Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu thuế hộ kinh doanh cá thể
2.1. Cơ sở lý luận về thu thuế hộ kinh doanh cá thể
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Thứ nhất, hệ thống chính sách thuế, đối với bất kỳ một chính sách nào khi
ban hành muốn được thực hiện thành công trong thực tế thì đối tượng thực hiện chính sách cần hiểu được nội dung và cách thức để thực hiện chính sách do đối với chính sách thuế muốn để ĐTNT tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì bản thân họ phải hiểu rõ được luật thuế, cách tính các loại thuế phải nộp, muốn vậy nội dung của chính sách thuế cần đơn giản rõ ràng mang tính phổ thông phù hợp với trình độ hiểu biết của mọi ĐTNT, đồng thời các chính sách thuế cần đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch nhưng cũng cần có sự linh hoạt nhằm tạo động lực cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng quy mô sản xuất , góp phần tăng hiệu quả của quản lý thu thuế. Tình hình chính trị ổn định, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao... cũng là những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển của các hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn nhất định như, việc ban hành các sắc thuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà gây khó khăn cho người nộp thuế và cán bộ thuế, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của các tầng lớp dân cư còn hạn chế.
Thứ hai, cơ sở vật chất phục vụ trong cơ quan thuế. Đây cũng là một nhân
tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, đó là nhà cửa, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ. Cùng với sự phát triển của đất nước, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế phải ngày càng khang trang, hiện đại. Một mặt để bộ máy quản lý thuế có thể hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực. Mặt khác, để phục vụ người nộp thuế một cách nhanh gọn, chính xác, giảm thiểu những phiền hà không đáng có. Một trong những cơ sở vật chất quan trọng đó là hệ thống các công nghệ thông tin trong cơ quan thuế. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giảm thiểu thời gian, công sức của cán bộ thuế cũng như của người nộp thuế. Qua vận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin sẽ giúp việc quản lý thuế được chính xác tình trạng họat động cũng như tính chính xác của công tác dự báo nguồn thu cũng như báo cáo, thống kê.
Thứ ba, nguồn nhân lực trong cơ quan thuế. Để đáp ứng yêu cầu hiện đại
hóa toàn diện công tác quản lý thu thuế, ngành thuế phải tiếp tục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tại lại đội ngũ cán bộ công chức thuế để đảm đương nhiệm vụ quản lý thuế được giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thuế cấp Chi cục. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ
cán bộ thuế . Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế; nâng cao kỹ năng sử dụng, quản lý, khai thác các nguồn thông tin về người nộp thuế. Xây dựng phương án bố trí lại hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ để phù hợp với yêu cầu quản lý mới, đặc biệt là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý thu thuế. Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng tin học; cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế.
Thứ tư, bản thân thành phần hộ kinh doanh cá thể, ở đây là trách nhiệm ý
thức của hộ kinh doanh cá thể. Một quy trình quản lý thuế tốt ngoài việc có hệ thống chính sách làm cơ sở thực thi, có cơ quan thuế tổ chức đôn đốc thực hiện thì việc tự giác chấp hành các quy định của người nộp thuế cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc quản lý thu thuế có thành công hay không, các hộ kinh doanh ngoài việc cần phải hiểu được nội dung của các chính sách thuế, thì cũng cần ý thức rõ về tầm quan trọng của thuế đối với sự phát triển của đất nước, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm cho việc thực hiện nghĩa vụ về thuế.
Thứ năm, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành liên quan. Nền kinh tế
phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thu thuế. Khi nền kinh tế phát triển ổn định các cơ sở sản xuất sẽ mạnh dạn đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh từ đó tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu thuế, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay đang khủng hoảng suy thoái thì quản lý thu thuế sẽ gặp phải nhiều thách thức, các cơ sở kinh doanh sẽ khó phát triển sản xuất chỉ sản xuất ở mức cầm chừng thậm chí các cơ sở kinh doanh nhỏ không vượt qua được cú sốc khủng hoảng sẽ phải đối mặt với sự phá sản, công tác quản lý thu từ đó sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và muốn kích cầu được nền kinh tế thì chính phủ cần ban hành những chính sách miễn giảm giãn thuế nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng.