Chính sách thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn

4.2.1. Chính sách thuế

Cùng với Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ nhằm xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả phù hợp thể chế kinh tế thị trường, mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước...Tổng cục thuế đã sửa đổi, ban hành hàng loạt các Luật quản lý, thông tư hướng dẫn, các quy trình nghiệp vụ mới liên quan đến công tác quản lý thuế như: Quy trình đăng ký thuế; Quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế; Quy trình miễn giảm; Quy trình kiểm tra; Quy trình quản lý nợ; Quy trình cưỡng chế nợ; Quy trình hoàn thuế...vừa đảm bảo minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp thu, tiếp cận đối với NNT, vừa tạo điều kiện thuận lợi về mặt chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế. Tuy nhiên, do hộ khoán không thực hiện việc ghi chép sổ sách, hoá đơn chứng từ và việc khai báo chính xác doanh thu, từ đó gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế nhất là việc xác định doanh số làm cơ sở tính thuế. Mặt

khác, từ năm 2015 quy định hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, trong đó thuế GTGT phải nộp bằng Doanh thu nhân với tỷ lệ % GTGT, do đó việc xác định sát thực doanh thu là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách thuế.

* Về quản lý công tác tính thuế, qua số liệu điều tra được của các hộ cho thấy Số hộ biết được cách tính thuế đang áp dụng đối với hộ chiếm đa số (chiếm 56,84%), trong đó: Nhóm ngành sản xuất và thương nghiệp có tỷ lệ số hộ nắm được cách tính thuế cao, tuy vậy nhóm ngành sản xuất, ăn uống và thương nghiệp vẫn còn có hộ chưa biết cách tính thuế đang áp dụng và chiếm 1,58%.

Điều đó cho thấy số hộ nắm được cách tính thuế đang áp dụng là lớn nhất, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm không cao, cho thấy người nộp thuế chưa hiểu được cách tính thuế đang áp dụng với mình.

Cần có biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế biết để hiểu về chính sách thuế, cách tính thuế đang áp dụng với người nộp thuế.

* Về công tác thu nộp, qua số liệu điều tra được của các hộ cho thấy: Người nộp thuế thường xuyên nộp thuế đúng thời hạn quy định chiếm tỷ lệ tương đối cao (83,33%), nhưng vẫn còn 16,67% số hộ còn chưa nộp tiền thuế theo đúng thời hạn quy định. Điều đó cho thấy công tác thu nộp thuế của các cán bộ còn chưa sát sao và ý thức chấp hành pháp luật của một số hộ cá thể còn chưa tốt.

Vì vậy cần có biện pháp đôn đốc, vận động người nộp thuế chấp hành pháp luật về thuế để công tác thu nộp thuế đạt tỷ lệ cao hơn nữa.

* Các hộ kinh doanh cho rằng các khoản thuế, phí 3 năm qua thay đổi theo chiều hướng chủ yếu là tăng lên chiếm tỷ lệ 71,11% họ cho rằng lý do tăng thuế chủ yếu là do tăng doanh thu. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số hộ kinh doanh cá thể cho rằng trong 3 năm qua số thuế là không đổi và có năm tăng, năm giảm là do họ có thêm ngành nghề kinh doanh mới hoặc giảm bớt ngành nghề kinh doanh và doanh thu giảm.

Điều này cho thấy công tác quản lý, kiểm tra của cán bộ thuế đối với các hộ kinh doanh là rất sát sao, thường xuyên nắm bắt được sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các hộ để có sự điều chỉnh số tiền nộp thuế phù hợp, có thể thấy ý kiến của các hộ điểu tra qua bảng 4.10.

Bảng 4.13. Tổng hợp đánh giá của hô ̣ về quản lý thuế và các khoản thuế phải nô ̣p

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Ngành nghề kinh doanh

Sản xuất Thương nghiệp Dịch vụ Ăn uống Tổng hợp

I Biết cách tính thuế đang áp dụng đối với hộ

1 Có 60 57,41 52 50 55,56

2 Không rõ lắm 20 38,89 48 50 41,11

3 Không biết 20 3,70 0 0 3,33

II Thường xuyên nộp thuế đúng thời hạn quy định

1 Có 80 83,33 80 100 83,33

2 Không 20 16,67 20 0 16,67

III Các khoản thuế, phí 3 năm qua thay đổi thế nào

1 Tăng dần 100 75,93 56 66,67 71,11

2 Giảm dần 0 0 4 0 1,11

3 Không đổi 0 18,52 32 33,33 22,22

4 Có năm tăng, năm giảm 0 5,56 6 0 5,56

Nguồn: Số liệu điều tra (2019)

* Số hộ đánh giá ngành thuế quản lý thuế đã đảm bảo công bằng ở mức tạm được chiếm tỷ lệ cao nhất 61,11%, trong đó có 68% hộ thuộc nhóm ngành dịch vụ kế đến là công bằng (35,56%) và không có hộ nào đánh giá là chưa công bằng.

Chứng tỏ công tác quản lý, chính sách thuế là phù hợp với người nộp thuế. * Ý kiến của các hộ về các khoản thuế đối với hộ trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay:

Có 41,11% các hộ đánh giá việc thu thuế không quan tâm đến mức vay ngân hàng của hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó nhóm ngành sản xuất có 80% và ngành dịch vụ có 60%. Ngoài ra các hộ còn cho rằng cơ quan thuế không quan tâm tới mức độ tồn kho, mức nợ quá hạn của hộ kinh doanh khi áp dụng các khoản thuế trong điều kiện kinh tế suy thoái hiện nay.

Tuy vậy, trong 90 hộ kinh doanh cá thể điều tra thì vẫn còn 22,22% cho rằng cơ quan thuế thu không bám sát với mức doanh thu của hộ, có 25,56% các hộ cho rằng đánh giá thuế thu quá cao so với khả năng đóng của hộ, chiếm tỷ lệ thấp nhất. Điều đó chứng tỏ việc xem xét các khoản thu thuế đối với hộ kinh doanh hiện nay còn chưa bán sát với doanh thu của hộ kinh doanh, cơ quan thuế cũng cần phải xét tới chi phí vay ngân hàng để xác định mức thuế phù hợp và cần điều tra cẩn thận, tỷ mỷ hơn doanh thu của hộ để xác định mức thuế phù hợp cho người nộp thuế, đảm bảo sự công bằng trong điều kiện kinh tế suy thoái hiện nay.

Bảng 4.14. Ý kiến các hộ điều tra về sự công bằng trong quản lý thuế và đánh thuế trong điều kiện suy thoái kinh tế Chỉ tiêu Sản xuất Thương nghiệp Dịch vụ Ăn uống Tổng

I Ngành thuế quản lý thuế đã đảm bảo công bằng chưa

1 Rất công bằng 20 0 8 0 3,33

2 Công bằng 60 35,19 24 66,67 35,56

3 Tạm được 20 64,81 68 33,33 61,11

4 Chưa công bằng 0 0 0 0 0

II Ý kiến của về các khoản thuế đối với hộ trong điều kiện suy thoái kinh tế hiện nay

1 Thuế thu quá cao so với khả năng đóng của hộ 40 33,33 12 0 25,56

2 Thuế thu không bám sát với thay đổi ngành nghề kinh doanh của hộ 20 11,11 20 33,33 15,56

3 Thuế thu không bám sát với thay đổi mức doanh thu của hộ 40 14,81 32 33,33 22,22

4 Thuế thu không bám sát với thay đổi theo thời điểm (tháng) KD của hộ 20 12,96 44 0 21,11

5 Thu thuế không quan tâm đến mức độ tồn kho của hộ 40 27,78 32 33,33 30,00

6 Thu thuế không quan tâm đến mức vay ngân hàng của hộ 80 29,63 60 33,33 41,11

7 Thu thuế không quan tâm đến mức nợ quá hạn ngân hàng của hộ 60 14,81 44 16,67 25,56

8 Không biết 20 11,11 12 66,67 15,56

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)