Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 27)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Kết qu trin khai xây dng nông thôn mi theo hướngpháttrin bn vng nước ta trin bn vng nước ta

a) Xây dựng nông thôn mới:

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM bắt nguồn từ Nghị quyết số

26 của Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về "nông nghiệp,

nông dân, nông thôn" đề ra mục tiêu "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân

tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường".

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và 9 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị các cấp, các lực lượng xã hội và hưởng ứng, chung tay góp sức của nhân dân, cả nước đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Khu vực nông thôn nước ta đã có những chuyển biến rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực phát triển, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đặt mục tiêu đến năm 2020, cả nước có một nửa số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, chương trình đã về đích trước thời hạn 1,5 năm.

Trong 9 năm qua, cả nước đã huy động được 2.418.471 tỷ đồng (tương đương khoảng 110 tỷ USD). Trong đó, ngân sách nhà nước các cấp hỗ trợ

trực tiếp cho chương trình là 319.289 tỷ đồng (bình quân khoảng 35,9 tỷ đồng/xã trong 9 năm), chiếm 13,2%, trong đó chủ yếu là ngân sách địa

phương các cấp (chiếm 83%), ngân sách trung ương là 54.300 tỷ đồng

(chiếm 17%). Tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng NTM trong 4 năm, giai đoạn 2016 – 2019 tăng 1,84 lần so với cả 5 năm giai đoạn 2010 – 2015.

Đến tháng 10/2019, cả nước đã có 4.665 xã (52,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM, hoàn thành vượt 2,4% so với mục tiêu 10 năm (2010 - 2020) của Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao. Trong số các xã được công nhận đạt chuẩn NTM có 87 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 và 42 xã vùng bãi triều ngang ven biển, hải đảo. Bên cạnh đó, cũng đã có 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và đã có xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định của

Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, đã có 8 tỉnh, thành phố có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM là Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Cả nước đã có 109 đơn vị cấp huyện của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩnNTM…

Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người dân đô thị, tăng 2,78 lần từ mức 12,8 triệu đồng/người năm 2010 lên mức 38,9 triệu đồng/người năm 2018; khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị giảm từ 2,1 lần năm 2010 xuống còn 1,8 lần năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh (giảm bình quân khoảng 1,5%/năm). Thời gian qua, đã có hàng trăm hộ dân ở các tỉnh Điện

Biên, Thanh Hóa, Quảng Ninh… tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, thể hiện sự thay đổi về chất trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Kết quả nổi bật của chương trình trong thời gian vừa qua, cho thấy công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến cơ sở; vai trò và sáng tạo của người dân; kinh nghiệm tuyên truyền, vận động thu hút, lôi cuốn người dân, giúp người dân thấy được quyền và lợi ích chính đáng của mình, từ đó sẵn sàng chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTMcũng còn những hạn chế của chương trình như: sự chỉ đạo chưa đồng bộ, có nơi cấp ủy, chính quyền chưa sát sao, chưa quyết liệt khiến sự phát triển giữa các vùng miền chưa đồng đều, cho thấy sự phân bổ nguồn lực, phương thức chỉ đạo, cách thức huy động chưa phù hợp. Do đó, giai đoạn tới phải làm quyết liệt, tập trung hơn vì giai đoạn này khó khăn hơn. 10 năm tới còn nhiều vấn đề, cần phát huy thành quả 10 năm qua, cùng với thành quả 33 năm đổi mới, đặc biệt là thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiến trình hội nhập quốc tế.

Cần coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thế mạnh, bởi vẫn còn nhiều dư địa phát triển, là lợi thế trong quá trình phát triển và hội nhập. Cuối cùng, phải mạnh dạn, quyết tâm đặt mục tiêu cao hơn. Các địa phương phải đi tiên phong để phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, đặc biệt phải xây dựng vùng nông thôn xanh - sạch - đẹp và bản sắc đáng sống ở nông thôn. Cũng cần đưa ra các nhóm giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới là tiếp tục bảo đảm thống nhất các cấp để có đội ngũ cán bộ chuyên tập trung tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp. Hoàn thiện bộ tiêu chí theo hướng tạo khuôn khổ, định hướng cho các địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo cao nhất, để đạt kết quả cao nhất.

Mục tiêu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 15 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Có 40% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 80% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới áp dụng đối với cấp thôn theo quy định; Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

b) Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu:

Theo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, việc xây dựng huyện NTM kiểu mẫu được giao cho các địa phương hoàn toàn chủ động về định hướng và nguồn lực, tập trung vào nâng cao chất lượng NTM, xây dựng NTM kiểu mẫu gắn với điều kiện đặc thù, tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương. Sau hai năm thực hiện đề án, về mục tiêu xây dựng NTM cấp xã: Huyện Nam Đàn đã có 4/23 xã đạt NTM nâng cao và 1 xã đạt NTM kiểu mẫu; Huyện Hải Hậu: Có 13/34 xã đạt NTM nâng cao và 3 xã đạt NTM kiểu mẫu; Huyện Đơn Dương: Có 4/8 xã đạt NTM nâng cao và 2 xã đạt NTM kiểu

mẫu; Huyện Xuân Lộc: Có 9/14 xã đạt NTM nâng cao và 3 xã đạt NTM kiểu mẫu, là huyện duy nhất vượt mục tiêu về xã NTM nâng cao và đạt mục tiêu về xã NTM kiểu mẫu (đạt mục tiêu là 8 xã NTM nâng cao và 3 xã NTM kiểu mẫu).Kết quả thực hiện các mục tiêu cấp huyện: Các huyện đã xây dựng và tự

đề xuất được Bộ tiêu chí về huyện NTM kiểu mẫu, gắn với điều kiện, đặc điểm nổi trội của từng địa phương, trong đó: Huyện Nam Đàn xây dựng NTM kiểu mẫu về “Phát triển văn hóa gắn với du lịch”; Huyện Hải Hậu xây dựng

NTM kiểu mẫu về “Sáng, Xanh, Sạch, Đẹp”; Huyện Đơn Dương xây dựng

NTM kiểu mẫu về “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh”; Huyện Xuân Lộc xây dựng NTM kiểu mẫu về “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững”.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2021): Xây dựng NTM kiểu mẫu cho giai đoạn mới 2021-2025: Phát triển kinh tế, văn hóa, môi trường, phòng chống thiên tai,... Phấn đấu ít nhất 20% số huyện được công nhận NTM nâng cao. Xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 phải phát triển ở một tầng cao mới, theo hướng toàn diện, phát triểnbền vững, gắn với tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn so với giai đoạn trước.Theo đó, chương trình xây dựng NTM phấn đấu đến năm 2025, phấn đấu có 50% số huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện NTM nâng cao và huyện NTM kiểu mẫu.Đối với tất cả các huyện đã đạt chuẩn thì phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau 2 năm thực hiện thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu, 4 huyện mẫu NTM kiểu mẫu (Nam Đàn (Nghệ An), Xuân Lộc (Đồng Nai), Hải Hậu (Nam Định), Đơn Dương (Lâm Đồng) đã từng bước hoàn thiện thiết chế hạ tầng, định dạng từng

vùng với nét đặc trưng thế mạnh của mình, tập trung sản xuất theo hướng tập trung, khai thác đúng lợi thế địa phương với tôn chỉ mục đích cuối cùng là sản xuất phát triển; kinh tế nông thôn phát triển; thiết chế hạ tầng đồng bộ; đảm bảo môi trường; đảm bảo an sinh, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân và xóa nghèo.

Qua hai năm tổ chức thực hiện mặc dù thời gian còn ngắn nhưng chương trình thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu đã có được những kết quả rất nổi bật như: Sản xuất các khu vực này đều tăng trưởng nhanh; thu nhập tăng cao; từng huyện đã biết khai thác lợi thế để tập trung vào khai thác lợi thế của mình về cây, về con, về gắn với du lịch; Giảm nghèo tích cực. Thông qua việc xác định 4 huyện mẫu, đây là bài học rút ra khá tốt.

1.2.2. Tình hình trin khai xây dng nông thôn mi theo hướngphát trin bn vng mt số địa phương

1.2.2.1. Huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình)

Năm 2013, sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, cán bộ và nhân dân xã Vũ Tây (huyện Vũ Thư) tiếp tục bắt tay “nâng cấp” các tiêu chí,

hướng đến mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ông Bùi Trọng Liễn, Chủ tịch UBND xã Vũ Tây cho biết: NTM là quá trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sau NTM chúng ta phải có NTM nâng cao, rồi NTM kiểu mẫu. Xác định được điều đó, ngay sau khi đạt chuẩn NTM, Vũ Tây đã huy động hàng nghìn ngày công, hàng chục tỷ đồng đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp hệ thống hạ tầng, hướng đến xây dựng xã NTM kiểu mẫu vào năm 2020. Hiện xã tự đánh giá đạt 11/11 tiêu chí NTM nâng cao. Ấn tượng đầu tiên khi về Vũ Tây là một không gian xanh mát với những đường làng ngõ xóm tít tắp và thoáng sạch. Đến nay, 100% đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, 100% hộ sử dụng nước sạch, 100% hộ bỏ rác đúng điểm tập kết, đúng giờ vào 2 buổi cố định trong tuần; 100% rác thải sinh hoạt được

thu gom và xử lý triệt để, ngày 24 hàng tháng trở thành ngày tổng vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm. Thu nhập của người dân được nâng lên, đạt gần

44 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,8 lần so với thời điểm được công nhận đạt chuẩn NTM; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7%.

Được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2014, những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Song An (Vũ Thư) đang quyết tâm thực hiện các tiêu chí để được công nhận xã NTM nâng cao vào năm 2020. Theo ông Lương Văn Đình, Chủ tịch UBND xã thì mục tiêu xây dựng NTM cũng như tiến tới NTM nâng cao của Đảng bộ, chính quyền xã Song An là làm thế nào để nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã thường xuyên đề ra các giải pháp và triển khai quyết liệt nhiều công việc trọng tâm để không ngừng hoàn thiện các tiêu chí NTM nâng cao. Trong đó, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã xác định việc nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo là nhiệm vụ quan trọng nên lãnh đạo địa phương cùng các đoàn thể từ xã đến thôn không ngừng vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có giá trị kinh tế cao. Triển khai quy vùng sản xuất tập trung, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi bảo đảm hiệu quả, bền vững gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Đến nay Song An mới đạt 6/11 tiêu chí xã NTM nâng cao. Vì vậy, thời gian tới cần rà soát từng tiêu chí, tiểu mục, từng lĩnh vực đã đạt, chưa đạt, tiểu mục cần nâng cao, bổ sung, xây dựng phương án triển khai, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trước quý II/2020.

1.2.2.2. Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở tỉnh Hà Tĩnh

Với quan điểm xây dựng NTM “thôn vững, xã chắc”, đảm bảo phát

triển toàn diện, bền vững, gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường (BVMT), bảo tồn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa mỗi miền quê, từ năm 2014, Ban Chỉ đạo NTM, UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trương xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu, đến nay, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Xuất phát từ thực tiễn là địa phương thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, cùng tính bền vững chưa cao của kết quả những năm đầu thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, năm 2014, Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng thí điểm 5 khu dân cư NTM kiểu mẫu và 240 vườn mẫu đại diện cho ba vùng sinh thái với những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người dân tích cực tham gia. Để triển khai trên diện rộng, UBND tỉnh đã ban hành Bộ Tiêu chí và bổ sung yêu cầu khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu vào Bộ Tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn (Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND, Quyết định số 59/2015/QĐ-UBND), đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu. Giai đoạn đầu (2014 - 2016), tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng/khu dân cư NTM kiểu mẫu; 20 triệu đồng/vườn mẫu (mỗi xã 10 vườn) đối với xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và năm kế tiếp, phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung ưu tiên như: quy hoạch, làm hàng rào xanh, giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới tiết kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ,...). Hiện nay, tỉnh có chính sách thưởng theo kết quả đầu ra, mỗi khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn thưởng 300 triệu đồng, mỗi vườn mẫu đạt chuẩn thưởng 5 triệu đồng (không giới hạn về số lượng khu, vườn). Với những bước đi, cách làm cụ thể, sáng tạo, phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu của tỉnh Hà Tĩnh đã lan tỏa rộng khắp, đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả cao, hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường.

Từ xây dựng mô hình điểm, đến nay Hà Tĩnh có 1.686/1.715 thôn triển khai xây dựng (chiếm 98% tổng số thôn), trong đó có 298 khu dân cư, 3.000 vườn mẫu đạt chuẩn; nhiều khu dân cư kinh tế phát triển, môi trường đảm bảo, cảnh quan đẹp, văn hóa được phát huy, đã trở thành vùng quê "Trù phú -

An lành", là "nơi đáng sống”. Một trong những địa bàn khởi sắc nhờ phong

Thượng Lộc, huyện Can Lộc). Tính đến năm 2018, 100% các vườn được quy hoạch, với 15 vườn mẫu đạt chuẩn; 19 mô hình sản xuất cho thu nhập trên

100 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,2 triệu đồng/năm. Hệ thống đường giao thông trục thôn, ngõ xóm được bê tông hóa; 100% các tuyến đường đều xây bồn hoa, trồng hàng rào xanh, đảm bảo chuẩn theo quy định xây dựng NTM.

Phát huy lợi thế có diện tích lớn đất cát và pha cát, thời gian qua, huyện

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w