0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên
Đọc TL tại thư viện Mượn về nhà
Phổbiến TT có chọn lọc
Khai thác TL đa phương tiện
Sao chụp TL ML truyền thống
Thông báo sách mới
Dịch vụ thông tin - thư viện là một trong những thành phần cơ bản tạo nên hoạt động thư viện. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn còn nghiên cứu phát triển dịch vụ phong phú, đa dạng với mục đích giúp người dùng tin có thể thỏa mãn các nhu cầu tin với thời gian ngắn nhất, tiết kiệm và hiệu quả.
Để triển khai tốt các dịch vụ, thư viện luôn quan tâm vấn đề tăng cường nguồn lực thông tin, chú trọng đến đào tạo cán bộ thư viện các kỹ năng trong cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin, các kỹ năng giao tiếp với NDT. Theo kết quả phỏng vấn từ cá nhân cho thấy những tín hiệu rất tích cực đó là, các tiêu chí cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT như thời gian thực hiện dịch vụ được nhìn nhận là phù hợp, chất lượng dịch vụ tương đối tốt, kịp thời và đem lại sự hài lòng đối với NDT.
Dịch vụ đọc tài liệu tại thư viện
Thư viện đang phục vụ đọc tài liệu tại chỗ ở các phòng sau: Phòng đọc mở, Phòng đọc tài liệu nội sinh, Phòng báo - tạp chí.
Theo thống kê cho thấy có 62,8% NDT sử dụng dịch vụ này, trong đó nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy chiếm tỉ lệ 68,9% và nhóm chiến sĩ, học viên là 68,7%. Hai nhóm này có nhiều thời gian dành cho việc đến TV để đọc tại chỗ hơn là nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý (20%). Lý do là đặc thù công việc của nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý có phần bận rộn, không cố định ở trong trường thường xuyên, cho nên họ chọn sử dụng các dịch vụ khác thuận tiện hơn.
Dịch vụ mượn về nhà
Thư viện đang phục vụ mượn tài liệu tại Phòng mượn. TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn đã trang bị hệ thống cổng từ, máy khử từ và phần mềm mã vạch dán trên tài liệu để kiểm soát việc tài liệu ra vào qua phòng này. Đặc biệt, đối với tất cả các nhóm NDT đều không mất phí để làm thẻ thư viện như nhiều trường dân lập khác, điều này lại càng tạo điều kiện để tăng sự tiếp cận, gần gũi, thân thiện hơn giữa bạn đọc và thư viện.
Theo số liệu thống kê, đây là hình thức mà nhiều NDT lựa chọn nhiều nhất (72,9%) vì nó tạo sự thuận lợi cho NDT về vấn đề thời gian hơn. Ngoài ra, vì số
lượng tài liệu quá nhiều mà diện tích phòng đọc lại hạn chế nên NDT nếu không có thời gian sử dụng tài liệu ngay thì có thể viết phiếu yêu cầu cho cán bộ thư viện để được mượn tài liệu mang về nhà với khoảng thời gian là một tuần, khi hết hạn nếu NDT vẫn muốn tiếp tục sử dụng tài liệu có thể đăng ký lại và gia hạn mượn thêm một lần nữa. Vì được tạo điều kiện thuận lợi và có nhiều ưu điểm như vậy nên số lượng NDT sử dụng dịch vụ này rất cao, nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý chiêm tỉ lệ cao nhất là 95%, nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy chiếm 82,2%, nhóm chiến sĩ, học viên chiếm 65,6%.
Dịch vụ sao chụp tài liệu
Dịch vụ sao chụp tài liệu cung cấp cho người dùng tin những tài liệu không được mượn về nhà hoặc là NDT muốn sở hữu không phải đến Thư viện nhiều lần. Thư viện được trang bị máy photocopy và máy in để phục vụ cho nhu cầu sao chụp tài liệu của NDT. Dịch vụ này chiếm tỉ lệ 26,2% trong tổng số, trong đó 60% nhóm NDT là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý sử dụng dịch vụ này, 56,7% NDT là nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy, còn lại chỉ có 5,1% NDT là chiến sĩ, học viên sử dụng tới dịch vụ này. Lý do như đã nói ở trên, do nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý họ không có thời gian ở Thư viện nên họ luôn phải tranh thủ, vì vậy dịch vụ này cũng được họ lựa chọn nhiều hơn. Bên cạnh đó, nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy họ cần nhiều tài liệu để làm việc lâu dài cho nên họ cũng sử dụng dịch vụ này để sở hữu luôn tài liệu mà không cần đến mượn Thư viện nhiều lần. Còn đối với nhóm chiến sĩ, học viên thì họ không cần thiết sở hữu nhiều tài liệu như hai nhóm trên vì họ chỉ học các môn học cơ bản và chuyên ngành trong thời gian nhất định, không phải nghiên cứu và lưu trữ nhiều. Ngoài ra, do còn đang trong thời gian đào tạo, địa điểm đóng quân không cố định nên họ không có không gian để cất giữ tài liệu, vì vậy nhóm chiến sĩ, học viên chiếm rất ít tỉ lệ sử dụng dịch vụ này.
Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc
Đây là dịch vụ cung cấp thông tin có nội dung và hình thức đã được xác định từ trước một cách chủ động và định kỳ tới NDT.
Theo điều tra thống kê và phỏng vấn, dịch vụ này rất phổ biến ở thư viện, số lượng NDT sử dụng dịch vụ chiếm 38,2%. Vì các thông tin này thường là các kết quả báo cáo, các bài phân tích, tổng luận, các bảng tổng hợp dữ kiện, số liệu, các tài liệu chứa thông tin mang tính tổng hợp cao, tiết kiệm được thời gian của NDT. Cho nên, rất phù hợp với đối tượng NDT là cán bộ sĩ quan quản lý, lãnh đạo và cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy. Trong đó, nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý chiếm 80%, nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy chiếm 76,7%. Còn nhóm chiến sĩ, học viên không quan tâm với dịch vụ này lắm nên chỉ có 11,8% trong số họ sử dụng dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc.
Dịch vụ khai thác tài liệu đa phương tiện
Dịch vụ này ra đời là nhờ các thiết bị công nghệ thông tin được trang bị dựa trên sự kết nối Internet. Khi sử dụng dịch vụ này NDT có thế tìm kiếm các tài liệu điện tử, tra cứu CSDL của Thư viện, CSDL trên CD-ROM, v...v.
Số lượng NDT sử dụng dịch vụ này chiếm tỉ lệ 12%, mặc dù đây không phải là một dịch vụ mới lạ nhưng vẫn khá ít người quan tâm đến dịch vụ này. Theo quan sát và phỏng vấn, rất ít NDT tra cứu, đọc và download tài liệu điện tử hay tra cứu CSDL của Thư viện, CSDL trên CD-ROM. Nguyên nhân là do máy tính ở Thư viện thường xuyên gặp trục trặc và chưa khắc phục được, điều kiện bảo quản chưa tốt, chuyên viên chưa được nâng cao tay nghề, mạng ở Thư viện không ổn định.
Trong đó, nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý có rất ít thời gian cho nên số lượng NDT sử dụng dịch vụ này tại Thư viện chỉ chiếm 5%. Tương tự, nhóm chiến sĩ, học viên cũng chiếm 8,7%. Theo như phỏng vấn, một số NDT không sử dụng dịch vụ này là vì họ không có nhu cầu. Ngoài ra, họ cho rằng tham khảo trực tiếp tài liệu sẽ được lâu hơn, thay vì ngồi đọc trên máy tính gây ra mỏi mắt, họ có thể cầm trực tiếp cuốn tài liệu tham khảo thoải mái hơn. Còn lại, nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy sử dụng dịch vụ khai thác tài liệu đa phương tiện chiếm tỉ lệ 22,2%. So với hai nhóm trên thì tỉ lệ sử dụng dịch vụ này là cao hơn nhưng so với những dịch vụ khác thì dịch vụ này được họ sử dụng ít hơn.
Sản phẩm thông tin - thư viện
Theo đánh giá chủ quan và qua phỏng vấn NDT, nhìn chung sản phẩm TT- TV tại đây có mức độ bao quát nguồn tin khá tốt đối với đối tượng NDT là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra, sản phẩm TT-TV còn đáp ứng được tương đối kịp thời, chính xác, khách quan thông tin mà NDT yêu cầu. Tuy nhiên các sản phẩm TT-TV chưa gây được nhiều sự chú ý đối với nhiều NDT.
Mục lục truyền thống
Mục lục truyền thống của Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn là tủ mục lục bao gồm các loại mục lục chữ cái, mục lục phân loại, mục lục chủ đề, bao gồm các phiếu mô tả thông tin về tên tác giả và tài liệu được sắp xếp theo vần chữ cái, chủ đề hoặc khung phân loại được sắp xếp một cách có hệ thống trong các hộp phiếu của tủ mục lục. Giúp cho NDT có thể tìm được tài liệu khi họ biết tên tác giả, tên sách hoặc chủ đề của cuốn sách.
Theo số liệu thống kê, chỉ có 20,9% trên tổng số NDT sử dụng sản phẩm này. Nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 52,5%, nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy chiếm 27,8%, và nhóm học viên, chiến sĩ chỉ chiếm 11,3% sử dụng loại công cụ tra cứu truyền thống này.
Nguyên nhân do hiện nay Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn ngoài việc sử dụng mục lục truyền thống để tra cứu tài liệu thì còn sử dụng phần mềm tra cứu CSDL trên máy tính giúp NDT có thể tra cứu tài liệu một cách nhanh chóng hơn. Cho nên sản phẩm này không được NDT sử dụng nhiều nữa.
Việc tìm kiếm tài liệu bằng mục lục truyền thống chiếm tỉ lệ ít nhất ở nhóm chiến sĩ, học viên, vì họ là những người trẻ tuổi, năng động nên họ rất dễ dàng thích ứng với những gì hiện đại và mới mẻ, đồng thời giúp họ tiết kiệm được thời gian để tiếp cận tài liệu.
Ngược lại, với nhóm NDT là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý vẫn chiếm tỉ lệ cao sử dụng sản phảm này là do một phần NDT ở độ tuổi cao, đã quen với cách tìm tin truyền thống nên họ khó tiếp cận hoặc không thích nghi trong việc thay đổi theo phương pháp tìm tài liệu hiện đại.
Riêng nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy thì chiếm tỉ lệ ở mức trung bình là 27,8% NDT lựa chọn công cụ tra cứu tin là mục lục truyền thống. Có thể nói, đây là nhóm người dùng tin có kỹ năng nhất trong việc tìm kiếm và tiếp cận tài liệu. Họ là những người thường xuyên, liên tục tìm kiếm thông tin dưới mọi hình thức để phục vụ hiệu quả tối đa cho công việc của mình. Chính vì vậy, dù là phương pháp tìm tin truyền thống hay hiện đại thì họ vẫn biết cách khai thác tài liệu.
Thông báo sách mới
Đây là sản phẩm được cán bộ thư viện biên soạn ngay sau khi có đợt tài liệu mới bổ sung về kho. Tài liệu mới được giới thiệu tới NDT qua Web nội bộ của trường, in ra giấy và được dán lên bản tin ở Thư viện và gửi thông báo tới từng phòng ban, khoa, bộ môn.
Ở Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn, các tài liệu được họ bổ sung phần lớn là do các phòng ban, các khoa, bộ môn lựa chọn trong danh mục sách mới mà các nhà sách hay nhà xuất bản gửi về, hoặc cá nhân yêu cầu.
Qua thống kê cho thấy số lượng NDT quan tâm tới sản phẩm thông báo sách mới khá đông chiếm 48%. Trong đó, nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy là quan tâm nhiều nhất chiếm 94,4,%. Tiếp đó, nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý chiếm 55%. Còn lại, nhóm chiến sĩ, học viên cũng chỉ chiếm 30,3% NDT sử dụng sản phẩm này. Nguyên nhân do đa số tài liệu bổ sung là các tài liệu chuyên ngành, mà đối tượng NDT là chiến sĩ, học viên năm đầu tiên thì họ chưa phải học chuyên ngành trong học kỳ đầu, chủ yếu là đào tạo các môn học cơ bản. Vì vậy họ dành ít sự quan tâm tới sản phẩm thông báo sách mới hơn so với hai nhóm trên.
2.2.3. Các nguồn khai thác thông tin
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, ngoài các nguồn khai thác thông tin truyền thống thì Internet cũng trở thành một nguồn khai thác thông tin chính là điều không có gì khó hiểu. Nhưng nó được áp dụng rộng rãi và phổ biến với một số thư viện trường dân sự hơn bởi trường ĐH Trần Quốc Tuấn là một trường đại học quân sự. Mọi tài liệu chuyên ngành được đào tạo không được công bố trên mạng Internet, đặc biệt có những tài liệu chỉ lưu hành nội bộ và bảo
mật. Ngoài ra, điểm khác với các trường dân sự là trong quá trình đào tạo nhà trường không cho phép chiến sĩ, học viên sử dụng điện thoại hay máy tính và các thiết bị điện tử cá nhân khác. Do vậy, nguồn khai thác thông tin chính ở đây vẫn là Thư viện trường.
Thống kê ghi nhận được qua quá trình thu thập từ phiếu điều tra nhu cầu tin tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cho thấy như sau:
Bảng 2.7: Thống kê các nguồn khai thác thông tin:
Nhóm Đ ểm Tổn số CB SQ l n ạo, quản lý CB SQ n n ứu, ản ạ C ến sĩ, v n SL % SL % SL % SL %
Thư viện trường 260 80,0 26 65,0 32 35,6 195 100 Thư viện khoa 75 23,1 8 20,0 47 52,2 20 10,3 Truy cập Internet 113 34,8 14 35,0 15 16,7 84 43,1 Thư viện khác 17 5,2 5 12,5 12 13,3 0 0,0
Nơi khác 4 1,2 2 5,0 2 2,2 0 0,0