Đặc điểm chi cục thuế huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. đặc điểm chi cục thuế huyện Mỹ Đức

Tên đơn vị: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức MST: 0100786940-035

Ngày thành lập 01-08-2008 (xác nhập về HN)

Bảng 3.1. Số lượng công chức tại Chi cục thuế huyện Mỹ Đức qua các năm

Năm Tỉ lệ 2016 2017 2018 Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Nam 31 63,27 23 52,27 21 51,22 Nữ 18 36,73 21 47,72 20 48,78 Tổng 49 100 44 100 41 100

Nguồn: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức (2018)

* Vị trí, chức năng

Chi cục thuế huyện Mỹ Đức là tổ chức trực thuộc Cục thuế Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục thuế huyện Mỹ Đức có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công

tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục thuế.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế,thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

* Cơ cấu tổ chức

Chi Cục Thuế huyện Mỹ Đức (2008) từ khi thành lập cho đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và công cuộc cải cách hệ thống thuế Việt nam, sắp xếp tổ chức mới; Bộ máy của Chi Cục Thuế cũng được thay đổi theo hướng giảm số đội thuế liên xã, phường, tăng số đội thuế ở văn phòng phù hợp với tình hình thực tiễn gắn liền với nhiệm vụ thu NSNN và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, bước đầu xây dựng mô hình tổ chức QLT theo chức năng.

Theo quy định tại Quyết định số 729/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 Của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế như hình 3.2.

- Lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Mỹ Đức bao gồm Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng; Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn; Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ: Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế; quản lý thu phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

Hình 3.2 Tổ chức bộ máy Chi Cục Thuế huyện Mỹ Đức

Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Mỹ Đức (2018)

1PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội dự toán – thu khác và TTHT Đội kê khai kế toán thuế và tin học Đội kiểm tra thuế Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội lệ phí trước bạ và TNCN Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Ấn chỉ 2 Đội thuế liên xã 1, 2 CHI CỤC TRƯỞNG

- Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Quản lý thuế TNCN và lệ phí trước bạ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này) trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội thuế liên xã: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin tốt, sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin. Từ đó đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thu thập

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp đã được tổng hợp từ các bộ phận của Chi cục thuế, Phòng tài chính, Chi cục thống kê..., các nguồn tin đã

được công bố trên Internet; các tạp chí, các Luật, Thông tư, Nghị định, Quy trình; các kết quả nghiên cứu, các báo cáo... có liên quan đến nội dung đề tài.

Nguồn thu thập

- Các thông tin số liệu trong nước được thu thập từ Internet, Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế Hà Nội, Chi cục thuế huyện Mỹ Đức.

- Các thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các thông tin số liệu của huyện được thu thập từ các phòng thuộc Cục thuế Hà Nội, Phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế Chi cục thống kê huyện. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

- Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm:

Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế trên địa bàn và việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Mỹ Đức trong thời gian qua.

- Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối

tượng là các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức và cán bộ quản lý thuế tại địa phương. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình thực thi công tác quản lý thu thuế của hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn thông qua cả cán bộ thực hiện quản lý thu thuế và đối tượng nộp thuế.

- Cách chọn mẫu điều tra: Để đánh giá công tác quản lý thu thuế đối với

các nhóm hộ KDCT trên địa bàn, trước hết cần phân loại các đối tượng hộ kinh doanh theo ngành nghề bao gồm: Sản xuất, Thương nghiệp, Dịch vụ và Ăn uống. Riêng đối với hộ kinh doanh vận tải do đặc thù của loại hình ngành nghề này là khi đăng kiểm phải nộp thuế do cơ quan đăng kiểm yêu cầu, nên tôi không đưa vào đối tượng điều tra. Những hộ cá thể này có thể đại diện cho từng ngành nghề kinh doanh như sản xuất, thương nghiệp,... đồng thời các hộ kinh doanh cá thể được điều tra ở các xã khác nhau trên địa bàn huyện Mỹ Đức đảm bảo đại diện được tính toàn diện của địa bàn qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số lượng mẫu theo ngành nghề kinh doanh năm 2018 ĐVT: hộ Ngành nghề kinh doanh Tổng số hộ kinh doanh cá thể (n)

Số lượng hộ kinh doanh cá thể điều tra (n) Sản xuất 30 5 Thương nghiệp 338 54 Ăn uống 157 25 Dịch vụ 37 6 562 90

Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài. Tổng số phiếu điều tra các hộ kinh doanh cá thể là 90, trong đó ngành nghề thương nghiệp chiếm đa số 60,21% sau đó là ngành nghề dịch vụ chiếm 27,89% và ít nhất ngành nghề sản xuất chiếm 5,26%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn các hộ kinh doanh trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã được xây dựng dựa trên những nội dung liên quan của đề tài nghiên cứu.

Đối với cán bộ quản lý thuế trên địa bàn, phỏng vấn theo phương pháp thảo luận nhóm để xin tham vấn ý kiến của những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý thu thuế hộ cá thể.

3.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất định sau khi đã làm sạch số liệu điều tra.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ KDCT

- Phương pháp so sánh:Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê. Từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội ấy. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)