Đặc điểm về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội

Kinh tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là du lịch. Thế nhưng, bên cạnh du lịch, huyện cũng tập trung phát triển các ngành kinh tế khác như nông nghiệp và công nghiệp. Trước mắt, huyện đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu.

Trong những năm qua, huyện đã phát triển theo hướng khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh đầu tư nhiều mặt. Từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định những cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng cây, con, từng vùng chuyên canh... đưa nhiều giống cây con, mới, chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Nhờ vậy giá trị ngành nông nghiệp ngày càng cao, trong đó giá trị chăn nuôi chiếm một tỷ trong lớn. Công nghiệp của huyện chưa có nhiều dự án lớn, song tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan đã có những bước phát triển quan trọng. Vùng trồng dâu nuôi tằm của huyện được duy trì, mở rộng diện tích. Huyện đang đẩy mạnh tổ chức sản xuất các nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, nghề dệt, nghề thêu đồng bộ với mở rộng thêm nghề mới như mây tre đan. Hằng năm, huyện đều tổ chức mở các lớp khuyến nông, đào tạo nghề.

Xác định trọng điểm phát triển kinh tế của mình là phát triển dịch vụ du lịch nên trong những năm qua, Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ. Theo thông tin từ UBND huyện thì huyện đã tổ chức việc kiểm kê, tu bổ, bảo vệ hằng trăm di tích đền, đình, chùa, nhà thờ. Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo...

Nhờ chọn đúng mục tiêu, xác định bước đi và cách làm phù hợp, chỉ đạo cụ thể, đồng bộ, bức tranh kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới. Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm. Các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh có sẵn, Mỹ Đức xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới. Trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành sang sản xuất hàng hóa, nâng giá trị thu nhập trên một ha canh tác. Điều đó có nghĩa là phải tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi hiệu quả.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Để du lịch, dịch vụ thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nắm bắt thời cơ, thu hút những nhà đầu tư thực sự có tầm cỡ, huyện phải có chính sách kêu gọi đầu tư đồng bộ từ Trung ương và thành phố để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch từ Hương Sơn và Quan Sơn. Đồng thời, huyện phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó cần tập trung nâng cấp mạng lưới giao thông, từng bước hình thành các cụm dân cư, các đô thị theo quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư, phát huy thế mạnh các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Những bước đi ban đầu ấy đều nhằm biến khát vọng thành hiện thực để món quà tặng vô giá của thiên nhiên ngày càng trở nên có ý nghĩa mang lại hiệu quả cao cho cuộc sống người dân.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

- Thuận lợi

Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông – thủy sản. Cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Diện tích đất đai có điều kiện để xây dựng các khu, cụm công nghiệp; nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trước hết là sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như cát, sỏi, gạch. Ngoài ra, huyện còn có điều kiện phát triển các cụm công nghiệp làng nghề, trên cơ sở các làng nghề hiện có.

Có tiềm năng phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp cũng như Mỹ Đức có vị trí địa lý, địa hình, những lợi thế để phát triển thương mại - dịch vụ bền vững.

- Những hạn chế, khó khăn

Là huyện nằm xa các tuyến giao thông đi lại còn nhiều khó khăn và xa các trung tâm kinh tế lớn nên việc thu hút vốn đầu tư còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cư thấp.

Mỹ Đức là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế chậm phát triển, sản xuất kinh doanh chủ yếu tự cung tự cấp, hoạt động kinh doanh công thương nghiệp – dịch vụ ngoài quốc doanh nghèo nàn về hàng hóa, dịch vụ. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, giao thông chưa hoàn thiện ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, dịch vụ NQD.

Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, chưa có sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mũi nhọn nên chưa có tích lũy về kinh tế để tái đầu tư.

Sự chỉ đạo của UBND huyện và sự phối hợp giữa ngành thuế với các ngành chức năng khác của huyện như Công an huyện, Đội quản lý thị trường, Phòng tài chính – kế hoạch, Kho bạc, phòng công thương... chưa được thường

xuyên liên tục, chặt chẽ, còn mang tính chiến dịch và thời điểm, do đó dẫn đến việc quản lý thu thuế đối với các hoạt động trên địa bàn còn hạn chế. Ngoài ra mối quan hệ giữa Chi cục thuế với UBND một số xã, thị trấn trong huyện còn chưa chặt chẽ trong việc phối hợp quản lý các nguồn thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)