NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN MỸ ĐỨC 4.3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành thuế trên địa bàn Mỹ Đức
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23 nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng Dịch vụ - Công nghiệp - Xây dựng. Tạo mọi
điều kiện thuận lợi, chính sách tốt kêu gọi, thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả các tiềm năng nhằm tăng thu ngân sách.
Ngành thuế đang trong giai đoạn cải cách và hiện đại hoá mạnh mẽ, nhất là đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế quản lý theo chức năng, tăng cường tính tự chủ, tự giác trong kê khai nộp thuế của người nộp thuế. Cơ quan thuế, cán bộ thuế giảm thiểu tiếp xúc với người nộp thuế, chỉ tập trung hỗ trợ chính sách thuế khi có yêu cầu và kiểm tra thanh tra tại cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm theo một qui trình chặt chẽ.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, có vai trò to lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, Mỹ Đức còn là huyện nghèo nên cần phải coi trọng quan điểm thu thuế nhưng phải đảm bảo sự ổn định, duy trì và nuôi dưỡng phát triển nguồn thu.
Việc hoàn thiện quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên cơ sở xuất phát từ những định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Mỹ Đức và chỉ tiêu thu Ngân sách đặt ra hàng năm và dựa trên chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế giai đoạn 2015-2020.
Về mục tiêu, phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn địa phương, hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm. Tập trung rà soát hộ kinh doanh trên địa bàn đảm bảo 100% hộ kinh doanh được đưa vào bộ quản lý thu thuế. Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo 100% cán bộ công chức thuế nắm vững chính sách pháp luật và đảm đương được nhiệm vụ giao. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thuế cho các đối tượng nộp thuế. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính hiện đại hóa ngành thuế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước.
4.3.2. Đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đối với hộ kinh doanh cá thể
4.3.2.1. Tăng cường công tác rà soát hộ kinh doanh thuộc ĐTNT đưa vào quản lý
Cần có biện pháp phối hợp chặt chẽ với Chính quyền các xã, thị trấn, đặc biệt là các cán bộ thôn tập trung rà soát đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn, thống kê toàn bộ các đối tượng thực tế có hoạt động kinh doanh thuộc ĐTNT để đưa vào diện quản lý thu thuế. Phối hợp với Phòng Tài chính để kịp thời cập nhật và quản lý các hộ kinh doanh ngay từ khâu đăng ký kinh doanh. Đối với các đối
tượng mới ra sản xuất kinh doanh, các đối tượng đã kinh doanh nhưng chưa được cấp MST cán bộ thuế có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu hộ làm hồ sơ đăng ký thuế để được cấp MST. Tổ chức kiểm tra điển hình tình hình quản lý hộ kinh doanh trên một số địa bàn, qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ kinh doanh, giao chỉ tiêu cụ thể về số hộ đưa vào quản lý hàng tháng cho từng đội thuế, từng địa bàn.
Căn cứ chỉ tiêu đã giao hàng tháng có kiểm tra, đánh giá phân tích những kết quả đạt được và những tồn tại, tìm biện pháp khắc phục ngay trong tháng sau. Kiên quyết chống thất thu triệt để về số lượng hộ kinh doanh. Tổ chức điều tra thí điểm doanh thu kinh doanh của một số hộ kinh doanh, so với các hộ có điều chỉnh doanh thu ở cùng nhóm ngành nghề để có cơ sở điều chỉnh doanh số của các hộ, đồng thời căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn để làm cơ sở giao chỉ tiêu phấn đấu tăng so với mức thuế khoán hiện nay cho từng địa bàn cụ thể.
Cần điều tra trọng điểm trên những nhóm ngành nghề có biến động nhiều về doanh thu (nhóm có điều chỉnh tăng/giảm thuế phải nộp) hay những ngành có biến động đưa ra, đưa vào nhiều. Việc điều tra, xác định lại doanh số và mức thuế phải làm đúng quy trình, quy định, thực hiện công khai, minh bạch.
4.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở kinh doanh của hộ
Thời gian tới Chi cục thuế huyện Mỹ Đức cần tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở kinh doanh của NNT nhằm mục tiêu điều tra sát thực tế doanh thu tính thuế, đánh giá mức độ thất thu về doanh thu, làm cơ sở điều chỉnh doanh thu cũng như mức thuế khoán. Riêng các hộ có đơn xin ngưng, nghỉ kinh doanh để miễn giảm thuế, Chi cục cần phải kiểm tra 100% số hộ này, xác minh thực tế tại địa điểm kinh doanh trước khi quyết định miễn, giảm. Đối với những hộ đã có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh phải kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số thuế đã miễn giảm. Chi cục cần phân công rõ cán bộ thuộc Đội Kiểm tra thuế phối hợp với Đội thuế liên xã kiểm tra các hộ có đơn xin ngừng nghỉ kinh doanh trên từng địa bàn cụ thể và gắn trách nhiệm với kết quả đạt được.
Hàng tháng, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, tập trung kiểm tra đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn nhằm phát hiện hộ mới ra kinh doanh, hộ chưa kê khai nộp thuế, các hộ kinh doanh sáng tối, các hộ kinh doanh không có cửa hàng cố định để đưa vào diện quản lý thu thuế.
4.3.2.3. Đẩy mạnh áp dụng CNTT vào công tác quản lý
Đẩy mạnh áp dụng CNTT vào công tác quản lý là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 60% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện tử, 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet, tỷ lệ Tờ khai thuế được kiểm tra qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 95% và đến năm 2020 tỷ lệ này là 100%... (Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/05/2011 Về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020).
Do đó, Chi cục thuế huyện Mỹ Đức cần có kế hoạch tăng cường áp dụng CNTT vào công tác quản lý thuế. Trước hết cơ quan thuế cần có kế hoạch tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ thuộc các Đội thuế liên xã. Bên cạnh việc khai thác và vận hành một cách hiệu quả các trang thiết bị, cũng như sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng vào công tác quản lý thu thuế, thì việc sử dụng thành thạo các thiết bị tin học cũng như các phần mềm quản lý giúp cho việc quản lý các ĐTNT được chính xác và nhanh gọn hơn, đặc biệt giúp cho công tác theo dõi, quản lý nợ đọng hiệu quả hơn. Theo Kết luận kiểm tra nội bộ của Cục thuế thành phố Hà Nội về Công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Mỹ Đức ngày 21/04/2014, thì một trong số những khuyết điểm trong công tác quản lý nợ thuế là Chi cục chưa theo dõi được chi tiết từng ĐTNT theo từng sắc thuế, từng địa bàn quản lý mà nguyên nhân là do cán bộ Đội Quản lý nợ hầu như không khai thác được các chương trình ứng dụng quản lý nợ mà chỉ lấy số liệu qua Đội KK&KKT và chỉ theo dõi trên phần mềm Excel. Dẫn đến việc theo dõi nợ thuế của hộ kinh doanh chưa được cấp MST còn thiếu, chưa lập được Nhật ký theo dõi nợ đọng của hộ kinh doanh...Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thi đua của Chi cục cũng như gia tăng tình trạng thất thu thuế từ hộ kinh doanh.
Từ những tồn tại trên cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý thuế nhằm khai thác đầy đủ và có hiệu quả các phần mềm ứng dụng CNTT vào quản lý thuế. Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên sâu về CNTT cho cán bộ tin học để hướng dẫn cho cán bộ của Chi cục nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công tác quản lý thuế.
Ngoài ra cơ quan thuế cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn NNT để NNT tích cực sử dụng CNTT vào việc kê khai, nộp thuế cũng như thực hiện các thủ tục hành chính về thuế.
4.3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của NNT
Ngoài việc tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế theo định kỳ hàng năm khi bước vào chiến dịch thu thuế Môn bài thì Chi cục cần phối hợp chặt chẽ với các Đài phát thanh địa phương, để việc tuyên truyền pháp luật thuế được đăng lên hàng ngày trên các bản tin phát thanh của địa phương, góp phần nâng cao hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về chính sách pháp luật thuế của Nhà nước cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của NNT.
Cụ thể trong thời gian tới, Chi cục cần mở rộng tuyên truyền về công tác chống thất thu thuế, điều chỉnh thuế các hộ kinh doanh, tăng cường công tác tuyên truyền đối với những nhóm ngành khó thu như: đối với các hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, hộ kinh doanh vận tải và xây dựng nhà ở tư nhân. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền pháp luật thuế, chính sách thuế, hướng dẫn các thông tin liên quan đến đăng ký thuế, các kiến thức về kinh tế, thị trường... phải được gắn với trách nhiệm của từng cán bộ thuế, có tác dụng giáo dục tích cực cho các ĐTNT, tạo lòng tin cho mọi tầng lớp nhân dân.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, sự vận động biến chuyển nhanh chóng của thành phần kinh tế hộ cá thể cả về số lượng lẫn quy mô, với trình độ sản xuất kinh doanh còn lạc hậu và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế còn hạn chế. Xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của thành phần kinh tế này thì vấn đề đặt ra cho công tác quản lý thuế là cần phải có một cơ chế quản lý đảm bảo cho các đối tượng này hoạt động trong một môi trường kinh tế xã hội nhất định. Trong đó, đảm bảo được sự động viên nộp thuế vào NSNN là như nhau giữa các đối tượng, thúc đẩy thành phần kinh tế hộ phát triển và đặc biệt là chống thất thu thuế cho NSNN... Do đó, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thật sự cần thiết.
Những năm qua, công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mỹ Đức về cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên thông qua phương pháp thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp cho thấy đây cũng là lĩnh vực thất thu lớn: Thất thu cả về đối tượng kinh doanh và doanh thu kinh doanh, tình trạng gian lận thuế vẫn diễn ra khá phổ biến và yêu cầu đặt ra cho Chi cục thuế huyện Mỹ Đức là phải tập trung quản lý các hộ kinh doanh cá thể nhằm tạo ra chuyển biến căn bản trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp căn bản nhằm khắc phục những vấn đề trên và phát huy vai trò của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nói riêng và công tác quản lý thuế nói chung trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Các giải pháp bao gồm: Tăng cường công tác rà soát hộ KDCT; Tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở kinh doanh của hộ; Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của NNT; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế.
Nội dung công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể khá phức tạp. Hộ kinh doanh thường xuyên thay đổi ngành nghề, quy mô và địa điểm...các yếu tố về kinh tế - xã hội, phong tục, thói quen, kinh nghiệm bản thân...cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hộ. Trong khi hệ thống chính sách về quản lý thuế thường xuyên thay đổi nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
5.2. KIẾN NGHỊ
(1) Đối với Nhà nước
Tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống thuế, bổ sung sửa đổi, hoàn thiện các Luật, chính sách, quy trình quản lý thuế nói chung và đối với hộ KDCT nói riêng, đặc biệt là chính sách thuế Môn bài, cần có biện pháp quản lý sát nguồn vốn kinh doanh, quy định chi tiết cho từng bậc Môn bài.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế, nâng cấp hệ thống phần mềm quản lý tập trung, tránh các lỗi xảy ra do phần mềm.
Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, cần chú trọng trong công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ công chức mới, xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, trung thực và đáng tin cậy.
(2) Đối với Cục thuế thành phố Hà Nội
Chủ động tham mưu cho Tổng cục thuế nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với từng loại đối tượng nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, nghiêm khắc xử lý các vi phạm đối với cán bộ thuế, xây dựng ngành thuế theo các giá trị: Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới.
(3) Đối với UBND xã, thị trấn
Tham mưu cho UBND huyện kiện toàn lại HĐTV thuế. Việc bố các thành phần tham gia trong Hội đồng tư vấn thuế nên theo hướng Chủ tịch UBND các xã, thị trấn là Chủ tịch của Hội đồng, thành viên gồm đại diện các tổ chức đoàn thể ở xã, cán bộ Đội thuế, kế toán ngân sách xã, các trưởng thôn.
Phối hợp tham gia với cơ quan thuế trong việc rà soát hộ kinh doanh đưa vào quản lý thu thuế, trong công tác kiểm tra tại cơ sở kinh doanh của người nộp thuế, công tác đôn đốc thu nợ thuế.
Tăng cường công tác tuyên truyền về nghĩa vụ thuế và pháp luật về thuế trên các Đài truyền thanh địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2008). Thông tư 77/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành biện pháp xử lý nợ đọng thuế.
2. Bộ Tài chính (2012). Thông tư 24/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 77/2008/TT- BTC về biện pháp xử lý nợ đọng thuế.
3. Bộ Tài chính (2013a). Thông tư 156/2013/TT-BTC về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013.
4. Bộ Tài chính (2013b). Thông tư 179/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007.
5. Bộ Tài chính (2013c). Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
6. Bộ Tài Chính (2013d). Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BTC năm 2018 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế; Luật quản lý thuế sửa đổi và Nghị định 83/2013/NĐ-CP. 7. Bộ Tài chính (2015). Thông tư 92/2015/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị
gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh.