Thực trạng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức,

4.1.2. Thực trạng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức

quan Nhà nước có thẩm quyền) và các ban ngành chức năng trong huyện Mỹ Đức cần sớm có biện pháp nhằm khai thác, phát huy những thế mạnh của hộ kinh doanh cá thể, mặt khác khắc phục, cải thiện những gì còn hạn chế để cho hoạt động kinh doanh từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể ngày càng sôi động hơn, từ đó mang lại số thu cho NSNN nhiều hơn.

Bên cạnh các hộ kinh doanh cá thể làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các hộ kinh doanh cá thể không trung thực, tính tuân thủ pháp luật Nhà nước về tài chính và kinh tế còn kém. Đặc biệt là lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp để trốn thuế.

Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các doanh nghiệp trong thành phố thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các đơn vị SXKD đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp hộ kinh doanh cá thể phát triển theo định hướng của Nhà nước và quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các hộ kinh doanh cá thể là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách thành phố, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.

4.1.2. Thực trạng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức Mỹ Đức

4.1.2.1. Đăng ký thuế và quản lý thông tin người nộp thuế

Danh bạ quản lý hộ kinh doanh là danh sách các hộ kinh doanh thuộc diện quản lý thuế được lập theo từng địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc chi tiết theo từng đường phố, ngõ, xóm... Danh bạ quản lý hộ kinh doanh được lập đầy đủ cho tất cả các hộ kinh doanh thực tế có phát sinh hoạt động kinh doanh (bao gồm hộ kinh doanh thuộc diện phải hoặc không phải ĐKKD, có phát sinh tiền thuế phải nộp hay thuộc diện không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán). Trong đó phân theo tình hình hoạt động thì danh bạ hộ kinh doanh bao gồm hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh đang hoạt động và hộ ngừng nghỉ, bỏ kinh doanh.

Quản lý hộ mới ra kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thuế của hộ mới ra kinh doanh được nộp tại đội thuế liên xã theo địa bàn quản lý, sau đó đội thuế tổng hợp chuyển lên đội KK – KKT và Tin học. Bộ phận tin học sau khi nhận được hồ sơ xin cấp MST có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện các thủ tục để cấp mã số cho NNT, mã số này là cơ sở để theo dõi, quản lý và giao dịch với NNT như: Thông báo nộp thuế, thông báo miễn, giảm thuế, các biên bản kiểm tra, điều chỉnh thuế...

Bảng 4.2. Thống kê tình hình cấp MST của hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Mỹ Đức

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Hộ đã được cấp MST 56 21 32 2 Hộ chưa được cấp MST 17 65 81 3 Số hộ đã có MST 436 450 481 4 Số hộ đang quản lý/tháng 453 515 562 5 Tỷ lệ hộ được cấp MST /tổng hộ đang quản lý 12,36 4,08 5,69 6 Tỷ lệ hộ đã có MST/tổng hộ đang quản lý 96,25 87,38 85,59

Nguồn: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức (2018)

Như vậy, việc quản lý NNT theo MST đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế. Sau khi hướng dẫn chủ hộ lập thủ tục kê khai, Đội thuế Liên xã lập bảng kê và chuyển hồ sơ số hộ kinh doanh mới phát sinh về Đội KK-KKT để kiểm tra và nhập thông tin của hộ kinh doanh vào CSDL của Chi cục thuế, làm cơ sở để đưa vào danh bạ quản lý.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn hiện tượng hộ kinh doanh không tự giác ra kê khai đăng ký thuế để trốn thuế. Mặt khác, việc rà soát nắm bắt tình hình kinh doanh chủ yếu do cán bộ Đội thuế liên xã phối hợp với HĐTV thuế xã tiến hành làm việc trực tiếp với chủ hộ kinh doanh để lập thủ tục quản lý thu thuế. Do đó việc quản lý theo danh bạ hộ kinh doanh trên cơ sở dữ liệu của Chi cục là không triệt để so với thực tế.

Để khắc phục những tồn tại trên và thực hiện mục tiêu chống thất thu về số hộ, về doanh số đối với hộ kinh doanh cá thể. Kể từ đầu năm 2015, 100% hộ trong danh bạ quản lý hộ kinh doanh đều được cấp MST (MST tạm) kể cả hộ

không thuộc diện nộp thuế GTGT và TNCN theo phương pháp khoán, là điều kiện thuận lợi trong việc quản lý thông tin của người nộp thuế. Mặt khác, trên ứng dụng của phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) việc cấp MST diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn, giảm thiểu các công đoạn cũng như thời gian hoàn tất việc cấp MST cho hộ kinh doanh. Sau khi cán bộ kê khai nhập các thông tin của hộ kinh doanh, ngay lập tức hệ thống quản lý đăng ký thuế tập trung kiểm tra thông tin đủ điều kiện và sinh mã số thuế cho hộ kinh doanh. Cán bộ thuế thực hiện việc in Thông báo cấp MST cho hộ kinh doanh, việc triển khai sử dụng phần mềm quản lý thuế tập trung TMS có ưu điểm lớn trong việc cấp và quản lý MST, giúp cho việc quản lý MST của các ĐTNT tập trung trên hệ thống quốc gia, đảm bảo việc mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được cấp một MST góp phần giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, lậu thuế của các ĐTNT.

Hàng tháng số lượng hộ mới ra kinh doanh trung bình hàng tháng chiếm khoảng 0,5% - 1% trên tổng số hộ đang hoạt động, và chủ yếu thuộc khu vực thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên số lượng này chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số hộ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, phần lớn các hộ sản xuất trong các làng nghề gia công đúc đồng, sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức gia đình không tự giác ra đang ký thuế. Đây cũng là hiện thực khá phổ biến trong các làng nghề, những hộ này sản xuất tự phát, xuất hàng hóa không cần hóa đơn, không mở xưởng sản xuất hoặc mở xưởng quy mô nhỏ, cán bộ quản lý khó phát hiện ra nếu như hộ không tự giác ra đăng ký kê khai nghĩa vụ thuế.

Quản lý hộ kinh doanh đang hoạt động

Hàng tháng Đội thuế liên xã phối hợp với HĐTV thuế xã, thị trấn rà soát địa bàn để nắm bắt tình hình các hộ sản xuất kinh doanh, cán bộ thuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ trách quản lý, thông qua phân loại ngành nghề, quy mô để quản lý cho phù hợp.

Việc quản lý thông tin NNT nói chung và hộ KDCT nói riêng được thực hiện tại Đội KK&KTT, sau đó được lập thành bộ thuế chuyển cho các Đội quản lý trực tiếp.

Thông qua hồ sơ đăng ký thuế của các ĐTNT, Chi cục thuế huyện thực hiện việc thu thập thông tin về NNT để làm cơ sở quản lý, hiện nay Chi cục thuế huyện Mỹ Đức thực hiện quản lý thông tin của các hộ nộp thuế khoán với các nội dung sau:

• Tên hộ kinh doanh;

• Thời điểm bắt đầu kinh doanh;

• Địa điểm, số điện thoại;

• Ngành nghề kinh doanh;

• MST;

• Tình trạng ngừng nghỉ kinh doanh;

• Tình hình biến động doanh số;

• Tình trạng thực hiện nghĩa vụ thuế…

Toàn bộ thông tin đăng ký thuế của NNT được cập nhật vào CSDL của Chi cục thuế để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế.

Trường hợp hộ kinh doanh có thay đổi tên hộ kinh doanh, ngành nghề, địa bàn kinh doanh Đội thuế liên xã hướng dẫn hộ kinh doanh lập tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế, Đội KK – KTT cập nhật vào CSDL thông tin đăng ký thuế và danh bạ quản lý hộ kinh doanh để in sổ bộ thuế kịp thời cho công tác thu thuế. Những trường hợp thay đổi tên hộ kinh doanh, ngành nghề, địa bàn kinh doanh tại Chi cục thuế huyện Mỹ Đức là rất ít, và hầu như hộ kinh doanh không tự giác lập tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế mà chỉ khi cán bộ quản lý phát hiện và đôn đốc thay đổi thông tin đăng ký thuế thì họ mới thực hiện. Tình trạng này đã gây khó khăn cho cán bộ quản lý trong việc theo dõi, quản lý thông tin của ĐTNT cũng như việc đôn đốc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Trường hợp hộ kinh doanh có thay đổi quy mô kinh doanh dẫn đến doanh thu có biến động lớn cơ quan thuế sẽ điều chỉnh mức doanh thu khoán và mức thuế khoán tương ứng trước thời hạn điều tra doanh thu ổn định cho một năm. Khi đó, cán bộ quản lý hộ sẽ phát tờ khai điều chỉnh doanh thu, thuế khoán, hướng dẫn chủ hộ kê khai mức thuế điều chỉnh gửi Đội thuế liên xã. Đội thuế lập danh sách hộ điều chỉnh mức thuế gửi Đội KK – KKT kèm theo tờ khai điều chỉnh chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng để Đội KK – KKT điều chỉnh trên CSDL để kịp thời in sổ bộ thuế tháng.

Vào thời điểm cuối năm Dương lịch hàng năm các Đội thuế liên xã, thị trấn thực hiện việc rà soát các hộ đang kinh doanh, làm cơ sở để lập sổ bộ Môn bài và Sổ danh bạ hộ kinh doanh ổn định cho một năm. Trong đó, hộ kinh doanh đang hoạt động chỉ chiếm khoảng 50% trong tổng số danh bạ hộ kinh doanh.

Bảng 4.3. Tình hình quản lý hộ đang kinh doanh đang hoạt động

Năm

Số hộ nộp thuế Tỷ lệ (%) Môn bài/năm GTGT, TNCN/tháng Số hộ nộp thuế

GTGT,TNCN/MB

2016 667 453 67,91

2017 818 515 62,96

2018 1010 562 55,64

Nguồn: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức (2018)

Qua bảng 4.3 cho thấy số hộ quản lý thu thuế môn bài năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đối với số hộ quản lý thu thuế GTGT, TNCN thì lại có tỷ lệ trung bình đạt khoảng 62%, nguyên nhân là do trên địa bàn có nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thu nhập thấp, thuộc diện chỉ nộp thuế môn bài, chưa đến mức phải nộp các loại thuế khác.

Nhìn chung trong những năm qua công tác quản lý thông tin NNT tại Chi cục thuế huyện Mỹ Đức được thực hiện khá tốt, qua đó đã góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa, phát hiện các hành vi, vi phạm pháp luật về thuế, kịp thời đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Việc giữ gìn bảo mật thông tin về NNT cũng được Chi cục thực hiện theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, không xảy ra trường hợp nào khiếu kiện liên quan đến tình hình bảo mật thông tin của NNT trên địa bàn.

Quản lý đối với hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh

Trường hợp hộ kinh doanh có gửi đơn xin tạm ngừng, nghỉ kinh doanh:

Bảng 4.4. Thực trạng ngừng, nghỉ kinh doanh của hộ KDCT qua 3 năm (2016-2018)

Năm

Số lượt hộ có đơn

xin nghỉ kinh doanh Số lượt hộ được kiểm tra (hộ) Số lượt hộ nghỉ giả Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Số tiền (triệu đồng) Số hộ Số tiền (triệu đồng) 1 2 3 4 5 6 7=4/2 8=5/4 2016 426 33,84 218 41 3,48 51,17 18,81 2017 414 36,54 211 29 3,13 50,97 13,74 2018 337 30,3 185 22 2,47 54,9 11,89 Nguồn: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức (2019)

Ngoài việc thực hiện miễn, giảm thuế theo các chủ trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ NNT, kích cầu nền kinh tế thì đối với các hộ KDCT chủ yếu xét miễn, giảm thuế cho các hộ có đơn xin tạm ngừng nghỉ kinh doanh. Việc xem xét và quyết định miễn, giảm thuế cho các hộ nhìn chung đã được thực hiện theo đúng quy trình được ban hành theo Quyết định của Tổng Cục thuế. Đội thuế liên xã sau khi nhận được đơn xin ngừng nghỉ kinh doanh của chủ hộ kinh doanh chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, lập danh sách hộ xin ngừng nghỉ kinh doanh kèm theo đơn, xác nhận và chuyển đội TTHT NNT chậm nhất là ngày 10 hàng tháng.

Đội KK – KKT căn cứ vào thông báo tạm ngừng nghỉ kinh doanh thực hiện việc tính toán xác định tiền thuế của hộ kinh doanh được miễn giảm trong thời gian xin ngừng nghỉ kinh doanh theo quy định. Khi đó Đội thuế liên xã phối hợp với Đội Kiểm tra thuế và HĐTV thuế tiến hành kiểm tra xác minh tại địa điểm của các hộ kinh doanh có đơn xin ngừng nghỉ để làm cơ sở xét miễn giảm trong thời gian 05 ngày làm việc. Sau đó, Đội KK – KKT căn cứ vào quyết định miễn giảm đã được duyệt để cập nhật trạng thái của hộ kinh doanh trên hệ thống đăng ký thuế và bổ sung vào danh bạ quản lý hộ kinh doanh làm căn cứ xét duyệt sổ bộ thuế tháng.

Qua bảng 4.4 cho thấy số lượt hộ xin ngừng nghỉ kinh doanh có giảm qua các năm. Tuy nhiên, tình trạng hộ xin nghỉ giả vẫn còn tiếp diễn mặc dù đã có sự nỗ lực của các cán bộ Đội kiểm tra trong việc kiểm tra, phúc tra đơn của các hộ kinh doanh xin ngừng nghỉ, thể hiện số hộ nghỉ giả có giảm qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm khoảng 15% trên tổng số lượt hộ được kiểm tra và chiếm khoảng 8% so với tổng số lượt hộ có đơn xin ngừng nghỉ. Hàng năm số thuế có thể bị thất thoát do những hộ có đơn nghỉ giả này lên đến gần chục triệu đồng, tuy số thuế không lớn nhưng đã cho thấy ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế của một số hộ kinh doanh chưa cao còn cố tình lợi dụng sơ hở để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Đặc điểm nổi bật về thời điểm xin ngừng nghỉ của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mỹ Đức là thời điểm nông vụ, do đó một số hộ đã lợi dụng thời điểm này làm đơn xin nghỉ giả. Để nâng cao hiệu quả quản lý, cũng như hạn chế tối đa tình trạng thất thoát nguồn thu từ khu vực này Chi cục thuế Mỹ Đức cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra các hộ kinh doanh xin ngừng nghỉ, hạn chế số lượt hộ xin ngừng nghỉ trong giới hạn nhỏ hơn hoặc bằng 5% trên tổng số hộ kinh doanh, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về thuế, các biện pháp chế tài đối với các hộ vi phạm pháp luật về thuế.

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra, thu thập ý kiến của một số ngành nghề chủ yếu về việc đăng ký giấy phép kinh doanh trên địa bàn với số lượng như bảng 4.5 cho thấy, trong 90 hộ điều tra thì có tới 83,33% số hộ đã có giấy phép đăng ký kinh doanh và có tới 16,67% số hộ chưa có giấy phép đăng ký dinh doanh. Qua 90 hộ điều tra, cho thấy số hộ nộp thuế môn bài bậc 1–1.000.000 đ/năm là nhóm đối tượng nhiều nhất trong số điều tra.

Bảng 4.5. Công tác cấp giấy phép đăng ký kinh doanh của các hô ̣ điều tra

Ngành nghề kinh doanh Số mẫu (n) Đã có giấy phép kinh doanh chưa

(%)

Mức thuế môn bài đã nộp trong năm (1.000 đồng/năm) Đã có Chưa có 1.000 750 500 300 100 Sản xuất 5 80 20 80 0 0 0 20 Thương nghiệp 54 90,07 9,93 46,29 12,96 24,07 16,67 0 Dịch vụ 25 88 12 60 8 12 20 0 Ăn uống 6 100 0 50 16,67 16,67 16,67 0 Tổng hợp 90 83,33 16,67 52,22 11,11 18,89 16,67 1,1 Nguồn: Tổng hợp tác giả (2019)

Về mức thuế môn bài được chia ra làm 6 bậc nhằm phân loại các hộ cá thể, đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn nộp thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 63 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)