Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 57)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin tốt, sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin. Từ đó đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Thông tin thu thập

Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp đã được tổng hợp từ các bộ phận của Chi cục thuế, Phòng tài chính, Chi cục thống kê..., các nguồn tin đã

được công bố trên Internet; các tạp chí, các Luật, Thông tư, Nghị định, Quy trình; các kết quả nghiên cứu, các báo cáo... có liên quan đến nội dung đề tài.

Nguồn thu thập

- Các thông tin số liệu trong nước được thu thập từ Internet, Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế Hà Nội, Chi cục thuế huyện Mỹ Đức.

- Các thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các thông tin số liệu của huyện được thu thập từ các phòng thuộc Cục thuế Hà Nội, Phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế Chi cục thống kê huyện. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

- Các thông tin, số liệu cần thu thập là những tài liệu tự điều tra gồm:

Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế trên địa bàn và việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế huyện Mỹ Đức trong thời gian qua.

- Chọn đối tượng điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối

tượng là các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức và cán bộ quản lý thuế tại địa phương. Mục đích sử dụng các số liệu này là để đánh giá tình hình thực thi công tác quản lý thu thuế của hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn thông qua cả cán bộ thực hiện quản lý thu thuế và đối tượng nộp thuế.

- Cách chọn mẫu điều tra: Để đánh giá công tác quản lý thu thuế đối với

các nhóm hộ KDCT trên địa bàn, trước hết cần phân loại các đối tượng hộ kinh doanh theo ngành nghề bao gồm: Sản xuất, Thương nghiệp, Dịch vụ và Ăn uống. Riêng đối với hộ kinh doanh vận tải do đặc thù của loại hình ngành nghề này là khi đăng kiểm phải nộp thuế do cơ quan đăng kiểm yêu cầu, nên tôi không đưa vào đối tượng điều tra. Những hộ cá thể này có thể đại diện cho từng ngành nghề kinh doanh như sản xuất, thương nghiệp,... đồng thời các hộ kinh doanh cá thể được điều tra ở các xã khác nhau trên địa bàn huyện Mỹ Đức đảm bảo đại diện được tính toàn diện của địa bàn qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số lượng mẫu theo ngành nghề kinh doanh năm 2018 ĐVT: hộ Ngành nghề kinh doanh Tổng số hộ kinh doanh cá thể (n)

Số lượng hộ kinh doanh cá thể điều tra (n) Sản xuất 30 5 Thương nghiệp 338 54 Ăn uống 157 25 Dịch vụ 37 6 562 90

Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài. Tổng số phiếu điều tra các hộ kinh doanh cá thể là 90, trong đó ngành nghề thương nghiệp chiếm đa số 60,21% sau đó là ngành nghề dịch vụ chiếm 27,89% và ít nhất ngành nghề sản xuất chiếm 5,26%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn các hộ kinh doanh trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã được xây dựng dựa trên những nội dung liên quan của đề tài nghiên cứu.

Đối với cán bộ quản lý thuế trên địa bàn, phỏng vấn theo phương pháp thảo luận nhóm để xin tham vấn ý kiến của những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý thu thuế hộ cá thể.

3.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất định sau khi đã làm sạch số liệu điều tra.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ KDCT

- Phương pháp so sánh:Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê. Từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội ấy. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: so sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề… Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng, giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và việc chấp hành chính sách thuế đối với nhà nước.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý thu thuế đối với hộ KDCT trên địa bàn cần phân tích bao gồm:

-Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ đăng ký thuế

- Số lượng đăng ký thuế: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng người nộp thuế đã đăng ký nộp thuế trong năm.Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế đăng ký thuế.

- Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế trong năm so với tổng số NNT phải đăng ký thuế . Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.

Số NNT đã đăng ký thuế

Tỷ lệ đăng ký thuế ( %) = x 100 Số NNT phải đăng ký thuế

- Các chỉ tiêu nghĩa vụ nộp thuế

- Tỷ lệ nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ số tiền thuế còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số tiền thuế đã nộp trong năm. Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.

Số tiền thuế nợ

Tỷ lệ nợ thuế (%) = x 100 Tổng số thuế phải nộp

- Tỷ lệ NNT nợ thuế (%) : Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ NNT còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số NNT. Chỉ tiêu càng tiến đến 0 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt

- Số lượng các khoản nợ/người nộp thuế: Là số khoản nợ bình quân của một NNT tại thời điểm đánh giá. Số lượng các khoản nợ càng ít thì tính tuân thủ càng tốt. - Cơ cấu nợ theo tuổi nợ (%): Là tỷ trọng các khoản thuế nợ, số tiền thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định gồm các mốc nợ trên 30 ngày và trên 90 ngày . Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng thời gian nợ thuế của các khoản nợ, số thuế nợ. Nếu tỷ trọng các khoản nợ, số thuế nợ ở dưới mức 30 ngày cáo thì mức tuân thủ càng tốt.

Số khoản nợ, số thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định

Cơ cấu nợ theo thời gian (%) = x 100 Tổng số NNT nợ thuế

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Khái quát tình hình kinh doanh của hộ cá thể tại huyện Mỹ Đức

Hộ kinh doanh cá thể ở huyện Mỹ Đức giữ vị trí quan trọng và mang lại số thuế không nhỏ cho NSNN. Phạm vi hoạt động của hộ cá thể rất rộng và rải khắp cả huyện. Ở đâu có cụm dân cư thì ở đó xuất hiện hộ cá thể kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, dịch vụ, ăn uống. Với số lượng đông, phạm vi hoạt động rộng lớn nên đặc điểm hoạt động kinh doanh của hộ cá thể ở huyện Mỹ Đức là rất đa dạng với nhiều phương thức kinh doanh khác nhau. Ta có thể thấy số lượng hộ cá thể mà Chi cục thuế huyện Mỹ Đức đang quản lý theo ngành nghề qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng hô ̣ kinh doanh cá thể trên đi ̣a bàn huyện Mỹ Đức từ năm 2016 đến 2018 Đơn vị tính: hộ STT Ngành nghề KD 2016 2017 2018 1 Sản xuất 26 26 30 2 Thương nghiệp 296 320 338 3 Ăn uống 111 134 157 4 Dịch vụ lưu trú và dịch vụ khác 17 29 37 Tổng 453 515 562

Nguồn: Đội KK- KTT - Chi cục thuế huyện Mỹ Đức (2018)

Trong những năm qua, hộ kinh doanh cá thể ở huyện Mỹ Đức tiếp tục giữ vững và phát huy những vai trò tích cực của mình. Như chúng ta đã biết, hộ cá thể hoạt động kinh doanh một cách tự phát, chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, kinh nghiệm kinh doanh không nhiều ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Chính những yếu tố này đã tác động và ảnh hưởng đến đặc điểm hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể ở huyện Mỹ Đức. Đó là quy mô kinh doanh thường nhỏ hẹp, vốn kinh doanh không lớn, hoạt động kinh doanh lẻ tẻ, thiếu sự phối hợp với các ngành các cấp và các đơn vị kinh doanh khác. Đây là một đặc điểm ảnh hưởng không ít đến sự phát triển kinh tế ở hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

Mặc dù như vậy, những kết quả do hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể ở huyện Mỹ Đức đem lại là không thể phủ nhận. Nhà nước (thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và các ban ngành chức năng trong huyện Mỹ Đức cần sớm có biện pháp nhằm khai thác, phát huy những thế mạnh của hộ kinh doanh cá thể, mặt khác khắc phục, cải thiện những gì còn hạn chế để cho hoạt động kinh doanh từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể ngày càng sôi động hơn, từ đó mang lại số thu cho NSNN nhiều hơn.

Bên cạnh các hộ kinh doanh cá thể làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các hộ kinh doanh cá thể không trung thực, tính tuân thủ pháp luật Nhà nước về tài chính và kinh tế còn kém. Đặc biệt là lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp để trốn thuế.

Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các doanh nghiệp trong thành phố thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách huyện. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các đơn vị SXKD đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp hộ kinh doanh cá thể phát triển theo định hướng của Nhà nước và quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các hộ kinh doanh cá thể là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách thành phố, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.

4.1.2. Thực trạng thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Mỹ Đức Mỹ Đức

4.1.2.1. Đăng ký thuế và quản lý thông tin người nộp thuế

Danh bạ quản lý hộ kinh doanh là danh sách các hộ kinh doanh thuộc diện quản lý thuế được lập theo từng địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc chi tiết theo từng đường phố, ngõ, xóm... Danh bạ quản lý hộ kinh doanh được lập đầy đủ cho tất cả các hộ kinh doanh thực tế có phát sinh hoạt động kinh doanh (bao gồm hộ kinh doanh thuộc diện phải hoặc không phải ĐKKD, có phát sinh tiền thuế phải nộp hay thuộc diện không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán). Trong đó phân theo tình hình hoạt động thì danh bạ hộ kinh doanh bao gồm hộ mới ra kinh doanh, hộ kinh doanh đang hoạt động và hộ ngừng nghỉ, bỏ kinh doanh.

Quản lý hộ mới ra kinh doanh

Hồ sơ đăng ký thuế của hộ mới ra kinh doanh được nộp tại đội thuế liên xã theo địa bàn quản lý, sau đó đội thuế tổng hợp chuyển lên đội KK – KKT và Tin học. Bộ phận tin học sau khi nhận được hồ sơ xin cấp MST có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện các thủ tục để cấp mã số cho NNT, mã số này là cơ sở để theo dõi, quản lý và giao dịch với NNT như: Thông báo nộp thuế, thông báo miễn, giảm thuế, các biên bản kiểm tra, điều chỉnh thuế...

Bảng 4.2. Thống kê tình hình cấp MST của hộ kinh doanh tại Chi cục thuế Mỹ Đức

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Hộ đã được cấp MST 56 21 32 2 Hộ chưa được cấp MST 17 65 81 3 Số hộ đã có MST 436 450 481 4 Số hộ đang quản lý/tháng 453 515 562 5 Tỷ lệ hộ được cấp MST /tổng hộ đang quản lý 12,36 4,08 5,69 6 Tỷ lệ hộ đã có MST/tổng hộ đang quản lý 96,25 87,38 85,59

Nguồn: Chi cục thuế huyện Mỹ Đức (2018)

Như vậy, việc quản lý NNT theo MST đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế. Sau khi hướng dẫn chủ hộ lập thủ tục kê khai, Đội thuế Liên xã lập bảng kê và chuyển hồ sơ số hộ kinh doanh mới phát sinh về Đội KK-KKT để kiểm tra và nhập thông tin của hộ kinh doanh vào CSDL của Chi cục thuế, làm cơ sở để đưa vào danh bạ quản lý.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn hiện tượng hộ kinh doanh không tự giác ra kê khai đăng ký thuế để trốn thuế. Mặt khác, việc rà soát nắm bắt tình hình kinh doanh chủ yếu do cán bộ Đội thuế liên xã phối hợp với HĐTV thuế xã tiến hành làm việc trực tiếp với chủ hộ kinh doanh để lập thủ tục quản lý thu thuế. Do đó việc quản lý theo danh bạ hộ kinh doanh trên cơ sở dữ liệu của Chi cục là không triệt để so với thực tế.

Để khắc phục những tồn tại trên và thực hiện mục tiêu chống thất thu về số hộ, về doanh số đối với hộ kinh doanh cá thể. Kể từ đầu năm 2015, 100% hộ trong danh bạ quản lý hộ kinh doanh đều được cấp MST (MST tạm) kể cả hộ

không thuộc diện nộp thuế GTGT và TNCN theo phương pháp khoán, là điều kiện thuận lợi trong việc quản lý thông tin của người nộp thuế. Mặt khác, trên ứng dụng của phần mềm quản lý thuế tập trung (TMS) việc cấp MST diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn, giảm thiểu các công đoạn cũng như thời gian hoàn tất việc cấp MST cho hộ kinh doanh. Sau khi cán bộ kê khai nhập các thông tin của hộ kinh doanh, ngay lập tức hệ thống quản lý đăng ký thuế tập trung kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)