0 20 40 60 80 100 120 Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên
Thư viện trường Thư viện khoa Truy cập Internet Thư viện khác Nơi khác
Theo bảng thống kê, so với các nguồn khai thác thông tin khác thì nguồn khai thác thông tin chủ yếu luôn được NDT tin tưởng và tìm đến là Thư viện trường với tỉ lệ lớn chiếm 80%, cụ thể: nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý chiếm 65%; nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm 35,6%; nhóm chiến sĩ, học viên chiếm tuyệt đối số người đến Thư viện trường. Tiếp đó, Thư viện khoa chiếm 23,1%, trong đó: nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý chiếm 20%; nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm 52,2%; nhóm chiến sĩ, học viên chiếm 10,3%. Do tâm lý của chiến sĩ, học viên là thư viện trên khoa ít tài liệu hơn nên họ không muốn mất công lên khoa tìm tài liệu mà muốn đến trực tiếp Thư viện trường hơn. Ngoài ra, Thư viện trường có không gian tìm kiếm, sử dụng tài liệu thoải mái hơn, giúp cho việc tự học tốt hơn. Ngược lại, Thư viện khoa được dành nhiều sự quan tâm hơn của cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy, vì nó gần với nơi làm việc của họ và đa số chuyên ngành cần tìm hiểu cũng có sẵn trên khoa, nên họ không cần phải tới Thư viện trường mà cũng có luôn tài liệu cần tìm.
Với đặc thù đào tạo của Nhà trường, ngoài hai nhóm là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý và nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy được phép ra vào đơn vị thường xuyên hoặc định kỳ có thời gian để sử dụng thêm các nguồn khai thác thông tin từ các thư viện khác hoặc nơi khác. Còn nhóm chiến sĩ, học viên không được rời khỏi đơn vị cho nên việc chọn lựa các thư viện khác và nơi khác để khai thác thông tin là không có. Số lượng NDT khai thác thông tin ở các thư viện khác chiếm tỉ lệ rất thấp là 5,2%, nơi khác chiếm 1,2%. Trong đó, phần lớn NDT lựa chọn thư viện của các trường quân đội khi được đào tạo cấp bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ ở các đơn vị đó như: Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, v...v.
Bên cạnh đó, NDT còn thông qua việc trao đổi, chia sẻ thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp để khai thác thông tin. Thậm chí, một số cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy còn đầu tư thời gian để đến nhà sách để tìm kiếm thông tin, tuy nhiên chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ là 2,2%.
Tuy rằng rất ít thông tin liên quan đến chuyên ngành đào tạo được phổ biến trên mạng Internet nhưng số lượng NDT sử dụng nguồn khai thác này vẫn chiếm tỉ
lệ 34,8%, Internet được phục vụ cho các môn học cơ bản liên quan tới khoa học xã hội và nhân văn, giải trí, v...v. Đối với nhóm chiến sĩ, học viên mặc dù không được phép sử dụng điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử cá nhân khác trong thời gian đào tạo, học tập nhưng họ vẫn có quyền được sử dụng Internet để truy cập, tìm kiếm, khai thác thông tin khi đến Thư viện trường. Còn nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý sử dụng khá nhiều chiếm tỉ lệ 35%. Do không có nhiều thời gian để đến trực tiếp đến Thư viện, và việc truy cập Internet không lệ thuộc thời gian, không gian và thư viện nên họ chọn khai thác thông tin qua Internet là chủ yếu.
Bảng 2.8: Thống kê mức độ sử dụng Internet: Nhóm Nhóm Mứ ộ Tổn số CB SQ l n ạo, quản lý CB SQ nghiên ứu, ản ạ C ến sĩ, v n SL % SL % SL % SL % Thường xuyên 105 32,3 26 65,0 42 46,7 37 19,0 Thỉnh thoảng 216 66,5 14 35,0 81 90,0 121 62,1 Không sử dụng 4 1,2 0 0,0 0 0,0 4 2,1 Biểu đồ 2.8: Mức độ sử dụng Internet: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
Bảng 2.9: Thống kê mục đích truy cập Internet: Nhóm Nhóm Mụ í Tổn số CB SQ l n ạo, quản lý CB SQ n n ứu, ản ạ C ến sĩ, v n SL % SL % SL % SL %
Xem báo/tạp chí điện tử 178 54,8 22 55,0 36 40,0 120 61,5 Xem tài liệu chuyên ngành 85 26,2 6 15,0 55 61,1 24 12,3
Giải trí 103 31,7 2 5,0 3 3,3 98 50,3
Xem thông báo sách mới 43 13,2 4 10,0 10 11,1 29 14,9
Bản tin điện tử 35 10,8 12 30,0 8 8,9 15 5,1
Khác 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Biểu đồ 2.9: Mục đích truy cập Internet:
0 10 20 30 40 50 60 70
Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên
Xem báo/ tạp chí điện tử Xem tài liệu chuyên ngành Giải trí
Xem thông báo sách mới Bản tin điện tử Khác
Qua thống kê cho thấy, mỗi nhóm NDT sử dụng Internet đều có mức độ và mục đích khác nhau. Điều đáng mừng cho thấy số người không có thời gian đầu tư cho việc khai thác nguồn thông tin bằng Internet là rất thấp chỉ có 1,2%. Còn lại, số NDT truy cập Internet thường xuyên chiếm 32,3%, nhưng tỉ lệ số NDT thỉnh thoảng sử dụng lại gấp chiếm 66,5%. Dù sao trong một môi trường quân đội với điều kiện đào tạo khắt khe thì con số trên đã cho thấy được Internet vẫn là một lựa chọn không thể thiếu đối với hầu hết mọi đối tượng NDT.
Đa phần các nhóm NDT truy cập Internet là để xem báo, tạp chí điện tử chiếm tỉ lệ 54,8%. Tuy nhiên, theo phỏng vấn sơ bộ thì tùy vào từng nhóm NDT lại có mục đích sử dụng khác nhau.
Đối với nhóm NDT là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý ngoài việc xem báo, tạp chí điện tử chiếm 55% thì họ còn chủ yếu xem thêm bản tin điện tử trên website của Nhà trường là: http://sqlq1.edu.vn/. Việc theo dõi thông tin về các hoạt động của phòng ban và khoa trên website này giúp cho họ cập nhật nhanh chóng, chính xác mọi thông tin, phối hợp tốt trong công việc quản lý, lãnh đạo của mình. Ngoài ra, số ít còn lại xem tài liệu chuyên ngành chiếm 15%, giải trí chiếm 5%, thông báo sách mới chiếm 10% và mục đích khác là không có.
Đối với nhóm cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy họ chủ yếu xem tài liệu chuyên ngành chiếm tỉ lệ lớn là 61,1%, ngoài ra họ còn quan tâm đến báo, tạp chí điện tử chiếm tỉ lệ tương đối là 40%.
Giống với hai nhóm trên, báo và tạp chí điện tử được nhóm chiến sĩ, học viên ưu ái và có sự quan tâm lớn chiếm tỉ lệ 61,5%. Do đặc điểm là các chiến sĩ, học viên vẫn còn đang trong độ tuổi thanh niên cho nên họ cũng lưu tâm nhiều đến việc giải trí chiếm tỉ lệ 50,3%, chủ yếu sử dụng dịch vụ Email, viết nhật ký, trò truyện trên mạng. Còn lại, xem thông báo sách mới chiếm 14,9%, xem tài liệu chuyên ngành chiếm 12,3%, xem bản tin điện tử chiếm 5,1%.
N ận xét un
2.3.1. Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn đang ngày một trở nên đa dạng và phong phú.
NDT ở đây là cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý, cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy và các chiến sĩ, học viên đang công tác và học tập tại trường. Họ là yếu tố quan trọng cấu thành nên các hoạt động của thư viện và cũng là mục tiêu hướng đến cuối cùng của thư viện. Vì vậy, thỏa mãn tối đa nhu cầu tin cho họ cũng là điều mà thư viện luôn mong muốn.
Nắm bắt được sự phát triển không ngừng của công nghệ, những thông tin của khoa học tự nhiên và kỹ thuật quân sự được cập nhật hàng ngày và truyền tải qua mạng Internet đã khiến cho ngôn ngữ tìm tin được mở rộng. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Việt để tìm tin thì NDT tại TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn còn sử dụng thêm một ngôn ngữ thông dụng trên toàn cầu là tiếng Anh. Còn lại, tiếng Nga và tiếng Pháp thì chỉ có rất ít đối tượng NDT sử dụng, chủ yếu là NDT có độ tuổi lớn đã từng được học và biết đến ngôn ngữ này và phục vụ tập trung cho việc nghiên cứu tài liệu.
Ngoài việc sử dụng các tài liệu in truyền thống còn có các tài liệu trực tuyến với những thông tin đa dạng được cập nhật liên tục, thỏa mãn tối đa nội dung và hình thức nhu cầu tin của người dùng tin. Tuy nhiên, do môi trường quân đội đào tạo nghiêm khắc đòi hỏi NDT tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn vẫn phải sử dụng tài liệu truyền thống như một công cụ thiết yếu phục vụ cho công tác đào tạo, rèn luyện, học tập tại trường nhiều hơn sử dụng tài liệu điện tử. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều người thì tài liệu truyền thống vẫn được xem là nguồn tài liệu đáng tin cậy và xác thực hơn để phục vụ cho việc truyền tải thông tin, nghiên cứu, giảng dạy. Mặc dù nhu cầu tin tại TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn chủ yếu là nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại trường với mục đích tập trung đào tạo chuyên ngành quân đội. Nhưng trong thời điểm kinh tế thị trường biến động như hiện nay, nội dung NCT tại TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn còn được mở rộng ra các lĩnh vực
khác. Các đối tượng NDT liên tục được tham gia học tập, đào tạo từ các lớp học bồi dưỡng về Kinh tế, Pháp luật phục vụ cho việc hoàn thiện kiến thức, đánh giá, nhìn nhận, tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.
Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet đã làm thay đổi thói quen của NDT một cách chóng mặt. Nhu cầu tin đòi hỏi phải đáp ứng được kịp thời và đầy đủ, tiết kiệm thời gian cho NDT mà vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền tải. Thời gian NDT dành cho tìm kiếm thông tin tuy có sự chênh lệch lớn nhưng vẫn có mức ổn định trung bình từ 1-2 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng được NDT sử dụng đến nhưng tập trung chủ yếu ở các dịch vụ đọc tại chỗ và mượn tài liệu về nhà. Còn các sản phẩm và dịch vụ khác vẫn chưa được phổ biến, khai thác và sử dụng triệt để do một số hạn chế đến từ hai phía người dùng tin và thư viện.
2.3.2. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin
Từ một Thư viện chỉ là những tủ sách nhỏ lẻ, tài liệu chủ yếu là các loại tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn do cấp trên cung cấp, sách nghiên cứu chủ yếu là sách tiếng Anh, tiếng Nga về hướng dẫn sử dụng các loại vũ khí, đạn dược. Cho đến nay, Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn đã xây dựng và hoàn thiện được một nguồn lực thông tin vững chắc, cơ sở vật chất được nâng cấp, có kết nối mạng Internet, Intranet, các máy móc và thiết bị tra cứu tài liệu hiện đại giúp cho NDT có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn lọc thông tin. Đây chính là những thành tựu và sự đổi mới đáng được ghi nhận của Thư viện nhà trường.
Mặc dù phải trải qua rất nhiều gian khổ trong quá trình đổi mới, Thư viện vẫn nỗ lực không ngừng để thỏa mãn nhu cầu tin và phục vụ hiệu quả cho mục tiêu đào tạo của Nhà trường đề ra. Cung cấp và mở rộng các sản phẩm, dịch vụ cho NDT dễ dàng tiếp cận với kho tàng kiến thức.
Để theo kịp với bước tiến chung của ngành thông tin - thư viện cả nước, Thư viện trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã cố gắng đổi mới, đạt được nhiều thành quả đáng kể. Từng bước hoàn thiện hệ thống TV điện tử nhằm phục vụ hiệu quả mục tiêu giáo dục - đào tạo cho Nhà trường, đáp ứng yêu cầu tin cho bạn đọc một cách
hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để nhìn nhận một cách khách quan nhất về mức độ đáp ứng yêu cầu tin, thống kê dưới đây cho thấy có rất nhiều những nhận xét khác nhau:
Bảng 2.10: Thống kê mức độ đáp ứng yêu cầu tin:
Nhóm Mứ ộ Tổn số CB SQ l n ạo, quản lý CB SQ n n ứu, ản ạ C ến sĩ, v n SL % SL % SL % SL % Tốt 75 23,1 18 45,0 21 23,3 26 13,3 Khá 212 65,2 17 42,5 49 54,4 146 74,9 Trung bình 23 7,1 5 12,5 14 15,6 4 2,1 Kém 15 4,6 0 0,0 6 6,7 9 4,6
Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng yêu cầu tin:
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên
Tốt Khá Trung bình Kém
Trên khảo sát thực tế cho thấy, mức độ đáp ứng yêu cầu tin của TV trường ĐH Trần Quốc Tuấn chưa thực sự cao. Có 23,1% NDT trả lời rằng yêu cầu tin của họ đã
được phục vụ ở mức tốt, 65,2% NDT trả lời rằng thỏa mãn yêu cầu tin của họ nằm ở mức khá.
Còn lại, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ 7,1% và chỉ có 4,6% NDT đánh giá rằng sự thỏa mãn yêu cầu tin đối với họ nằm ở mức kém. Với đánh giá này thì chủ yếu là cán bộ sĩ quan nghiên cứu, giảng dạy và các chiến sĩ, học viên. Do tiếp xúc nhiều với thư viện hơn so nhóm cán bộ sĩ quan lãnh đạo, quản lý, cho nên không tránh khỏi việc đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện đối với họ còn thiếu sót.
Đáng chú ý là đa số đánh giá nhu cầu tin được đáp ứng ở mức khá, tuy rất ít ý kiến đánh giá mức độ trung bình nhưng cũng có thể cho rằng mức độ thỏa mãn nhu cầu tin tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn chưa cao. Điều này cho thấy hệ thống thông tin - thư viện tại trường còn gặp nhiều vấn đề khuyết điểm tồn đọng. Nhiều nguyên nhân dẫn đến mức độ thỏa mãn còn chưa làm hài lòng NDT khi đến khai thác và tìm kiếm thông tin phục cho học tập, đào tạo. Các thống kê ghi nhận được qua quá trình thu thập từ phiếu điều tra nhu cầu tin tại Thư viện trường ĐH Trần Quốc Tuấn cho thấy như sau:
Bảng 2.11: Thống kê về tần suất NDT đến Thư viện:
Nhóm Tần suất Tổn số CBSQ l n ạo, quản lý CBSQ n n ứu, ản ạ C ến sĩ, v n SL % SL % SL % SL % Đến hàng ngày 43 13,2 3 7,5 17 18,9 23 11,8 Đến hàng tuần 125 38,5 14 35,0 30 33,3 81 41,5 Thỉnh thoảng 145 47,7 30 75,0 42 46,7 73 37,4
Biểu đồ 2.11: Tần suất NDT đến Thư viện: 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Lãnh đạo, QL NC, giảng dạy CS, học viên Đến hàng ngày Đến hàng tuần Thỉnh thoảng
Không đến bao giờ
NDT đến khai thác thông tin hàng ngày chỉ chiếm 14,2% trên tổng số. Vì thời gian đào tạo, huấn luyện rất khắt khe và theo khuôn khổ nhất định cho nên thời gian họ dành cho việc đến Thư viện đều đặn hàng ngày là rất ít. Trong khi đó, NDT đến hàng tuần chiếm 38,5% và thỉnh thoảng đến Thư viện chiếm 47,7%. Điều này cho thấy rằng NDT cũng duy trì thói quen tìm kiếm thông tin, tuy nhiên thời gian lại giãn rộng ra.
Có khoảng 0,9% NDT trên tổng số mà lại chính là nhóm chiến sĩ, học viên không đến TV bao giờ. Đây là điều đáng buồn, cho thấy họ đã không sử dụng tài liệu, tìm kiếm và khai thác thông tin tại Thư viện. Lý do không mấy khó hiểu do áp lực thời gian đã không tạo thuận lợi cho việc tiếp cận Thư viện để tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác cũng khiến họ không biết đến Thư viện để khai thác thông tin khi cần thiết như không biết đến các dịch vụ và sản phẩm thư viện, họ chỉ cần sử dụng tài liệu qua Internet, giáo trình và bài giảng, v...v.