Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 33 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1 Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây

Căn cứ trên thông tin thu thập được, các Ngân hàng sẽ thực hiện đánh giá các mục tiêu chính sách. Sau đó, các Ngân hàng sẽ đưa ra những kết luận về những mặt đạt được và chưa được của việc thực hiện nâng cao chất lượng tín

dụng phục vụ xâydựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó đưa ra những nguyên nhân

dẫn đến những kết quả này, sau đó đề xuất những giải pháp để khắc phục những điểm chưa đạt được của nghị định (Nguyễn Duệ, 2012).

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới dựng nông thôn mới

a, Các yếu tố khách quan

- Chính sách tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Hoạt động ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của nền kinh tế nói

chung muốn có hiệu quả thì cần phải có hệ thống pháp lý đồng bộ, thống nhất, đầy

đủ đi kèm theo hỗ trợ. Pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong

nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã tạo ra môi trường pháp lý giúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện, việc thiếu các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng cũng tạo nên các vấn đề rủi ro làm giảm chất lượng tín dụng. Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Chỉ trong

nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đạt kết quả mong muốn, đem lại chất lượng

cho hoạt động tín dụng ngân hàng (Nguyễn Văn Thanh, 2014).

Các quy định pháp lý đối với hoạt động của NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những quy định này có thể kể đến, đó là lãi suất, tài sản thế chấp và cách thức xử lý tài sản,

phương thức xử lý đối với những rủi ro ngân hàng gặp phải. Những biến động

bất thường về lãi suất, tỷ giá sẽ gây ra những rủi ro lớn đối với cả ngân hàng và khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng (Nguyễn Văn Thanh, 2014).

Xã hội hóa hoạt động ngân hàng, biến NHTM thành người bạn tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho NHTM có thế mạnh riêng của mình để tăng cường sức cạnh tranh trước những NHTM khác. Hợp pháp hóa hoạt động ngân hàng là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định để hoạt động cho vay được an toàn, có hiệu quả (Nguyễn Văn Thanh, 2014).

- Trình độ dân trí, nhận thức của người dân

Con người là cái gốc của xã hội, để xã hội tồn tại và phát triển phải có hoạt động của con người. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, con ngườii có trình độ nhận thức và quan niệm về đạo đức khác nhau. Đối với hoạt động ngân hàng thì vấn đề đạo đức và trình độ dân trí đều rất được coi trong. Bởi đạo đức có

liên quan tới CLTD trong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo, hoặc do trình độ dân trí chưa cao, hiểu biết nên không hiểu đúng, đủ pháp luật và bản chất hoạt

động của ngân hàng để từ đó khách hàng có trách nhiệm trả đúng, trả đủ nợ gốc

và lãi vay (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).

Việc khách hàng cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng. Khi đó

nguyên tắc tín nhiệm trong quan hệ tín dụng sẽ bị phá bỏ nếu đạo đức của khách

hàng và các ràng buộc chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức dẫn đến việc

phát sinh các khoản nợ xấu cho ngân hàng(Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).

- Sự phát triển nền kinh tế của địa phương

Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận

lợi cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Những biến cố như suy thoái kinh

tế, lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, muốn xã hội tồn tại và phát triển đòi hỏi nền kinh

tế phải có sự tăng trưởng, nhưng khi tăng trưởng thường làm cho lạm phát tăng lên. Nếu chúng ta quản lý không tốt để lạm phát ở con số quá cao, ngân

hàng sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền mất giá và như vậy CLTD sẽ bị giảm

sút nghiêm trọng. Ngoài ra, chính sách ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực kinh tế để đảm bảo sự phát triển cân đối trong nền

kinh tế cũng ảnh hưởng tới CLTD (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).

Nguồn vốn nước ngoài cũng có ảnh hưởng đến CLTD. Phần lớn các nước kém phát triển hoặc đang phát triển đều tìm mọi cách khai thác, huy động

nguồn vốn từ nước ngoài (FDI, ODA, kiều hối..) để đầu tư. Việc tăng lên của

nguồn vốn từ nước ngoài sẽ làm tăng tổng cầu trong nên kinh tế trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng theo không kịp sẽ làm mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế gây nguy cơ lạm phát. Mặt khác, do hệ thống ngân hàng chưa phát triển, năng lực quản trị điều hành hoạt động ngân hàng còn hạn chế, tình trạng “đô la hóa” chưa kiểm soát được, luồng tiền từ nước ngoài chảy

vào trong nước trở thành phương tiện thanh toán, gây sức ép lạm phát. Như vậy

nếu không có sự quản lý tốt, chặt chẽ đối với nguồn vốn từ nước ngoài thì sẽ gây

nguy cơ lạm phát và tác động xấu đến hoạt động tín dụng của các NHTM trong

nước (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).

b, Các yếu tố chủ quan

- Đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ của ngân hàng

Để có thể quản lý và theo dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức

ngân hàng, công tác thông tin, kiểm soát nội bộ cần phải chú ý tới các phương

tiện cần thiết phục vụ cho công tác tín dụng. Việc trang bị các thiết bị như: phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm đánh giá chấm điểm xếp loại khách hàng…một cách đầy đủ, hiện đại, phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ, thanh toán…) giúp cho các cấp quản lý của ngân hàng kịp thời nắm bắt tình hình hoạt

động tín dụng để điều chỉnh kịp với tình hình thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng

cao yêu cầu của khách hàng. Nếu ngân hàng có trang thiết bị hiện đại sẽ giảm được nhân lực, thời gian và chi phí, từ đó tạo ra uy tín cho ngân hàng trong cạnh tranh, thu hút khách hàng tốt, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng hoạt động kinh

doanh. Do vậy, trang thiết bị cũng là một trong các nhân tố không thể thiếu được

để nâng cao CLTD(Vũ Văn Toàn, 2016).

- Năng lực tổ chức các hoạt động cho vay phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng

Tổ chức ngân hàng phải được tổ chức một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng… để tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi sát sao các khoản cho vay, từ đó đem lại hiệu quả cao

trong hoạt động cho vay. Nhân tố này không chỉ tác động đến hiệu quả cho vay

mà tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một

cách cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của

khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, quản lý

có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng(Vũ Văn Toàn, 2016).

Chính sách tín dụng của một ngân hàng là hệ thống các biện pháp liên

quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng đểđạt mục tiêu đã

hoạch định của NHTM đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh doanh. Bất kỳ một chính sách tín dụng nào cũng đạt 3 mục tiêu: lợi nhuận của ngân hàng; an toàn, ít rủi ro; sự lành mạnh của khoản tín dụng. Một chính sách tín dụng luôn phải trả lời các câu hỏi: qui mô của các khoản cho vay là bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao nhiêu là phù hợp? Sử dụng các hình thức cho vay nào?

Lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển? (Vũ Văn Toàn, 2016).

Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều

khách hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Bất cứ ngân hàng nào muốn mở rộng hoạt động cho vay đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng, thích hợp với ngân hàng mình (Vũ Văn Toàn, 2016).

Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thểđưa ra những quyết định cần thiết có liên

quan đến việc cho vay, theo dõi quản lý tài khoản cho vay. Sốlượng, chất lượng của thông tin về làng nghề có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân

định tình hình về các làng nghề, các cơ sở để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khảnăng phòng ngừa rủi ro

trong hoạt động tín dụng càng lớn, khả năng mở rộng cho vay đối với các làng nghề càng lớn. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ nguồn sẵn có của ngân hàng, khách hàng cung cấp, từ trung tâm thông tin tín dụng, từ các nguồn khác (Nguyễn Văn Thanh, 2014).

- Trình độ của cán bộ nhân viên Ngân hàng

Để thực hiện vai trò của mình trong việc tổ chức thực hiện nghị định về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì các ngân hàng phải sử dụng đội ngũ cán bộ công chức. Do đó, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức Ngân

hàng có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện nghị định.

Trình độ của cán bộ được thể hiện không chỉ là trình độ của từng cán bộ riêng lẻ, mà đó là trình độ chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ đối với tổ chức thực hiện nghị định về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đồng thời là sự phối hợp, đào tạo và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cán bộ. Các ngân hàng muốn thực hiện nghị định được tốt thì phải được thực hiện bởi nhiều cán bộ có trách nhiệm và năng lực. Mỗi cán bộ phải có kiến thức rộng về các

hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng, tài chính tiền

tệ (Trần Văn Minh, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 33 - 37)