Bài học kinh nghiệm với NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 46 - 49)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây

2.2.3. Bài học kinh nghiệm với NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Nông thôn Việt Nam hiện nay đang đối đầu với rất nhiều khó khăn và yếu kém. Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng hợp tác, liên kết, cạnh tranh yếu, chuyển dịch cơ cấu chậm. Tình trạng thiếu việc làm, thừa lao động là phổ biến, chênh lệch về thu nhập và điều kiện sống so với thành thị ngày càng lớn. Tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất và sinh hoạt ngày càng trở nên nặng nề. Các hoạt động chuyển nhượng sử dụng và bồi hoàn đất đai vẫn chưa diễn ra theo đúng quy luật, còn gặp nhiều cản trở,…Nguyên nhân của tình trạng trên là do xuất phát điểm của nông thôn thấp kém, việc đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp vẫn chưa thoả đáng, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá chưa phục vụ sát thực cho nông nghiệp nông thôn, quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập, khả năng cạnh tranh trên thị trường của người nông dân còn thấp nên phải chịu nhiều thiệt thòi… Những câu hỏi quan trọng được đặt ra mà chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời gian tới phải trả lời là:

1. Phát triển nông thôn Việt Nam đối phó với những thách thức gì? 2. Diện mạo, vai trò nông thôn tương lai ra sao?

3. Cuộc sống quyền lợi của người nông dân sẽ như thế nào?

4. Chúng ta nên xây dựng và vận dụng lý luận phát triển nông thôn nào và ần có chiến lược chính sách cụ thể gì?

5. Cần lựa chọn ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực nào? 6. Giải pháp vượt qua khó khăn.

Trước thực trạng trên để nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng

nông thôn mới NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh tỉnh Phú Thọcần:

1. Tách bạch và phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

thực hiện tín dụng.

2. Tuân thủnghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tíndụng như

thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ tín dụng trƣớc đây, mục đích sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ vay, nguồn trả nợ thay thế, năng lực quản lý điều hành.

3. Hoàn thiện khung pháp lý nhưquyền quyết định vềthời gian, số lượng,

giá cả và phương thức mua bán các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu giữa NHTM Việt Nam và các công ty, tổ chức có liên quan để tháo gỡ những vướng mắc trong

việc giải quyết các khoản nợ xấu – nợ có vấn đề nhằm làm sạch bản cân đối kế

toán, tạo điều kiện về thanh khoản và hơn hết là cải thiện được CLTD của

NHTM Việt Nam.

4. Hoàn thiện hệthống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,phát

triển mới các công cụ phòng ngừa RRTD song với việc xây dựng ý thức về quản trị RRTD trong NHTM Việt Nam

5. Xây dựng ngân hàng dữ liệu về CLTD thông qua việcáp dụng các tiến

bộ của khoa học công nghệ hiện đại trong phân tích, đánh giá – xử lý nghiệp vụ

tín dụng.

6. Nâng cao CLTD thông việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trọng hoạt động quản trị điều hành. Hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra RRTD từ các

yếu tố bên trong NHTM như con người, quy trình, quy chế. Các chính sách

quản trị nhân lực cần hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất

lượng cao, đạo đức nghề nghiệp.

Cuối cùng, với điều kiện về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹthuật công nghệ và năng lực hiện có NHTM Việt Nam có thể vận dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung để có thể nâng cao chất lượng tín dụng của mình cụ thể: “áp dụng mô hình quản lý RRTD tập trung tại một bộ phận ở hội sở chính. Trong đó, quyền quyết định về quản lý rủi ro khoản vay tập trung ở hội sở chính theo cơ chế chính sách kiểm soát bên trong ngân hàng và NHNN đóng vai trò là cơ quan chủ quản.

NHNN và cơ quan kiểm toán cũng đóng vai trò giám sát bên ngoài (giám

sát hoạt động)”. Thông qua mô hình này việc quản lý CLTD được tập trung tại

hội sở chính. Hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống (các chi nhánh, phòng

giao dịch, điểm giao dịch) đều chịu sự quản lý và giám sát từ hội sở thông qua

việc cập nhật thông tin về hoạt động của đơn vị trực thuộc qua đó phân tích đo

PHN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶCĐIỂMĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 46 - 49)