Yếu tố chọn dịch vụ cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 83)

Chỉ tiêu đánh giá SL (KH) Hộ Tỷ trọng Doanh nghiệp (%)

SL (KH) Tỷ trọng (%) Tổng số mẫu điều tra 80 100,00 10 100,00

Thủ tục cho vaythuận lợi, đơn giản 18 22,50 4 40,00 Hình thức cấptín dụnghợp lý 37 46,25 5 50,00 Chính sách tín dụngphù hợp 58 72,50 7 70,00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

(*) Mỗi khách hàng có thể chọn nhiều phương án trả lời

Đối với chỉ tiêu lí do khách hàng chọn dịch vụ cho vay của NHNo&PTNT

chi nhánh Phù Ninh thì qua đây ta thấy trong 3 lý do chính được đưa ra thì phần

lớn khách hàng đều sử dụng dịch vụ cho vay NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh

bởi Chính sách tín dụng. Tuy nhiên, thủ tục cho vay chưa thực sự là yếu tố để

khách hàng lựa chọn vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh.

c. Mục đích sử dụng dịch vụ cho vay của khách hàng

Với hoạt động cho vay xây dựng nông thôn của NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh, các hộ dân đã đầu tư và sử dụng vốn vào các mục đích như trồng trọt,

chăn nuôi, thủy sản, từng bước giải quyết khó khăn, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển kinh tếcho gia đình và địa phương. Bảng 4.12. Mục đích sử dụng vốn của khách hàng Lĩnh vực Hộ Doanh nghiệp SL (KH) Tỷ trọng (%) SL (KH) Tỷ trọng (%) Tổng số mẫu điều tra 80 100,00 10 100,00

Thủy sản 10 12,50 1 10,00

TM – DV 15 18,75 5 50,00

Trồng trọt 30 37,50 3 30,00

Chăn nuôi 25 31,25 1 10,00

Qua bảng 4.12 ta có thể thấy hộ sản xuất vốn với nhiềumục đích khác nhau,

đối với hộ gia đình mục đích nuôi trồng thủy sản là 12,5%, mục đích thương mại

dịch vụ là 18,75%, trồng trọt 37,5%, chăn nuôi 31,25%, đối với doanh nghiệpmục đích nuôi trồng thủy sản là 10%, mục đích thương mại dịch vụ là 50%, trồng trọt

30%, chăn nuôi 10%.

Bằng việc quan sát thực tếvà quá trình điều tra về mục đích sử dụng vốn vay của hộ sản xuất cho thấy trong 90 hộđiều tra thì có 72 hộ sử dụng vốn đúng

mục đích, còn 18 hộ sử dụng vốn sai mục đích (chiếm 20%)

Khi tìm hiểu lý do sử dụng vốn sai mục đích có ý kiến cho rằng:

Hộp 4.1. Lý do sử dụng vốn vay sai mục đích

“Do tâm lý người dân chúng tôi sợ gặp rủi ro, khả năng quyết đoán không có, hơn

nữa cơ hội mở mang kiến thức bị hạn chế do đó chúng tôi không có kế hoạch cho từng đồng vốn bỏ ra, cái nào có lợi hơn thì làm, làm tới đâu hay tới đó”.

Nguồn: Phỏng vấn Bà Nguyễn Thị Loan, xã Phú Lộc, ngày 15/12/2017

Nguyên nhân sử dụng vốn sai mục đích là do trình độ dân trí thấp, người dân không tính toán kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chưa có kế

hoạch cụ thể cho từng đồng vốn đầu tư nên đưa ra phương án không thực tế, một số sử dụng vốn vay sai mục đích vào việc xây dựng nhà cửa, một số hộ sử dụng vốn vay để cho người quen vay lại với mức lãi suất cao hơn để ăn chênh lệch. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay,

ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống, làm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng

cao ảnh hưởng tới sự phát triển của NH. Qua điều tra ta thấy nhìn chung công tác cho vay vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh được thực hiện khá tốt,

người dân tuân thủ đúng quy định vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có

hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một sốtrường hợp sử dụng vốn sai mục đích chiếm số lượng không lớn nhưng vẫn cần khắc phục và điều chỉnh ngay nếu không sẽ

tạo thành tiền lệ xấu trong vay vốn, gây lãng phí nguồn lực.

d. Đánh giá các hộ điều tra về thủ tục, nguyên tắc cho vay xây dựng nông thôn mới

Qua quá trình điều tra 90 có vay vốn và tiến hành xử lý thông tin, số liệu kết quảthu được như sau:

Về vấn đề tiếp cận vốn tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh thì kết quảthu được cụ thểnhư sau:

Về thủ tục, nguyên tắc cấp tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số khách hàng đều thấy thủ tục và nguyên tắc cấp tín dụng của chi nhánh là đơn giản và bình thường tuy nhiên vẫn còn 25% ý kiến của hộ và 10% ý kiến của doanh nghiệp cảm thấy thủ tục còn vướng mắc ở khâu thẩm định tài sản đảm bảo. Chi nhánh cần có các giải pháp thúc đẩy quá trình cho vay nhanh chóng thuận tiện cho ngân hàng cũng như phía khách hàng.

Bảng 4.13. Đánh giá của khách hàng về thủ tục, nguyên tắc cho vay

Chỉ tiêu Hộ Doanh nghiệp SL (KH) Tỷ trọng (%) SL (KH) Tỷ trọng (%) 1. Thủ tục vay vốn 80 100,00 10 100,00

- Đơn giản, thuận tiện 20 25,00 3 30,00

- Bình thường 40 50,00 6 60,00

- Phức tạp 20 25,00 1 10,00

2. Nguyên tắc cho vay 80 100,00 10 100,00

- Rất phù hợp 18 22,50 3 30,00

- Phù hợp 42 52,50 5 50,00

- Chưa phù hợp 20 25,00 2 20,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

Qua kết quả khảo sát về tình hình cho vay trên, chi nhánh nên có những quy

định phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng bằng các tiêu chí cụ thể nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về mặt pháp lý nhằm tránh các thủ tục phức tạp. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, với sự xuất hiện của nhiêu ngân hàng trong và ngoài nước, khách hàng có nhiều lựa chọn với yếu tố chi phí

so với trước đây vì vậy NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh cần tiến hành khảo

sát về mức phí ở một số ngân hàng cùng địa phương để xem xét lại chính sách của ngân hàng mình. Ngoài các phương thức cho vay truyền thống ngân hàng có thể mở rộng và phát triển thêm các hình thức cho vay khác để thu hút khách hàng

nhiều hơn nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Qua nghiên cứu ý kiến đánh giá cho thấy cần phải phát huy vai trò tích cực của các cơ quan chức năng địa phương, để có những chính sách đồng bộ giúp đỡ

nông dân trong việc tiếp cận với tín dụng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó điều quan trọng là phải có những chương trình, chính sách đào tạo cho nông dân cách sử dụng vốn hiệu quả.

Bảng 4.14. Sự thay đổi về thu nhập của khách hàng sau khi vay vốntại NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh

Chỉ tiêu Trước khi vay vốn (1) Sau khi vay vốn (2) So sánh (2)-(1) (trđ) (2)/(1) (lần ) Thu nhập bình quân/hộ/năm Nhóm hộ TM – DV 25,18 43,36 18,18 1,72 Nhóm hộ chăn nuôi 19,23 23,64 4,41 1,23 Nhóm hộ trồng trọt 7,83 10,34 2,51 1,32 Nhóm hộ thủy sản 3,24 5,09 1,85 1,57

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

Qua bảng 4.14 ta thấy được cụ thể tác động của vốn vay đến tăng thu nhập của hộ sản xuất: nhóm hộ hoạt động trong lĩnh vực Thủy sản và TM - DV có mức tăng thu nhập cao nhất, sau khi vay vốn các hộ này có thểđầu tư mua trang

thiết bị máy móc phục vụ cho phát triển các nhà xưởng, phương tiện vận chuyển hay các công trình phục vụ hoạt động TM - DV. Tiếp đó đến nhóm hộchăn nuôi.

Các nhóm ngành thủy sản, trồng trọt không được quan tâm nhiều. Thu nhập bình quân/hộ/ năm của nhóm hộ TM – DV, trước khi vay vốn là 25,18 triệu đồng, sau khi vay vốn tăng lên 43,36 triệu đồng, thu nhập bình quân đạt 18,18 triệu đồng

tương đương 1,72 lần. Nhóm hộ vay để chăn nuôi trước khi vay vốn là 19,23

triệu đồng, sau khi vay vốn tăng lên 23,64 triệu đồng tăng 4,41 triệu đồng so với

trước khi vay tương đương với 1,23 lần, nhóm hộ vay trồng trọt và nhóm hộ thủy sản tăng rất ít chỉ có 2,51 và 1,85 triệu đồng tương đương với 1,32 và 1,57 lần. Nhìn chung, các nhóm hộ sau khi vay vốn đã có mức thu nhập tăng lên nhưng chỉ

tăng tập trung ở 2 ngành nhóm ngành nghề chính là TM – DV và nhóm hộ chăn

nuôi, các nhóm ngành khác tăng nhẹ, vì vậy rất cần sự hỗ trợhơn nữa từ phía NH và chính quyền địa phương.

4.1.3. Tác động của việc thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới phục vụ xây dựng nông thôn mới

Tác động đến thu nhập của hộ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đại

phương: Từ nguồn vốn vay của NHNo&PTNT Phù Ninh với các mục đích khác

nhau giúp các hộ có vốn đầu tư vào các ngành nghề trọng điểm, mang lại thu nhập cao như ngành thương mại dịch vụ, đã và đang đóng góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và TM - DV, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đời sống của hộ sản xuất được nâng cao.

Bảng 4.15. Ý kiến của khách hàng về kếtquả sau khi vay vốn tín dụng của NHNo&PTNT

Chỉ tiêu Không thay đổi (%)

Thay đổi (%)

Thay đổi rất nhiều (%)

Tạo ra thêm thu nhập của hộ 14,44 50,00 35,56

Tạo ra thêm công ăn việc làm 34,44 50,00 15,56

Tạo ra thêm điều kiện sản xuấtmới 33,33 46,67 20,00

Mở rộng quy mô sản xuấtcủa hộ 30,00 51,11 18,89

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

Qua bảng 4.15, ta thấy các hộ sau khi vay vốn thường mở rộng quy mô sản xuất, việc làm cho người lao động sẵn có trong gia đình được sử dụng đầy đủ hơn thu nhập cũng được tăng lên và tạo ra nhiều cơ sở vật chất mới hơn. Có thể

thấy được mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra thu nhập của hộ được tác động nhiều nhất có 70% ý kiến đánh giá là thay đổi và rất thay đổi đến việc mở rộng quy mô sản xuất và có 85,56% ý kiến hộ sản xuất cho rằng là thay đổi và rất thay

đổi về thu nhập của hộ. Về tạo ra cơ sở vật chất mới có 20% ý kiến hộ sản xuất cho rằng thay đổi rất nhiều. Tạo ra công ăn việc làm có 34,44% hộ cho rằng

không thay đổi. Nguyên nhân do lao động trong hộ sản xuất phần lớn là lao động

gia đình.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

4.2.1. Các yếu tố khách quan

4.2.1.1. Chính sách về tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Các quy định pháp lý đối với hoạt động của NHNo&PTNT có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những

quy định này có thể kể đến, đó là lãi suất, tài sản thế chấp và cách thức xử lý tài sản, phương thức xử lý đối với những rủi ro ngân hàng gặp phải. Những biến

động bất thường về lãi suất, tỷ giá sẽ gây ra những rủi ro lớn đối với cả ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và khảnăng trả

nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

Xã hội hóa hoạt động ngân hàng, biến NHNo&PTNT thành người bạn tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho NHNo&PTNT có thế mạnh riêng của mình để tăng cường sức cạnh tranh trước những NHTM khác. Hợp pháp hóa hoạt động ngân hàng là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn

định để hoạt động cho vay được an toàn, có hiệu quả.

Kết quả điều tra cho thấy có khoảng gần 20% ý kiến của hộ điều tra đánh giá về các văn bản, chính sách của hoạt hộng tín dụng phục vụ xây dựng nông

thôn mới là rất phù hợp, 20% ý kiến đánh phù hợp, 40% ý kiến đánh giá bình

thường và trên 20% ý kiến đánh giá chưa phù hợp.

Bảng 4.16. Đánh giá của khách hàng về các văn bản, chính sách của hoạt hộng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu đánh giá SL Hộ Doanh nghiệp (KH) Tỷ trọng (%) SL (KH) Tỷ trọng (%) Văn bản, chính sách 80 100,00 10 100,00 - Rất phù hợp 14 17,50 2 20,00 - Phù hợp 16 20,00 2 20,00 - Bình thường 32 40,00 4 40,00 - Chưa phù hợp 18 22,50 2 20,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

4.2.1.2. Trình độ dân trí, nhận thức của người dân

a. Trình độ học vấn của người dân

Bảng 4.17 cho thấy, trình độ học vấn của khách hàng điều tra vẫn tương

trên 50% tổng số khách hàng điều tra. Số khách hàng hộ có trình độ cấp 3 cũng

chỉ chiếm 32,5% tổng số khách hàng là hộchỉ có 10% số khách hàng có trình độ

từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên so với tổng số khách hàng điều tra. Tuy

nhiên trên địa bàn vẫn tồn tại số khách hàng không có trình độ học vấn chiếm tới

3,75% tổng số khách hàng là hộ. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, trình độ

học vấn của khách hàng điều tra vẫn tương đối cao, có tới 70% trình độ từ trung

cấp, cao đẳng, đại học trở lên.

Bảng 4.17. Trình độ học vấn của khách hàng tham gia vay vốn

Chỉ tiêuđánh giá SL Hộ Doanh nghiệp (KH) Tỷ trọng (%) SL (KH) Tỷ trọng (%) Không học 3 3,75 0 0,00 Tiểu học 9 11,25 0 0,00 Trung học cơ sở 34 42,50 0 0,00 Trung học phổ thông 26 32,50 3 30,00 Trung cấp, CĐ, ĐH trở lên 8 10,00 7 70,00 Tổng 80 100,00 10 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017) Khách hàng có trình độ học vấn thấp họ thường bị động trong vấn đề tìm hiểu các thông tin tín dụng. Khi đi vay vốn với các thủ tục hiện tại của ngân hàng, một số. Mặt khác khách hàng có trình độ thấp thì thường khả năng xây dựng chiến lược sản xuất rất hạn chế, không có tính khả thi cho nên đơn xin vay vốn của họ chỉ được xét duyệt ở mức thấp. Ngoài ra trình độ học vấn thấp còn là rào cản rất lớn đối với khách hàng trong việc tiếp cận với các tiến bộ KHKT.

Tóm lại, sự chênh lệch về trình độ nhận thức là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vay vốn (lượng vốn được vay của khách hàng) và sử dụng vốn, do đó để khách hàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng tốt hơn và sử dụng có hiệu quả thì ngoài việc nâng cao dân trí cho họ, cũng cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các TCXH địa phương cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin về các TCTD trên đại bàn. Đồng thời có những đóng góp cho khách hàng về việc sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN tới với họ, hướng dẫn họ cách làm ăn…

b. Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng

Hộp 4.2. Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng

Ngân hàng tạo điều kiện cho chúng tôi vay vốn, khi tới kỳ hạn chúng tôi chắc chắn sẽ hoàn trả lãi và gốc, không có chuyện chúng tôi để xảy ra tình trạng có nợ mà không trả, công với việc khi vay và trả vốn, lãi đầy đủ chúng tôi mới có cơ hội được vay tiếp khi có nhu cầu. Chắc chắn không có chuyện chúng tôi vay vốn sau đó lòng vòng không hoàn trả tiền ngân hàng. Trừ trường hợp rủi ro bất khả kháng chưa có tiền thì chúng tôi đành nợ và trả chậm ……

Nguồn: Phỏng vấn Bà Nguyễn Thị Sáu, xã Tiên Phú, ngày 16/12/2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 83)