0 20 40 60 80 100 120 Tiếng Việt 100 100 100 Tiếng Anh 7,5 18,9 6,2 Tiếng Nga Tiếng Pháp Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên
Ngoài việc sử dụng tiếng Việt, người dùng tin còn sử dụng một vài ngôn ngữ khác, với mục đích nghiên cứu, tham khảo như tiếng Anh chiếm 9,8%, ngôn ngữ tiếng Nga chiếm 0,9%, ngôn ngữ tiếng Pháp chiếm 0,6%.
So với tiếng Nga và tiếng Pháp thì tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn do đây là ngôn ngữ thông dụng nhất hiện nay nên có nhiều người sử dụng hơn. Đặc biệt, tỉ
lệ người dùng sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ khai thác thông tin ở nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy là chiếm 18,9% cao nhất, đứng thứ 2 là nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý chiếm 7,5%, và cuối cùng là nhóm chiến sĩ, học viên chiếm 6,2%.
Đối với nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy bên cạnh nhu cầu ngôn ngữ tài liệu ngoại văn là tiếng Anh chiếm 9,8% thì nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu tiếng Nga chiếm tỉ lệ khá thấp là 0,9%. Còn lại nhu cầu về ngôn ngữ tiếng Pháp chiếm thấp hơn cả là 0,6%, nguyên nhân là nhóm người dùng tin này chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu tài liệu phục vụ cho sách tham khảo.
Đối với nhóm NDT là chiến sĩ, học viên ngoại trừ ngôn ngữ tài liệu tiếng Việt thì nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu tiếng Anh chiếm 6,2%. Qua kết quả quan sát và phỏng vấn, mặc dù đây là ngôn ngữ nằm trong chương trình đào tạo của nhà trường nhưng nhu cầu của nhóm này đối với ngôn ngữ tiếng Anh là ở mức trung bình. Nhu cầu của chiến sĩ, học viên về ngôn ngữ tiếng Nga và tiếng Pháp là không có, do đây là ngôn ngữ không được sử dụng phổ biến tại trường.
Qua khảo sát nhu cầu tin có thể thấy việc sử dụng nguồn tin và nguồn tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài của NDT tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn còn rất thấp. Ngoại trừ tiếng Anh là môn ngoại ngữ thông dụng nằm trong chương trình đào tạo của nhà trường. Còn lại các ngôn ngữ khác chỉ chiếm một tỉ lệ không lớn nên Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cần có chính sách tổ chức và bổ sung cơ cấu vốn tài liệu và nguồn tin phân theo ngôn ngữ một cách hợp lý nhất để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của các nhóm người dùng tin và nâng cao dân trí.
2.1.3. Nhu cầu tin theo loại hình tài liệu
Với sự bùng nổ của khoa học - công nghệ như hiện nay, Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã xuất hiện thêm rất nhiều các loại hình tài liệu đa dạng khác nhau. Bên cạnh những loại hình tài liệu truyền thống thì các loại hình tài liệu điện tử đã ra đời để phục vụ nhu cầu ngày càng phức tạp, tinh vi hơn cho người dùng tin. Tài liệu điện tử với nhiều ưu điểm như: nhỏ gọn, tiết
kiệm diện tích kho, tiện lợi đã giúp ích rất nhiều cho bạn đọc ngày nay và làm phong phú hơn cho tủ sách của Thư viện.
Thống kê ghi nhận được qua quá trình thu thập từ phiếu điều tra nhu cầu tin tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cho thấy như sau:
Bảng 2.3: Thống kê nhu cầu tin về loại hình tài liệu:
Nhóm Loạ t l u Tổn số CB SQ l n ạo, quản lý CB SQ n n ứu, ản ạ C ến sĩ, v n SL % SL % SL % SL %
Giáo trình, bài giảng 243 74,8 0 0,0 48 53,3 195 100 Tài liệu tham khảo 96 29,5 0 0,0 41 45,6 55 28,2 Tài liệu giải trí 148 45,5 18 45,0 44 48,9 86 44,1
Tài liệu khác 14 4,3 2 5,0 8 8,9 4 2,1