Kết quảthực hiện một số tiêu chíxây dựngnông thôn mớitheo hướng

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 55 - 76)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Kết quảthực hiện một số tiêu chíxây dựngnông thôn mớitheo hướng

Như chương 1 đã phân tích, xây dựng NTM theo hướngPTBV là một nông thôn được phát triển hài hòa giữa4 nội dung chính là: tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường; và tôn trọng các quyền con người. Xây dựng NTM theo hướng bền vững là công cuộcPTNT, đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Về các tiêu chí Kinh tế-Tổ chức sản xuất: Trên thực tếhiện nay, toàn huyện Mai Sơn hiện nay có tổng số 108 HTX, trong đó, có 88 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (gọi tắt là HTX nông nghiệp); 20 HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tín dụng (gọi tắt là HTX phi nông nghiệp). Các HTX nông nghiệp hoạt động tuân thủ theo quy định tại Luật HTX năm 2012, tạo việc làm cho trên 1.500 lao động nông thôn. Các HTX lĩnh vực nông nghiệp cơ bản hiệu quả, giá trị trên 1 ha đất canh tác thu được khoảng 300-350 triệu đồng/năm. Điển hình như: HTX nông nghiệp Bảo Khánh, HTX Đoàn Kết ở xã Chiềng Mung, HTX Ngọc Lan, HTX Cam Nà Sản, HTX Mé Lếch ở Cò Nòi, HTX Thanh Sơn ở Cò Nòi,… góp phần không nhỏ cho tăng tổng giá trị kinh tế hàng năm của huyện.

Để tổ chức sản xuất, cần có quy hoạch NTM phù hợp với quy hoạch tổng thể của xã, huyện và tỉnh; Đồng thời nhằm xây dựng mô hình cảnh quan nông thôn biên giới vùng cao gắn với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chấm dứt tình trạng di dân tự do, không kiểm soát.Kết quảđiều tra khảo sát cho thấy (Bảng 3.1): Nếu như kết quả thực hiện tiêu chí Quy hoạch NTM ở xã Chiềng Ban đạt 9,5 điểm, ở mức độ 5 với mứcý nghĩa rất cao, thìở xãNà Bócó

sốđiểmđánh giá là 8, mức độ 4 với mứcý nghĩa cao, vàở xãPhiêng Pằn, xã khó khăn, xã vùng III, có sốđiểmđánh giáđạt 6,5 điểm, ở mức độ 3, với mứcý nghĩa trung bình (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Đánh giá tiêu chí Quy hoạch và Tổ chức cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới theo hướng PTBV

TT Tiêu chí Quy hoạch 1 nông thôn mới Tổ chức 2 cộng đồng Bình quân chung

Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích của tác giả, 2021

Kết quả thực hiện tiêu chí tổ chức cộng đồng, một tiêu chí liên quan đến tổ chức xã hội, phát triển cộng đồng,đảm bảo tính công bằng, sự tham gia, bình đẳng xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm,... tại xã Chiềng Ban đạt 9,5 điểm, mức độ 5 với mứcý nghĩa rất cao, thì kết quả thực hiện tiêu chí này tại xãNà Bóđạt 8,2điểm, mức độ 4 với mứcý nghĩa cao, cònở xãPhiêng Pằnđạt 7,0điểm, mức độ 4, với mứcý nghĩacao. Tính bình quân chung cho cả 2 tiêu chí Quy hoạch NTM và Tổ chức cộng đồng, xã Chiềng Ban đạtđiểm cao nhất (9,5 điểm), mức độ 5, mứcý nghĩa cao nhất; tiếp đến là xãNà Bó (8,1 điểm, mức độ 4, mứcý nghĩa cao); xãPhiêng Pằn cóđiểm thấp nhất (6,8 điểm), đạt mức độ 3 với mứcý nghĩatrung bình (Bảng 3.1).

quả trên địa bàn huyện Mai Sơn là 7.634 ha, tăng 6.213 ha so với năm 2015. Gồm các loại cây chủ lực: 2.512 ha xoài; 2.237 ha trồng nhãn, 439 ha trồng cây có múi; 476 ha trồng mận; 269 ha trồng chanh leo; 945 ha trồng sơn tra; 200 ha trồng na dai; cây ăn quả có múi, ngô,...

Xoài: Huyện Mai Sơn hiện có 2.700 ha xoài, tập trung tại xã Hát Lót, Cò Nòi và thị trấn Hát Lót, chủ yếu là giống xoài tượng da xanh, trong số này, 1.200 ha đã cho thu hoạch quả. Theo thống kê, năm 2019 toàn huyện tiêu thụ 8.560 tấn xoài, thì gần 2.000 tấn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Australia và Mỹ, trị giá ước 1.520 USD. Sau khi kết thúc vụ xoài năm ngoái, bà con nông dân trong huyện đã tập trung chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, bón phân cho cây. Thời điểm này, xoài đang đậu trái non, rất dễ bị các loại nấm, bọ trĩ phá hại, nên công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo chất lượng quả càng được chú trọng.Được xác định là loại cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, trong mấy năm trở lại đây, việc thâm canh, mở rộng diện tích xoài trên địa bàn huyện càng được chú trọng phát triển; tư duy canh tác của bà con cũng được thay đổi, mở rộng hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu như trước đây, người dân chỉ quan tâm đến sản lượng mà không mấy chú ý đến chất lượng cũng như nhu cầu thị trường, sản phẩm xoài quả không đảm bảo, thường tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rồi hoạt động thu mua, chế biến gặp khó khăn,... nhưng từ năm 2017 đến nay, nông dân trong huyện đã chú ý đến việc chăm sóc xoài theo đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu, rồi tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đối với thị trường Australia, quả xoài cần được thu hoạch tại vùng có cấp mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, trọng lượng từ 0,55 kg đến 0,75 kg, quả xoài tượng da xanh to đều, vỏ bóng đẹp, không đốm sâu bệnh, không trầy xước, hạt chưa đóng sơ; còn đối với thị trường Trung Quốc, thì quả xoài có thể không giới hạn về trọng lượng, nhưng phải to đều, vỏ bóng đẹp, không đốm sâu bệnh, không trầy xước, độ chín già,...

Nhãn: Hiện trên địa bàn huyện Mai Sơn có tổng diện tích nhãn là 2.522 ha; trong đó diện tích cho sản phẩm là 1.165 ha, sản lượng năm 2020 ước đạt

14.650 tấn. Nhãn tại huyện Mai Sơn có quả to, đồng đều, vỏ dày nên không bị nứt quả khi thu hoạch, thịt quả dày và thơm, giàu chất dinh dưỡng. Diện tích nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap là 163 ha, sản lượng đủ điều kiện xuất khẩu ước tính 5.200 tấn. Hiện nay cơ quan quản lý đã cấp 05 mã vùng trồng với diện tích 36,2 ha để xuất khẩu sang thị trường các nước: Úc, Mỹ cho 05 hợp tác xã và 08 mã vùng trồng với diện tích 132,5 ha để xuất xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cho 07 hợp tác xã sản xuất nhãn. Năm 2020 đã xuất khẩu 2.600 tấn nhãn, giá trị đạt 2.050 nghìn USD; sản phẩm long nhãn xuất khẩu 30 tấn, giá trị đạt 130 nghìn USD. Hiện các vùng trồng nhãn cho năng suất, chất lượng cao của huyện Mai Sơn tập trung ở các xã: Chiềng Mung, Hát Lót, Cò Nòi và thị trấn Hát Lót,...

Vùng sản xuấtchanh leo: Diện tích chanh leo toàn huyện Mai Sơn khoảng 1.000 ha, tập trung tại các xã Cò Nòi, Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Chiềng Sung, Chiềng Ve, Nà Bó,… Mặc dù mới có mặt ở đồngđất Mai Sơn gần 10 năm nay, nhưng huyện đã có 15 HTX trồng chanh leo mang lại thu nhập cao cho người dân. So với các loại cây trồng khác, chanh leo đem lại thu nhập ổn định cho người nông dân. 1ha chanh leo cho năng suất được 40 tấn. So với trồng ngô, 1ha chỉ thu được 8 tấn. Với mức giá thấp nhất là 5.000đ/kg,

1 ha chanh leo sau 4 tháng trồng thu được 200 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, người dân lãi khoảng 100 triệu đồng. Rõ ràng trồng chanh leo hiệu quả hơn rất nhiều so với ngô.Chanh leo đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng giúp nhiều hộ dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo. Từ những mảnh nương trước đây chỉ trồng ngô một số loại cây lương thực năng suất thấp, nay đã được phủ màu xanh của những dàn chanh leo. Nếu chăm sóc khéo mỗi hecta chanh leo sẽ mang lại cho người trồng gần 100 triệu/vụ. Với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người gồm: Nguồn vitamin và chất xơ dồi dào; ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư; tốt cho bệnh nhân tiểu đường; an thần,… Quả chanh leo ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, hiện nay, quả chanh leo đã được xuất khẩu sang một số thị trường như Pháp và Thụy Sỹ. Đây là tín hiệu vui, là cơ hội để quả chanh leo

của Sơn La có mặt ở nhiều thị trường lớn. Bên cạnh việc xuất bán quả tươi, huyện Mai Sơn còn tận dụng các phụ phẩm từ cây chanh leo để chế biến một số sản phẩm khác như: Lá cây dùng để là trà; hạt để sản xuất tinh dầu; vỏ của quả chanh dùng để làm mứt và chế biến rượu vang,… Từ đó, nâng cao giá trị của các sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng chanh leo Mai Sơn.

Vùng sản xuất cây ăn quả có múi: Gồm bưởi da xanh, cam,... tập trung tại xã Hát Lót. Xã này có 12 HTX cây ăn quả, chủ yếu là bưởi và cam. Tới bản Noong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, chúng tôi càng ấn tượng khi đứng giữa vườn bưởi da xanh đến mùa thu hoạch và được tận mắt thấy bạt ngàn cây trái của vùng đất được đánh giá là thủ phủ trái cây lớn nhất nhì miền Bắc.

Vùng sản xuất na: Diện tích na toàn huyện hơn 200 ha, phân bố tập trung tại thị trấn Hát Lót, xã Cò Nòi,... Trồng na đạt hiệu quả kinh tế cao, vì vậy trên địa bàn huyện ngày càng có nhiều gia đình trồng na, nhất là việc trồng na theo quy trình VietGAP, bởi sản phẩm na VietGAP năng suất cao hơn phương pháp truyền thống từ 3 - 4 tấn quả/ha, đảm bảo về chất lượng, giá thành cao hơn, đầu ra thuận lợi. Loại cây na này có ưu điểm: Sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều loại đất và khí hậu, kháng bệnh tốt, trọng lượng quả đạt từ 0,5 - 0,8 kg/quả, chất lượng tương tự na truyền thống, quả ít bị nứt khi chín, nhu cầu của thị trường cao, giá bán cao gấp 3 lần na truyền thống,... Na Mai Sơn có kích cỡ quả vừa phải, tròn đều, mắt vỏ lồi đều;trọng lượng trung bình từ 0,3-0,4 kg/quả, ít hạt, thịt quả có màu trắngngà, dai, vị ngọt đậm, mùi thơm dịu. Vụ na ở Mai Sơn bắt đầu từ tháng8 đến tháng 10 hằng năm. Huyện Mai Sơn hiện có trên 200 ha na, từ vài hộ trồng ban đầu từ những năm 2000 đến nay đã có hàng trăm hộ trồng na. Sản lượng ước đạt 2.000 tấn. Giá được chia làm hai loại, loại quả to có giá trên 40.000 đồng/kg, quả trung bình giá từ 25.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg. Ước tính mỗi hộ trồng na thu nhập gần tỷ đồng.

Vùng sản xuất cà phê: Mai Sơn cũng là huyện có nhiều cà phê với diện tích 4.200 ha, chiếm 34% diện tích cà phê toàn tỉnh Sơn La. Cây cà phê được

trồng tập trung tại 9 xã của huyện Mai Sơn gồm: Chiềng Mung, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Chung, Mường Chanh, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve và Nà Ớt,... Tại huyện Mai Sơn, năng suất quả cà phê tươi ước đạt từ 120 - 150 tạ/ha; tổng sản lượng cà phê quả tươi mỗi năm ước đạt trên 52.000 nghìn tấn, doanh thu ước đạt trên 368 tỷ đồng. Các hoạt động sản xuất, sơ chế và chế biến cà phê ở địa phương ngày càng phát triển. Có tới 80% sản lượng cà phê nhân sản xuất tại Mai Sơn được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác. Danh tiếng cà phê Arabica Mai Sơn và tỉnh Sơn La ngày càng được nâng cao và khẳng định là một trong hai vùng sản xuất cà phê chè lớn tại Việt Nam.

Vùng sản xuất ngô: Lâu nay Sơn La vẫn được biết đến là “vựa” ngô của miền Bắc, sản lượng ngô hàng năm đạt trên 600.000 tấn, đi đến đâu cũng thấy bà con trồng ngô, đến xóm làng nào cũng thấy nông dân bàn chuyện trồng ngô gì, áp dụng kỹ thuật gì,… để có những vụ ngô bội thu. Vào mùa thu hoạch rộ, những bắp ngô lai chín vàng ươm được bà con mang tới tấp về nhà, phơi khô rồi chất thành đống, hoặc treo lủng lẳng khắp trần nhà để chờ thương lái tới thu mua. Có thể nói, ngô đã trở thành cây trồng chính, giúp nhiều hộ nông dân, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi đói nghèo, vươn lên khá giàu. Tuy là vựa ngô lớn nhất cả nước, nhưng thực tế cho thấy, đầu ra cho cây ngô ở Sơn La vẫn chưa thực sự ổn định, chủ yếu là do thị trường có nhiều biến động, giá cả bất ổn, chi phí vận chuyển cao, nhiều nông dân vẫn sử dụng các giống ngô cũ năng suất thấp, chất lượng kém nên có lãi ít,… Vì thế, để vựa ngô PTBV, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong các khâu ổn định thị trường, vốn tín dụng, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đường giao thông), đồng thời chú trọng nghiên cứu, lai tạo các giống ngô thế hệ mới cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Có một thực tế, ở Mai Sơn số liệu các cây trồng, vật nuôi khác có thể thống kê được, duy chỉ có diện tích và sản lượng ngô thì không có con số chính xác. Bởi ở đây ngô "leo" đồi, ngô lấn diện tích đất lâm nghiệp tràn lan. Hiện nay diện tích ngô đang có xu hướng giảm dần do được thay thế bằng các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, chanh leo, bưởi, na,...

PTBV có liên quan đến giảm nghèo. Về hộ nghèo: Thống kê toàn huyện Mai Sơn hiện có 37.774 hộ dân, trong đó số hộ dân tộc thiếu số là 27.220 hộ, chiếm tỷ lệ 72,06%. Số hộ nghèo năm 2018 là 6.983 hộ; chiếm 18,49% (trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 6.743 hộ, chiếm 96,56% tổng số hộ nghèo); hộ cận nghèo là 2.545 hộ; chiếm 6,74% (trong đó hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 2.411 hộ, chiếm 94,73% tổng số hộ cận nghèo). Kết quả thảo luận, đánh giá việc thực hiện tiêu chí Kinh tế-Tổ chứcsản xuất-Thu nhập- Hộ nghèo trong xây dựng NTM theo hướngPTBV tại 3 xãđại diện được trình bàyở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá tiêu chí Kinh tế-Tổ chức sản xuất-Thu nhập-Hộ

nghèo trong xây dựng NTM theo hướng PTBV

Tiêu chí TT chủ yếu 1 Hợp tác xã Vùng 2 sản xuất tập trung 3 Thu nhập 4 Hộ nghèo Bình quân chung

là xãNà Bó, đạt 8 điểm, mức độ 4, mứcý nghĩa cao; thấp nhất là xãPhiêng Pằn, đạt 7,1 điểm, mức độ 4, cũng với mứcý nghĩa cao (Bảng 3.2). Về tiêu chí vùng sản xuất tập trung, kết quả thực hiệnở xã Chiềng Ban đạt cao nhất, 9 điểm, mức độ 5, mứcý nghĩa rất cao; Tiếp đến là xãNà Bó,đạt 8 điểm, mức độ 4, mứcý nghĩa cao; Thấp nhất là xãPhiêng Pằn,đạt 7 điểm, mức độ 4 cũng với mứcý nghĩa cao (Bảng 3.2). Về tiêu chí thu nhập, tương tự như các tiêu chí trên đây, xã Chiềng Banđạt cao nhất với 9,2 điểm, đạt mức độ 5, mứcý nghĩa rất cao; Tiếp đến là xãNà Bó, đạt 6,1 điểm, mức độ 3 với mứcý nghĩa trung bình; Thấp nhất là xãPhiêng Pằn, đạt 4 điểm, mức độ 2 với mứcý nghĩathấp (Bảng 3.2). Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí hộ nghèođạt cao nhất là xã Chiềng Ban với 9,0điểm, đạtmức độ 5, mứcý nghĩa rất cao; Tiếp đến là xãNà Bó,đạt 5,4 điểm, mức độ 3, vớimứcý nghĩa trung bình; Thấp nhất là xãPhiêng Pằn,đạt 3,1 điểm, mức độ 2, mứcý nghĩa thấp (Bảng 3.2). Điểm bình quân chung cho cả nhóm tiêu chíKinh tế-Tổ chức sản xuất-Thu nhập và Hộ nghèoở xã Chiềng Ban đạt cao nhất với 9,1 điểm, đạt mứcđộ 5, mứcý nghĩa rất cao; Tiếp đến là xãNà Bó,đạt 6,9 điểm, mức độ 3, mứcý nghĩa trung bình; Thấp nhất là xãPhiêng Pằn, chỉđạt 5,3 điểm, mức độ 3 với mứcý nghĩa trung bình (Bảng 3.2).

PTBV có liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Kết quảđánh giá mức độ thực hiện nhóm tiêu chí Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội trong xây dựng NTM theo hướng PTBV ở 3 xã nghiên cứu cho thấy: Vềđiện, xã Chiềng Ban đạt cao nhất (với 9 điểm, mức độ 5, mứcý nghĩa rất cao); tiếp đến là xãNà Bó (đạt 6,5 điểm, mức độ 3, mứcý nghĩa trung bình), thấp nhất là xãPhiêng Pằn (đạt 4,5 điểm, mức độ 2, với mứcý nghĩa thấp). Vềđường giao thông nông thôn, xã Chiềng Ban đạt cao nhất (với 9 điểm, mức độ 5, mứcý nghĩa rất cao); tiếp đến là xãNà Bó(đạt 8,0 điểm, mức độ 3, vớimứcý nghĩa

trung bình), thấp nhất là xãPhiêng Pằn (đạt 6,5 điểm, mức độ 3, mứcý nghĩa trung bình).

Bảng 3.3. Đánh giá tiêu chí Cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM theo hướng PTBV Tiêu chí TT Cơ sở hạ tầng chính 1 Điện 2 Đường giao thông

Một phần của tài liệu Khảo sát người dân về xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững ở huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 55 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w