Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 88 - 94)

Phần 4 .K ết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

4.2.1. Các yếu tố khách quan

4.2.1.1. Chính sách về tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Các quy định pháp lý đối với hoạt động của NHNo&PTNT có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng và kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những

quy định này có thể kể đến, đó là lãi suất, tài sản thế chấp và cách thức xử lý tài sản, phương thức xử lý đối với những rủi ro ngân hàng gặp phải. Những biến

động bất thường về lãi suất, tỷ giá sẽ gây ra những rủi ro lớn đối với cả ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và khảnăng trả

nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

Xã hội hóa hoạt động ngân hàng, biến NHNo&PTNT thành người bạn tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho NHNo&PTNT có thế mạnh riêng của mình để tăng cường sức cạnh tranh trước những NHTM khác. Hợp pháp hóa hoạt động ngân hàng là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo pháp luật, tạo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn

định để hoạt động cho vay được an toàn, có hiệu quả.

Kết quả điều tra cho thấy có khoảng gần 20% ý kiến của hộ điều tra đánh giá về các văn bản, chính sách của hoạt hộng tín dụng phục vụ xây dựng nông

thôn mới là rất phù hợp, 20% ý kiến đánh phù hợp, 40% ý kiến đánh giá bình

thường và trên 20% ý kiến đánh giá chưa phù hợp.

Bảng 4.16. Đánh giá của khách hàng về các văn bản, chính sách của hoạt hộng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu đánh giá SL Hộ Doanh nghiệp (KH) Tỷ trọng (%) SL (KH) Tỷ trọng (%) Văn bản, chính sách 80 100,00 10 100,00 - Rất phù hợp 14 17,50 2 20,00 - Phù hợp 16 20,00 2 20,00 - Bình thường 32 40,00 4 40,00 - Chưa phù hợp 18 22,50 2 20,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)

4.2.1.2. Trình độ dân trí, nhận thức của người dân

a. Trình độ học vấn của người dân

Bảng 4.17 cho thấy, trình độ học vấn của khách hàng điều tra vẫn tương

trên 50% tổng số khách hàng điều tra. Số khách hàng hộ có trình độ cấp 3 cũng

chỉ chiếm 32,5% tổng số khách hàng là hộchỉ có 10% số khách hàng có trình độ

từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên so với tổng số khách hàng điều tra. Tuy

nhiên trên địa bàn vẫn tồn tại số khách hàng không có trình độ học vấn chiếm tới

3,75% tổng số khách hàng là hộ. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, trình độ

học vấn của khách hàng điều tra vẫn tương đối cao, có tới 70% trình độ từ trung

cấp, cao đẳng, đại học trở lên.

Bảng 4.17. Trình độ học vấn của khách hàng tham gia vay vốn

Chỉ tiêuđánh giá SL Hộ Doanh nghiệp (KH) Tỷ trọng (%) SL (KH) Tỷ trọng (%) Không học 3 3,75 0 0,00 Tiểu học 9 11,25 0 0,00 Trung học cơ sở 34 42,50 0 0,00 Trung học phổ thông 26 32,50 3 30,00 Trung cấp, CĐ, ĐH trở lên 8 10,00 7 70,00 Tổng 80 100,00 10 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017) Khách hàng có trình độ học vấn thấp họ thường bị động trong vấn đề tìm hiểu các thông tin tín dụng. Khi đi vay vốn với các thủ tục hiện tại của ngân hàng, một số. Mặt khác khách hàng có trình độ thấp thì thường khả năng xây dựng chiến lược sản xuất rất hạn chế, không có tính khả thi cho nên đơn xin vay vốn của họ chỉ được xét duyệt ở mức thấp. Ngoài ra trình độ học vấn thấp còn là rào cản rất lớn đối với khách hàng trong việc tiếp cận với các tiến bộ KHKT.

Tóm lại, sự chênh lệch về trình độ nhận thức là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vay vốn (lượng vốn được vay của khách hàng) và sử dụng vốn, do đó để khách hàng tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng tốt hơn và sử dụng có hiệu quả thì ngoài việc nâng cao dân trí cho họ, cũng cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các TCXH địa phương cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin về các TCTD trên đại bàn. Đồng thời có những đóng góp cho khách hàng về việc sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở các lớp tập huấn chuyển giao KHCN tới với họ, hướng dẫn họ cách làm ăn…

b. Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng

Hộp 4.2. Phẩm chất, tư cách tín dụng của khách hàng

Ngân hàng tạo điều kiện cho chúng tôi vay vốn, khi tới kỳ hạn chúng tôi chắc chắn sẽ hoàn trả lãi và gốc, không có chuyện chúng tôi để xảy ra tình trạng có nợ mà không trả, công với việc khi vay và trả vốn, lãi đầy đủ chúng tôi mới có cơ hội được vay tiếp khi có nhu cầu. Chắc chắn không có chuyện chúng tôi vay vốn sau đó lòng vòng không hoàn trả tiền ngân hàng. Trừ trường hợp rủi ro bất khả kháng chưa có tiền thì chúng tôi đành nợ và trả chậm ……

Nguồn: Phỏng vấn Bà Nguyễn Thị Sáu, xã Tiên Phú, ngày 16/12/2017

Đạo đức của khách hàng: Là việc khách hàng cố tình vi phạm các cam kết với ngân hàng. Khi đó nguyên tắc tín nhiệm trong quan hệ tín dụng sẽ bị phá bỏ nếu đạo đức của khách hàng và các ràng buộc chưa được

NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh quan tâm đúng mức dẫn đến việc phát sinh các khoản nợ xấu cho ngân hàng.

Bản chất của kinh doanh luôn ẩn chứa các rủi ro do chủ quan hay một

số nguyên nhân không thể kiểm soát được. Khi các phương án kinh doanh

được ngân hàng tài trợ gặp khó khăn thì khả năng trả nợ ngân hàng bị đe dọa. Khó khăn tạm thời về dòng tiền của khách hàng làm chậm trễ kỳ thanh toán sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thanh khoản của ngân hàng. Trầm trọng hơn, khi kinh doanh bị mất vốn, khách hàng không trả được nợ gây ra các khoản nợ khó đòi của ngân hàng.

Điều kiện tín dụng mà NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh đưa ra nhằm

tiêu chuẩn hóa khả năng của khách hàng trong quá trình vay vốn để đảm bảo cho khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng

của khách hàng được xác định trên các mặt sau:

Năng lực thị trường của khách hàng: Đó là vị thế của khách hàng trên thị trường, hệ thống mạng lưới phân phối, chất lượng sản phẩm.

Năng lực quản lý của khách hàng: ngoài việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ đoàn kết, yêu công việc, yêu công ty đó là một sự thành công lớn của chủ doanh nghiệp. Để có được điều này doanh nhiệp cần một chính sách thu nhập

Khả năng về tài chính của khách hàng: tài chính của khách hàng lành mạnh sẽ thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Việc thực hiện

đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước hay trả gốc và lãi vay chongân hàng đầy

đủ, đúng hạn một phần phản ánh được năng lực tài chính của khách hàng.

Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đối mặt với cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh.

Cạnh tranh sẽ buộc các ngân hàng phải đối mặt với việc mở rộng tín dụng khó khăn hơn, thị phần sẽ bị ảnh hưởng, chi phí cho hoạt động tín dụng

như: tiếp thị, quảng cáo, nhân sự sẽ tăng cao dẫn đến hiệu quả hoạt động tín

dụng giảm sút. Nếu ngân hàng không có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ rất khó tiếp cận các khách hàng tốt và khó có thể nâng cao CLTD.

Phần lớn hộ sản xuất cho rằng đây không phải là lần đầu họ đi vay (gần

80% khách hàng vay lần thứ 2 trở lên. Số hộ đến với NHNo&PTNT chi nhánh

Phù Ninh lần hai, ba, bốn cũng chiếm tỷ lệ khá cao và khoảng 50% khách hàng

doanh nghiệp trả lời đã nắm rõ quy trình cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh

Phù Ninh, tuy nhiên khách hàng hộ gia đình chỉ có 22,5% nắm rõ quy trình cho

vay của NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh, vẫn còn trên 20% bà con cho rằng

họ chưa nắm rõ quy trình cho vay.

Bảng 4.18. Hiểu biết của khách hàng về hoạt hộng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Chỉ tiêu đánh giá Hộ Doanh nghiệp SL (KH) Tỷ trọng (%) SL (KH) Tỷ trọng (%) 1. Mức độ quan hệ tín dụng 80 100,00 10 100,00

- Cho vay lần đầu 18 22,50 2 20,00

- Vay lần thứ 2 trở lên 62 77,50 8 80,00

2. Hiểu biết về quy trình cho vay 80 100,00 10 100,00

- Hiểu rõ 18 22,50 5 50,00

- Bình thường 42 52,50 3 30,00

- Chưa hiểu rõ 20 25,00 2 20,00

Hầu hết những người chưa nắm rõ quy trình cho vay là những người lần đầu tiên đi vay tại chi nhánh. Do đó, trong thời gian sắp tới chi nhánh cần cử cán bộ tín dụng xuống các xã nhiều hơn nữa để phổ biến quy trình cho vay đối với hộ sản xuất, có các biện pháp để xã hội hóa hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

Trên đây là một số ý kiến được thu thập từ việc điều tra các hộ sản xuất

kinh doanh trên địa bàn huyện Phù Ninh. Mặc dù NHNo&PTNT chi nhánh Phù

Ninh đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số

mặt tồn tại. Vì thế trong thời gian tới NHNo&PTNT chi nhánh Phù Ninh cần đưa

ra các giải pháp khả thi hơn nữa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

4.2.1.3. Sự phát triển nền kinh tế của địa phương

Nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó

khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món nợ vay cho ngân

hàng, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của khoản tín dụng của ngân hàng.

Năm 2016, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, lạm phát thấp, lãi suất tiền gửi, tiền vay giảm từđó đã khuyến kích các nhà đầu tư mở rông SXKD.

Về tín dụng: Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã có những chính sách về

tín dụng rất cởi mở đã tháo gỡ khó khăn vướng mắc và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngân hàng, điển hình là Nghị định 55/2015/NĐ-CP “về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn”.

Được sự quan tâm và ủng hộ cao hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp của các cấp uỷĐảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở

trong việc chỉ đạo cũng như phối kết hợp trong các lĩnh vực ngân hàng. Đây là điều kiện rất thuận lợi trong hoạt đông kinh doanh ngân hàng.

Sản xuất, chăn nuôi, ngành nghề trong khu vực nông nghiệp nông thôn đã có bước phát triển mạnh với qui mô mở rộng theo công nghiệp hóa, hoạt động sản xuất

đang dần chuyển từ một các thể sang hoạt động theo chuỗi liên kết, liên doanh. Agribank là ngân hàng 100% vốn nhà nước, có nhiều chính sách hỗ trợ đối với các bà con nhân dân nhằm mục đích phục vụ sản xuất, tạo điều kiên công

ăn việc làm cho họn nên lãi suất cho vay so với các ngân hàng thương mại

thường thấp hơn 3-4%.

Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn cho hoạt động ngân hàng sau: Việc đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm theo Thông tư 09, Chi nhánh văn

vay đối với trường hợp tài sản thế chấp có tài sản gắn liền trên đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, cho nên gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng vay vốn cũng như cho vay của ngân hàng.

Giá đầu ra của một số sản phẩm như gia xúc, gia cầm, đồ mộc mỹ nghệ không ổn định, nhất là giá gia xúc vào những tháng cuối năm liên tục giảm. nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư mở rộng cũng như thu hồi vốn vay.

- Năng lực, trình độ cán bộ ngân hàng tuy đã được nâng lên, song vẫn còn

một số cán bộ còn hạn chế nên về chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ chưa tận tình, phong cách giao dịch chưa thực sự chuyên nghiệp, có cán bộ khó sắp xếp bố trí công việc.

- Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Phù Ninh thường xuyên

chịu sự cạnh tranh với nhiều ngân hàng thương mại khác trên địa bàn cho nên thị phần cũng bị chia sẻ.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh trong thời gian qua đang

chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo

hướng tăng dân tỷ trọng ngành CN – TTCN – XDCB và Dịch vụ, giá trị sản xuất

kinh doanh của huyện không ngừng tăng, đời sống kinh tế của người dân đã ổn định và ngày càng phát triển hơn.

Tính đến hết năm 2017, Phù Ninh là một huyện kinh tế tương đối phát

triển và phấn đấu đến cuối năm các xã đều đạt trên 14 tiêu chí NTM. Để làm được điều đó thì cho vay xây dựng nông thôn mới là yếu tố quan trọng và mức

thu nhập BQ/người của huyện Phù Ninh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đóng

góp của người dân vào việc xây dựng NTM.

Bảng 4.19. So sánh thu nhập BQ/người của một sốhuyện ở tỉnh Phú Thọ

TT Chỉ tiêu Giá trị(trđ/năm)

1 Thu nhập BQ/người của TP Việt Trì 19,00 2 Thu nhập BQ/người của huyện Đoan Hùng 17,00 3 Thu nhập BQ/người của huyện Phù Ninh 15,97 4 Thu nhập BQ/người của tỉnh Phú Thọ 16,21

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2017)

Qua Bảng 4.19, nhận thấy thu nhập BQ/người ở huyện Phù Ninh thấp

người của cả tỉnh Phú Thọ. Như thế thu nhập BQ/người thấp là một khó khăn trong việc trả nợ vốn vay của khách hàng. Do đó cần tìm biện pháp nâng cao thu nhập của người dân, và khi thu nhập người dân tăng thì khả năng huy động

đóng góp cũng gia tăng…

Như vậy, hoạt động cho vay chịu tác động rất lớn từ môi trường, bao

gồm cả môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị, xã hội.

Chất lượng cho vay không chỉ được quyết định bởi bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc lớn vào khách hàng và những yếu tố từ môi trường. Vì vậy để

nâng cao chất lượng cho vay của các NH phải có sự phối hợp tổng thể, chặt

chẽ từ tất cả các phía.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 88 - 94)