Bài học kinh nghiệm cho chi cục thuế huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 47)

Để công tác quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT được tốt, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy:

Một là cải cách và tiếp tục hoàn thiện các luật về thuế: thuế phải bao quát

vừa phải hợp lý.

Hai là mục tiêu chính của thuế là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu

cho NSNN. Chính sách thuế phải bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng thuế trùng lặp, thuế phải ñơn giản dễ hiểu và ñược người nộp thuế chấp nhận.

Ba là thuế phải điều tiết được thu nhập hợp lý, tạo ra sự công bằng và

thuế phải đảm bảo ổn định trong một thời gian dài không nên thay đổi liên tục nếu không sẽ gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh. Thuế phải tận dụng mọi nguồn thu nhằm thực hiện mục tiêu của NN.

Bốn là công tác tuyên truyền phải sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân

về luật thuế để dân biết, dân hiểu như thế nào là nghĩa vụ thuế. Phải nắm vững và sâu sát với các hoạt động kinh doanh trên địa bàn quản lý đây là mấu chốt của quá trình quản lý thuế.

Năm là tổ chức thu và nộp thuế do cơ quan quản lý thuế là chuyên trách

tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp của các cơ quan như UBND, Công an, tư pháp... trong việc thực thi luật thuế và cơ quan KBNN trong việc thu nộp thuế vào NSNN.

Sáu là những kinh nghiệm triển khai dịch vụ thuế điện tử ở một số nước

là bài học kinh nghiệm để nghiên cứu triển khai hệ thống thuế điện tử. Các vấn đề mà ngành thuế các nước gặp phải như cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử, hệ thống xác thực người dùng, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và đặc biệt là cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tự giác tham gia giao dịch điện tử,...

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Mỹ Đức nằm ở phía tây nam Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 52 km theo đường Quốc lộ 21B.

Địa giới hành chính huyện Mỹ Đức:

Phía đông giáp huyện Ứng Hòa, ranh giới là sông Đáy; Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ;

Phía tây giáp các huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; Phía tây nam giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Phía đông nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Mỹ Đức

Đây là một huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía nam của đồng bằng Bắc Bộ. phía nam là vùng núi đá vôi hang động Karst, có khu thắng cảnh chùa

Hương. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến. Ở rìa phía đông có sông Đáy chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam.

Các đơn vị hành chính của xã bao gồm thị trấn Đại Nghĩa và 21 xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Đốc Tín, Vạn Kim, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Hợp Thanh, Đại Hưng, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến, Hương Sơn.

Diện tích tự nhiên của huyện Mỹ Đức là 226,913 km² và dân số là 177.020 người.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Kinh tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là du lịch. Thế nhưng, bên cạnh du lịch, huyện cũng tập trung phát triển các ngành kinh tế khác như nông nghiệp và công nghiệp. Trước mắt, huyện đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu.

Trong những năm qua, huyện đã phát triển theo hướng khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh đầu tư nhiều mặt. Từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định những cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng cây, con, từng vùng chuyên canh... đưa nhiều giống cây con, mới, chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Nhờ vậy giá trị ngành nông nghiệp ngày càng cao, trong đó giá trị chăn nuôi chiếm một tỷ trong lớn. Công nghiệp của huyện chưa có nhiều dự án lớn, song tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan đã có những bước phát triển quan trọng. Vùng trồng dâu nuôi tằm của huyện được duy trì, mở rộng diện tích. Huyện đang đẩy mạnh tổ chức sản xuất các nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, nghề dệt, nghề thêu đồng bộ với mở rộng thêm nghề mới như mây tre đan. Hằng năm, huyện đều tổ chức mở các lớp khuyến nông, đào tạo nghề.

Xác định trọng điểm phát triển kinh tế của mình là phát triển dịch vụ du lịch nên trong những năm qua, Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ. Theo thông tin từ UBND huyện thì huyện đã tổ chức việc kiểm kê, tu bổ, bảo vệ hằng trăm di tích đền, đình, chùa, nhà thờ. Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo...

Nhờ chọn đúng mục tiêu, xác định bước đi và cách làm phù hợp, chỉ đạo cụ thể, đồng bộ, bức tranh kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới. Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm. Các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh có sẵn, Mỹ Đức xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới. Trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành sang sản xuất hàng hóa, nâng giá trị thu nhập trên một ha canh tác. Điều đó có nghĩa là phải tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi hiệu quả.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Để du lịch, dịch vụ thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nắm bắt thời cơ, thu hút những nhà đầu tư thực sự có tầm cỡ, huyện phải có chính sách kêu gọi đầu tư đồng bộ từ Trung ương và thành phố để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch từ Hương Sơn và Quan Sơn. Đồng thời, huyện phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó cần tập trung nâng cấp mạng lưới giao thông, từng bước hình thành các cụm dân cư, các đô thị theo quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư, phát huy thế mạnh các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Những bước đi ban đầu ấy đều nhằm biến khát vọng thành hiện thực để món quà tặng vô giá của thiên nhiên ngày càng trở nên có ý nghĩa mang lại hiệu quả cao cho cuộc sống người dân.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

- Thuận lợi

Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông – thủy sản. Cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như cát, sỏi, gạch. Ngoài ra, huyện còn có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, trên cơ sở các làng nghề hiện có.

Có tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng như Mỹ Đức có vị trí địa lý, địa hình, những lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ bền vững.

- Những hạn chế, khó khăn

Là huyện nằm xa các tuyến giao thông đi lại còn nhiều khó khăn và xa các trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tư còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cư thấp.

Mỹ Đức là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế chậm phát triển, sản xuất kinh doanh chủ yếu tự cung tự cấp, hoạt động kinh doanh công thương nghiệp – dịch vụ ngoài quốc doanh nghèo nàn về hàng hóa, dịch vụ. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, giao thông chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ NQD.

Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, chưa có sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mũi nhọn nên chưa có tích lũy về kinh tế để tái đầu tư.

Sự chỉ đạo của UBND huyện và sự phối hợp giữa ngành thuế với các ngành chức năng khác của huyện như Công an huyện, Đội quản lý thị trường, Phòng tài chính – kế hoạch, Kho bạc, phòng công thương... chưa được thường

xuyên liên tục, chặt chẽ, còn mang tính chiến dịch và thời điểm, do đó dẫn đến việc quản lý thu thuế đối với các hoạt động trên địa bàn còn hạn chế. Ngoài ra mối quan hệ giữa Chi cục thuế với UBND một số xã, thị trấn trong huyện còn chưa chặt chẽ trong việc phối hợp quản lý các nguồn thu.

3.1.3 Đặc điểm Chi cục thuế huyện Mỹ Đức

Tên đơn vị: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức MST: 0100786940-035

Ngày thành lập 01-08-2008 (xác nhập về HN)

Bảng 3.1. Số lượng công chức tại Chi cục thuế huyện Mỹ Đức qua các năm

Năm Tỉ lệ 2016 2017 2018 Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Nam 31 63,27 23 52,27 21 51,22 Nữ 18 36,73 21 47,72 20 48,78 Tổng 49 100 44 100 41 100

Nguồn: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức (2018)

* Vị trí, chức năng

Chi cục thuế huyện Mỹ Đức là tổ chức trực thuộc Cục thuế Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục thuế huyện Mỹ Đức có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công

tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục thuế.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế,thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục thuế theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)