ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 4 với 8,5 điểm, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn, thách thức, rào cản (Bảng 3.11).
Trung bình
d) Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Nội dung của khó khăn, hạn chế, rào cản này được thể hiện ở chỗ: Vấn đề rừng bị tàn phá, làng bản trơ chọi, ô nhiễm môi trường ở một số địa bàn xã vẫn còn nghiêm trọng, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nông sản trên phạm vi các xã nông thôn của huyện Mai Sơn đã có một số tiến bộ, nhưng chuyển biến còn chậm, chưa thực sự rõ nét, vẫn đang là vấn đề được xã hội quan tâm.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến tình trạng môi trường tàn phá, ô nhiễm môi trường nông thôn ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 4 với 7,5 điểm, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn đã xác định (Bảng 3.11).
e) Tệ nạn xã hội, phong tục tập quán lạc hậu
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Một số tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, rượu chè, và phong tục tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ như làm ma to, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,... tác động xấu đến đời sống, nhất là suy thoái giống nòi và giảm chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Mai Sơn.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán người, phụ nữ, trẻ em ở huyện Mai Sơn đạt
ở mức độ 4 với 8,0 điểm, mức cao trong số các khó khăn đã xác định(Bảng 3.11).
f) Tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán người
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Thực tế, trên địa bàn huyện Mai Sơn, vùng đồng bào DTTS là nơi xa xôi cách trở, đi lại khó khăn, đặc biệt nơi có biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nên rất thuận lợi cho các loại tội phạm như: trung chuyển và buôn bán ma túy; buôn bán người, buôn bán trẻ em, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc;
là nơi mà các đối tượng phạm tội nguy hiểm lẩn trốn, ẩn nấp, làm gia tăng nguy cơ mất an ninh, an toàn cho người dân sinh sống ở vùng này.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các thách thức liên quan đến tội phạm buôn bán ma túy, buôn bán người, phụ nữ, trẻ em ở huyện Mai Sơn đạt
ở mức 5 với 9,0 điểm, mức rất cao trong số các khó khăn đã xác định (Bảng 3.11).
g) Chính sách còn thiếu nguồn lực thực hiện
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Trong thời gian qua, mặc dù các chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số được ban hành nhiều, khá đồng bộ, bao phủ hết các mặt của đời sống xã hội, nhưng còn thiếu nguồn lực thực hiện, phần lớn không đạt được mục tiêu đề ra, đã có tác động không tốt đến tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số, dễ bị phần tử xấu xuyên tạc, làm xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng việc cân đối, phân bổ nguồn lực đầu tư của ngân sách nhà nước chưa công bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường bị chịu thiệt thòi hơn.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các hạn chế về thiếu nguồn lực thực hiện trong chính sách ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 4 với 7,0 điểm, mức ý nghĩa cao trong số các khó khăn, thách thức, rào cản (Bảng 3.11).
h) Thiếu gắn kết giữa xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệp
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Sự gắn kết giữa xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa chặt chẽ. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã gắn các tiêu chí, nội dung thực hiện với hoạt động cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nhưng các cơ chế, chính sách thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn chậm được ban hành, kéo theo kết quả thực hiện các tiêu chí NTM về thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất đạt kết quả chưa cao; thu nhập của người dân nông thôn tăng nhanh, dần thu hẹp với khoảng cách so với đô thị nhưng chưa thực sự đột phá; Chất lượng và năng lực hoạt động của các HTX nông nghiệp còn yếu; cơ chế, chính sách khuyến
khích tích tụ ruộng đất tạo mô hình sản xuất hàng hóa tập trung chưa đủ mạnh, rõ ràng; mối liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa tạo được những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu quốc gia, giá trị gia tăng cao; chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn còn khó tiếp cận; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn chậm được sửa đổi,...
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các hạn chế thiếu gắn kết giữa xây dựng NTM và tái cơ cấu nông nghiệpở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 4 với 7,0 điểm, mức cao so với các khó khăn, thách thức, rào cản khác (Bảng 3.11).
i) Chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền vững kết quả còn hạn chế
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Chất lượng đạt chuẩn NTM còn hạn chế, thậm chí công tác duy trì bền vững kết quả sau đạt chuẩn cũng còn nhiều hạn chế và thiếu bền vững. Nhiều xã đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM ở giai đoạn trước, đến nay chưa đáp ứng được một số yêu cầu của bộ tiêu chí mới. Một số công trình hạ tầng chưa thực sự được quan tâm, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, nên ngày càng đang có xu hướng xuống cấp. Nhiều xã ở các khu vực khó khăn đã được ưu tiên nguồn lực đầu tư để phấn đấu đạt chuẩn, làm điển hình cho các xã khác học hỏi và làm theo. Tuy nhiên, chất lượng đạt chuẩn chỉ ở mức“chạm ngưỡng”.
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các hạn chế về chất lượng đạt chuẩn NTM và duy trì bền vững kết quả đến xây dựng NTM ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 4 với 7,0 điểm, mức ý nghĩa cao so với các khó khăn, thách thức, rào cản khác (Bảng 3.11).
k) Khó khăn khác (hệ thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thống nhất và đồng bộ, tâm lý trông chờ ỷ lại hỗ trợ của nhà nước,…)
Nội dung của khó khăn hạn chế này được thể hiện ở chỗ: Xác định Chương trình MTQG xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, việc hệ thống hóa tổ chức bộ máy vận hành chưa thực sự thống nhất và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Mặt khác còn có các khó khăn như tâm lý cán bộ, người dân còn trông chờ, ỷ lại nguồn vốn đầu tư của nhà nước,…
Kết quả thảo luận, đánh giá mức độ của các khó khăn khác đến xây dựng NTM ở huyện Mai Sơn đạt ở mức độ 3 với 6,5 điểm, mức ý nghĩa trung bình so với các khó khăn, thách thức, rào cản khác (Bảng 3.11).
3.4. Quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quátrình xây dựng nông thôn mới theo hướng PTBVtrên địa bàn huyện trình xây dựng nông thôn mới theo hướng PTBVtrên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
3.4.1. Quan điểm
Xây dựng NTMở huyện Mai Sơntheo hướngPTBVlà một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc. Xây dựng NTM đảm bảo “Hiệu quả, Toàn diện và Bền vững”. Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020 trở thành một chương trình PTNT toàn diện, đáp ứng các mục tiêu của PTBV ở tất cả các cấp (huyện, xã và thôn, bản), các lĩnh vực (kinh tế, xã hội, quản lý tài nguyên, môi trường nông thôn). Những kết quả tích cực của giai đoạn 2010-2020 cần được tiếp tục được phát huy và nhân rộng trên phạm vi toàn huyện Mai Sơn, khắc phục triệt để những yếu kém còn tồn tại, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, giữa nông thôn và đô thị, kết nối đồng bộ nông thôn - đô thị và kết nối liên vùng, phát triển kinh tế bao trùm dựa trên phát triển hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn cũng như kết nối thành thị-nông thôn, kết nốivùng miền.
3.4.2.Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới theo hướng PTBVtrên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
3.4.2.1. Nhóm giải pháp chung
a) Hoàn thiệnhạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các địa phương
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản; quy hoạch sắp xếp dân cư; quy hoạch nông thôn mới cấp xã đã có; bổ sung quy hoạch trên cơ sở phát huy lợi thế các sản phẩm của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường