Mục đích truy cập Internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin tại thư viện trường đại học trần quốc tuấn (Trang 56 - 60)

0 10 20 30 40 50 60 70

Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên

Xem báo/ tạp chí điện tử Xem tài liệu chuyên ngành Giải trí

Xem thông báo sách mới Bản tin điện tử Khác

Qua thống kê cho thấy, mỗi nhóm NDT sử dụng Internet đều có mức độ và mục đích khác nhau. Điều đáng mừng cho thấy số người không có thời gian đầu tư cho việc khai thác nguồn thông tin bằng Internet là rất thấp chỉ có 1,2%. Còn lại, số NDT truy cập Internet thường xuyên chiếm 32,3%, nhưng tỉ lệ số NDT thỉnh thoảng sử dụng lại gấp chiếm 66,5%. Dù sao trong một môi trường quân đội với điều kiện đào tạo khắt khe thì con số trên đã cho thấy được Internet vẫn là một lựa chọn không thể thiếu đối với hầu hết mọi đối tượng NDT.

Đa phần các nhóm NDT truy cập Internet là để xem báo, tạp chí điện tử chiếm tỉ lệ 54,8%. Tuy nhiên, theo phỏng vấn sơ bộ thì tùy vào từng nhóm NDT lại có mục đích sử dụng khác nhau.

Đối với nhóm NDT là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý ngoài việc xem báo, tạp chí điện tử chiếm 55% thì họ còn chủ yếu xem thêm bản tin điện tử trên website của Nhà trường là: http://sqlq1.edu.vn/. Việc theo dõi thông tin về các hoạt động của phòng ban và khoa trên website này giúp cho họ cập nhật nhanh chóng, chính xác mọi thông tin, phối hợp tốt trong công việc quản lý, lãnh đạo của mình. Ngoài ra, số ít còn lại xem tài liệu chuyên ngành chiếm 15%, giải trí chiếm 5%, thông báo sách mới chiếm 10% và mục đích khác là không có.

Đối với nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy họ chủ yếu xem tài liệu chuyên ngành chiếm tỉ lệ lớn là 61,1%, ngoài ra họ còn quan tâm đến báo, tạp chí điện tử chiếm tỉ lệ tương đối là 40%.

Giống với hai nhóm trên, báo và tạp chí điện tử được nhóm chiến sĩ, học viên ưu ái và có sự quan tâm lớn chiếm tỉ lệ 61,5%. Do đặc điểm là các chiến sĩ, học viên vẫn còn đang trong độ tuổi thanh niên cho nên họ cũng lưu tâm nhiều đến việc giải trí chiếm tỉ lệ 50,3%, chủ yếu sử dụng dịch vụ Email, viết nhật ký, trò truyện trên mạng. Còn lại, xem thông báo sách mới chiếm 14,9%, xem tài liệu chuyên ngành chiếm 12,3%, xem bản tin điện tử chiếm 5,1%.

N ận xét un

2.3.1. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn đang ngày một trở nên đa dạng và phong phú.

NDT ở đây là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý, cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy và các chiến sĩ, học viên đang công tác và học tập tại trường. Họ là yếu tố quan trọng cấu thành nên các hoạt động của thư viện và cũng là mục tiêu hướng đến cuối cùng của thư viện. Vì vậy, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin cho họ cũng là điều mà thư viện luôn mong muốn.

Nắm bắt được sự phát triển không ngừng của công nghệ, những thông tin của khoa học tự nhiên và kỹ thuật quân sự được cập nhật hàng ngày và truyền tải qua mạng Internet đã khiến cho ngôn ngữ tìm tin được mở rộng. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt để tìm tin thì NDT tại TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn còn sử dụng thêm một ngôn ngữ thông dụng trên toàn cầu là tiếng Anh. Còn lại, tiếng Nga và tiếng Pháp thì chỉ có rất ít đối tượng NDT sử dụng, chủ yếu là NDT có độ tuổi lớn đã từng được học và biết đến ngôn ngữ này và phục vụ tập trung cho việc nghiên cứu tài liệu.

Ngoài việc sử dụng các tài liệu in truyền thống còn có các tài liệu trực tuyến với những thông tin đa dạng được cập nhật liên tục, thỏa mãn tối đa nội dung và hình thức nhu cầu tin của người dùng tin. Tuy nhiên, do môi trường quân đội đào tạo nghiêm khắc đòi hỏi NDT tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn vẫn phải sử dụng tài liệu truyền thống như một công cụ thiết yếu phục vụ cho công tác đào tạo, rèn luyện, học tập tại trường nhiều hơn sử dụng tài liệu điện tử. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều người thì tài liệu truyền thống vẫn được xem là nguồn tài liệu đáng tin cậy và xác thực hơn để phục vụ cho việc truyền tải thông tin, nghiên cứu, giảng dạy. Mặc dù nhu cầu tin tại TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn chủ yếu là nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại trường với mục đích tập trung đào tạo chuyên ngành quân đội. Nhưng trong thời điểm kinh tế thị trường biến động như hiện nay, nội dung NCT tại TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn còn được mở rộng ra các lĩnh vực

khác. Các đối tượng NDT liên tục được tham gia học tập, đào tạo từ các lớp học bồi dưỡng về Kinh tế, Pháp luật phục vụ cho việc hoàn thiện kiến thức, đánh giá, nhìn nhận, tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet đã làm thay đổi thói quen của NDT một cách chóng mặt. Nhu cầu tin đòi hỏi phải đáp ứng được kịp thời và đầy đủ, tiết kiệm thời gian cho NDT mà vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền tải. Thời gian NDT dành cho tìm kiếm thông tin tuy có sự chênh lệch lớn nhưng vẫn có mức ổn định trung bình từ 1-2 giờ mỗi ngày.

Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng được NDT sử dụng đến nhưng tập trung chủ yếu ở các dịch vụ đọc tại chỗ và mượn tài liệu về nhà. Còn các sản phẩm và dịch vụ khác vẫn chưa được phổ biến, khai thác và sử dụng triệt để do một số hạn chế đến từ hai phía người dùng tin và thư viện.

2.3.2. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin

Từ một Thư viện chỉ là những tủ sách nhỏ lẻ, tài liệu chủ yếu là các loại tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn do cấp trên cung cấp, sách nghiên cứu chủ yếu là sách tiếng Anh, tiếng Nga về hướng dẫn sử dụng các loại vũ khí, đạn dược. Cho đến nay, Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn đã xây dựng và hoàn thiện được một nguồn lực thông tin vững chắc, cơ sở vật chất được nâng cấp, có kết nối mạng Internet, Intranet, các máy móc và thiết bị tra cứu tài liệu hiện đại giúp cho NDT có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn lọc thông tin. Đây chính là những thành tựu và sự đổi mới đáng được ghi nhận của Thư viện nhà trường.

Mặc dù phải trải qua rất nhiều gian khổ trong quá trình đổi mới, Thư viện vẫn nỗ lực không ngừng để thỏa mãn nhu cầu tin và phục vụ hiệu quả cho mục tiêu đào tạo của Nhà trường đề ra. Cung cấp và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ cho NDT dễ dàng tiếp cận với kho tàng kiến thức.

Để theo kịp với bước tiến chung của ngành thông tin - thư viện cả nước, Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã cố gắng đổi mới, đạt được nhiều thành quả đáng kể. Từng bước hoàn thiện hệ thống TV điện tử nhằm phục vụ hiệu quả mục tiêu giáo dục - đào tạo cho Nhà trường, đáp ứng yêu cầu tin cho bạn đọc một cách

hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để nhìn nhận một cách khách quan nhất về mức độ đáp ứng yêu cầu tin, thống kê dưới đây cho thấy có rất nhiều những nhận xét khác nhau:

Bảng 2.10: Thống kê mức độ đáp ứng yêu cầu tin:

Nhóm Mứ ộ Tổn số CB SQ l n ạo, quản lý CB SQ n n ứu, ản ạ C ến sĩ, v n SL % SL % SL % SL % Tốt 75 23,1 18 45,0 21 23,3 26 13,3 Khá 212 65,2 17 42,5 49 54,4 146 74,9 Trung bình 23 7,1 5 12,5 14 15,6 4 2,1 Kém 15 4,6 0 0,0 6 6,7 9 4,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin tại thư viện trường đại học trần quốc tuấn (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)