Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin tại thư viện trường đại học trần quốc tuấn (Trang 82)

1 5 Đều ỉn oạt ộ nt nt n-t ƣv n

3.2. Nhóm giải pháp phát triển nhu cầu tin

3.2.1. Đào tạo người dùng tin

Hiện nay, TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn chưa có chính sách đào tạo NDT, điều này khiến cho NDT luôn bị động khi tiếp cận thư viện để tìm kiếm thông tin họ cần. Chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thông tin phong phú của thư viện hay là trình độ của người cán bộ thông tin thì chưa thể thỏa mãn được tối đa nhu cầu tin của họ. Để nâng cao được chất lượng phục vụ, ngoài các yếu tố trên, Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cần phải giúp NDT hiểu về các sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng như các kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin tại thư viện. Ngoài ra, thư viện phải lên chính sách đào tạo và hướng dẫn cụ thể dành cho người dùng tin để giúp họ có định hướng sử dụng thư viện, xác định loại hình thông tin họ cần tìm kiếm, biết cách sử dụng các phương tiện và ứng dụng các công cụ để khai thác thông tin. Dưới đây là một số gợi ý:

+ Sắp xếp cán bộ chuyên phụ trách trực tiếp hướng dẫn và giúp NDT biết cách sử dụng các phương tiện khai thác thông tin tại thư viện.

+ Sắp xếp lịch tổ chức các buổi cố định hàng tuần để hướng dẫn NDT những kỹ năng cơ bản về tìm kiếm và sử dụng thông tin tại thư viện.

+ Tổ chức mở rộng các buổi giao lưu giữa cán bộ thư viện với NDT về kiến thức tìm kiếm và khai thác thông tin, đồng thời giải quyết những thắc mắc của NDT tại thư viện.

+ Biên soạn cẩm nang hướng dẫn NDT hoặc vẽ sơ đồ về cách sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại chỗ của thư viện.

Thông qua các buổi đào tạo NDT tại thư viện không chỉ giúp NDT hiểu biết được các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện mình, tăng hiệu quả tìm kiếm thông tin, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin mà còn tạo được mối quan hệ rộng hơn, cởi mở và thân thiết hơn giữa NDT với người cán bộ thư viện.

Ứn ụn oạt ộn m rket n

Kết quả khảo sát cho thấy có trường hợp không biết đến các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn và thậm chí còn chưa

đến thư viện bao giờ. Do thư viện không tổ chức quảng bá được các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của mình rộng rãi cho NDT biết đến. Chính vì vậy, để họ hiểu hơn về các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện và gây được ấn tượng, tạo ra sức hút đối với NDT thì Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cần ứng dụng cấp thiết hoạt động marketing, nhằm đi đến mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu tin của NDT.

Để chiến lược marketing thực sự đạt được hiệu quả cao thì cần phải phân tích kỹ lưỡng môi trường nơi tổ chức, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của các nhóm NDT, chuẩn bị chi tiết và đảm bảo được các yếu tố dưới đây:

+ Chương trình quảng bá sản phẩm phải được tổ chức thường xuyên và định kỳ để NDT luôn có nhiều cơ hội tham gia

+ Nội dung chương trình phải được thay đổi liên tục, có điểm nhấn, sự sáng tạo, độc đáo và thu hút được đối tượng hưởng ứng. Bên cạnh đó, Thư viện cần phải làm ra thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin mới để cung cấp những thông tin có giá trị cao như: CSDL, tóm tắt, tổng quan, tổng luận, v...v.

+ Thời gian và địa điểm tổ chức phải phù hợp và tạo điều kiện thuận tiện cho sự tham gia của NDT

+ Cách thức và điều kiện tham gia cần đơn giản để cho NDT dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ

Về hình thức thực hiện, Thư viện có thể thực hiện chiến lược marketing sản phẩm và dịch vụ của mình bằng nhiều hình thức khác nhau:

+ Phát tờ rơi chứa thông tin về các sản phẩm và dịch vụ của thư viện đặt tại các vị trí công cộng như cổng trường, cửa ra vào thư viện và các tiểu đoàn.

+ Tư vấn, giới thiệu cho bạn đọc tìm đến các sản phẩm và dịch vụ khi họ có nhu cầu thông qua lớp đào tạo người dùng tin. Ngoài ra, cần nhấn mạnh các tiện ích khi sử dụng các dịch vụ và sản phẩm này đối với họ trong việc khai thác và tìm kiếm thông tin

+ Giới thiệu thông qua đội ngũ giáo viên để tuyên truyền những tài liệu học tập, tài liệu tham khảo. Vì đây chính là nguồn tài nguyên thông tin luôn có tác động trực tiếp đến phương pháp giảng dạy và kết quả học tập của họ.

+ Trao đổi trực tiếp cho từng đơn vị tiểu đoàn trực thuộc, cán bộ sĩ quan lãnh đạo, chỉ huy cấp đại đội để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện.

+ Mở rộng marketing trên các diễn đàn, trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng như: facebook, twitter, instagram, ...

Như vậy, thông qua nhiều lần tổ chức marketing, thư viện không chỉ quảng bá được các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện mình mà còn thu hút được nhiều mối quan hệ rộng hơn với các cơ quan, tổ chức, nhà tài trợ và người dùng tin.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính trí tuệ, vận dụng từ các nghiên cứu khoa học đi trước để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội và tạo ra các công trình khoa học mới.

Có thể nói, họat động nghiên cứu khoa học là không thể thiếu đối với sinh viên nói chung và với các chiến sĩ, học viên tại trường ĐH Trần Quốc Tuấn nói riêng. Tuy nhiên, trường ĐH Trần Quốc tuấn vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học tại đây bằng nhiều hình thức khác nhau như: viết tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận,... Bởi vì thông qua nghiên cứu khoa học, các chiến sĩ, học viên sẽ rèn luyện được khả năng tư duy, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy logic, tinh thần làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác trong quá trình đào tạo tại trường.

Khi tiến hành nghiên cứu khoa học, người làm nghiên cứu sẽ phải thực hiện rất nhiều thao tác. Để giúp họ có thể hoàn thiện được "tác phẩm", Thư viện đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến nghiên cứu khoa học. Như vậy, khi tham gia nghiên cứu khoa học cũng có nghĩa là nhu cầu tin của bạn đọc được kích thích.

Như vậy, để có thể kích thích hoạt động nghiên cứu khoa học trong các chiến sĩ, học viên, thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cần phải:

+ Đáp ứng các thông tin và tài liệu cơ bản liên quan trong quá trình nghiên cứu khoa học

+ Tạo mọi điều kiện tối đa về thời gian, cơ sở vật chất, điều kiện khai thác, quyền truy cập, sử dụng các dịch vụ và sản phẩm, đáp ứng nguồn thông tin cho người làm công tác nghiên cứu khoa học để họ có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình nghiên cứu.

+ Thỏa mãn tối đa dịch vụ trao đổi thông tin, giúp chiến sĩ, học viên có điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin, giúp họ chủ động kiểm soát nguồn thông tin hiện có làm tư liệu trong quá trình nghiên cứu.

3.2.4. Đổi mới phương pháp giảng dạy và thúc đẩy hình thức tự học

Có thể nói, thư viện là một nhân tố quan trọng trong việc góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và thúc đẩy hình thức tự học của các chiến sĩ, học viên trường ĐH Trần Quốc Tuấn. Góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trí tuệ cho đất nước. Vì thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện tối đa cho người dùng tin phát triển toàn diện, đặc biệt là thông qua việc tự học có được những tư duy sáng tạo.

TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn là loại hình thư viện trường đại học quân sự, bởi vậy đa số NDT của thư viện là học viên, chiến sĩ, cán bộ sĩ quan nghiên cứu và giảng viên cho nên phương pháp đào tạo dạy và học tại trường sẽ là điều ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và tần suất sử dụng thư viện của NDT.

Trong các năm gần đây, trường ĐH Trần Quốc Tuấn đang giảm tải chương trình học, tuy nhiên mới ở giai đoạn đầu nên cả giảng viên và học viên, chiến sĩ đều chưa làm quen được với chương trình đào tạo mới. Trước đây phương pháp dạy và học vẫn còn thụ động, vì thời gian đào tạo lâu hơn nên giáo viên có nhiều thời gian để giảng dạy còn chiến sĩ, học viên cũng chỉ phụ thuộc vào bài giảng mà không tự mình tham khảo thêm tài liệu khác. Hiện tại, chương trình học đã có nhiều sự đổi mới, việc giảm tải chương trình học đã làm cho số

giờ sinh viên phải tự học tăng lên. Ngoài ra, giáo viên khi lên lớp còn đưa ra các vấn đề thảo luận và bài tập nhóm yêu cầu chiến sĩ, học viên phải tự đến thư viện tìm tài liệu để phục vụ cho các bài thuyết trình và bài tập nhóm. Như vậy, họ sẽ phải chủ động tìm đến thư viện và sử dụng thư viện như một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động nghiên cứu, học tập của mình.

Để góp đổi mới phương pháp giảng dạy và thúc đẩy hình thức tự học, Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cần phải:

+ Tăng cường vốn tài liệu cả về nội dung và hình thức, đảm bảo đầy đủ sách giáo khoa và sách tham khảo về các chuyên ngành quân sự mà nhà trường đào tạo

+ Bổ sung đa dạng về thể loại như: báo, tạp chí khoa học, báo cáo khoa học, chuyên đề, ... đảm bảo chất lượng tài liệu, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin cho bạn đọc

+ Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện và ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của thư viện

+ Mở rộng mô hình và không gian cho việc tự học để các chiến sĩ, học viên có thể dễ dàng trao đổi, tiếp cận với tài liệu của thư viện

+ Thường xuyên tiếp nhận ý kiến đóng góp, thông tin phản hồi từ NDT để điều chỉnh phù hợp với hoạt động TT-TV nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

+ Người cán bộ thư viện cũng phải nâng cao vai trò của mình, không chỉ dừng lại là một người trông giữ sách mà còn là một người bạn đồng hành, hướng dẫn tận tình NDT tìm kiếm và khai thác thông tin trong thư viện.

KẾT LUẬN

Trải qua 35 năm phát triển và gìn giữ, Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin chủ yếu cho người dùng tin. Ngoài các công tác chuyên môn, Thư viện đã kịp thời cung cấp những thông tin mới nhất về chuyên ngành quân sự, chính trị và phục vụ đắc lực trong công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy của các cán bộ sĩ quan lãnh đạo, giảng viên, chiến sĩ, học viên trong Nhà trường.

Nhu cầu tin của người dùng tin trong trường ngày càng phát triển, đa dạng và phong phú hơn cùng với sự đa dạng hóa công tác đào tạo và xu hướng hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo.

Không nằm ngoài xu thế phát triển, hiện nay các ứng dụng từ công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển mạnh mẽ, Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn cũng nắm bắt kịp thời, đáp ứng ở mức độ nhất định nhu cầu tin cũng như tăng cường số lượng độc giả đến khai thác nguồn tri thức trong thư viện. .

Mặc dùvây, TV vẫn còn tồn tại một số những hạn chế do kinh phí còn hạn hẹp nên nguồn tài nguyên thông tin của thư viện vẫn chưa thể thỏa mãn tối đa nhu cầu cho người dùng tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin chưa thực sự tạo được lực hút đối với người dùng tin tại TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn, trình độ chuyên môn của nhiều cán bộ thư viện chưa đồng đều.

Để khắc phục những tồn tại và tiến tới đáp ứng đầy đủ nhu cầu tin của người dùng tin trong trường, hơn nữa góp phần phát triển nhu cầu tin của họ sâu hơn, đa dạng hơn, thư viên và nhà trường cần phải có những đổi mới tích cực. Cần bổ sung tài liệu theo đúng theo nhu cầu của người dùng tin, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin, tăng cường mở rộng hoạt động hợp tác chia sẻ với các cơ quan thông tin khác để làm giàu thêm nguồn tài nguyên thông tin, có những mức đầu tư nhất định về cơ sở vật chất, chủ động kinh phí bằng cách phát triển dịch vụ có thu phí, xây dựng các đề án và xin dự án từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân,quan tâm đến công tác cải tiến phương pháp cũng như trình độ nghiệp vụ, tổ chức bổ sung và đào

tạo kiến thức cho NDT nhằm đáp ứng nhu cầu tin của các cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên có trình độ cao, cử nhân, học viên cao học chuyên ngành, để chất lượng phục vụ ngày càng được đánh giá tốt hơn nữa.

Để thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin trong hoạt động thông tin - thư viện, TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn cần phải thực hiện kịp thời tất cả những việc làm trên. Nếu hoàn thành tốt thì Thư viện sẽ nhanh chóng nâng cao được chất lượng và thỏa mãn tối đa nhu cầu tin cho bạn đọc và góp phần tích cực vào việc giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

DANH MỤC TÀI LI U THAM KHẢO I T l u t m k ảo

1. Bộ Văn hóa Thông tin (2008), Về công tác thư viện; Các văn bản pháp quy hiện hành về thư viện.

2. Nguyễn Thị Tường Anh (2004), Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại

Phòng Thông tin tư liệu Viện văn học, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư

viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

3. Huỳnh Thị Bạch Cúc (2008), Tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp

ứng nhu cầu tin tại thư viện tỉnh An Giang, Tạp chí Thư viện Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Tạp chí Thư viện Việt Nam.

5. Phan Thị Dung (2012), Nhu cầu tin của người dùng tin và khả năng đáp ứng của

Thư viện các trường Đại học Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư

viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội. 6. Nguyễn Tiến Đức (1984), Nhu cầu tin và các phương pháp điều tra nghiên cứu,

Nghiên cứu nghiệp vụ, số 2, tr.11-16.

7. Nguyễn Bích Hạnh (2011), Nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm thông tin - thư

viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện,

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

8. Cung Thị Thúy Hằng (2011), Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho

người dùng tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ

khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

9. Quản Thị Hoa (2008), Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin tại

thư viện tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện Trường

Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

10. Trần Thị Huệ (2013), Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư

viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Luận văn Thạc sĩ khoa học

11. Phạm Thanh Huyền (2007), Nghiên cứu nhu cầu tin tại viện thông tin khoa

học xã hội, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn

hóa Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Trường Giang (2010), Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin tại thư viện trường đại học trần quốc tuấn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)