Nội dung nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)

xây dựng nông thôn mới

2.1.3.1. Tình hình triển khai thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

- Bộ máy tổ chức thực hiện

Để tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới; NHNo&PTNT đã giao nhiệm vụ chính thức cho các tổ tín

dụng. Các tổ tín dụng thực hiện phải đảm bảo được các yêu cầu: Bảo đảm về

mặt chính trị, pháp luật; có đủ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực; Bảo đảm về thông tin gián tiếp; được quản lý và phân bổ ngân sách; sáng tạo trong thực hiện, kết hợp đúng đắn giữa các cấp, các ngành và các địa phương; có hệ

thống báo cáo thống kê, kế toán và hệ thống kiểm toán chặt chẽ; kiểm tra việc

thực hiện chính sách đó, có sự đánh giá chính sách một cách khách quan (Nguyễn Duệ, 2012).

- Xây dựng chương trình hành động

Ngân hàng thực hiện chính sách, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ sẽ xây dựng chương trình hành động để đưa chính sách vào thực tế, xây dựng các phương hướng và biện pháp thực hiện cụ thể. Các ngân hàng thực hiện phải lập kế hoạch tác nghiệp để chuẩn bị triển khai chính sách. Trong đó phải xác định rõ

ràng: thời gian triển khai chính sách; mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện chính sách; danh mục các công việc cần phải thực hiện; sự phân bổ các nguồn lực để thực hiện từng mục tiêu cụ thể của chính sách trong từng giai đoạn

(Nguyễn Thị Thu Hiền, 2014).

- Ban hành các văn bản hướng dẫn

Các cơ quan thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ban hành những văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng và các tổ

chức, cá nhân được vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

biết và thực hiện (Nguyễn Duệ, 2012).

- Tổ chức tập huấn

Ngân hàng thực hiện chính sách tiến hành tổ chức tập huấn cho các cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện chính sách và tổ chức, cá nhân được vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để trang bị cho họ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện chính sách (Nguyễn Duệ, 2012).

2.1.3.2. Kết quả thực hiện giải phápnâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

- Công tác thông tin tuyên truyền

Thông qua hệ thống thông tin đại chúng, các ngân hàng thực hiện chính sách tuyên truyền, giúp cho mọi người hiểu biết về nội dung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiểu nghĩa vụ và lợi ích của mình khi thực hiện chính sách. Qua đó tạo được sự đồng tình ủng hộ của dân chúng, đặc biệt là các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn và những tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Lê Xuân Nghĩa, 2011).

- Huy động nguồn vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới

Tài chính chính sách chính là việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để cấp tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốn dùng để cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm các nguồn sau:

+ Nguồn tự huy động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức cho vay khác (Nguyễn Duệ, 2012).

+ Nguồn vốn vay vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

+ Nguồn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, + Nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước (Lê Xuân Nghĩa, 2011).

- Kết quả cho vay vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới

Theo quy chế cho vay của ngân hàng Nhà nước các tổ chức tín dụng được phép thoả thuận với khách hàng vay về việc áp dụng các phương thức cho vay:

+ Cho vay từng lần: mỗi lần khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tục vay vốn cần thiết và kí hợp đồng tín dụng (Trần Văn Minh, 2010).

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: tổ chức tín dụng và khách hàng xác

định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Cho vay theo dựán đầu tư: tổ chức tín dụng cho khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và dự án đầu tư

+ Cho vay trả góp: khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng xác định số lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời gian cho vay.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: tổ chức tín dụng cam kết sẽ đảm bảo sẵn sàng cho vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ

chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí cho hạn mức tín dụng dự phòng.

+ Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh: tổ chức tín dụng cho hộ

sản xuất vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động thường xuyên cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (bù đắp thiếu hụt tài chính) (Lê Văn Tề, 2011).

2.1.3.3. Tác động của việc thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 31 - 33)