Hiện trạng sản xuất lúa và lúa chất lượng cao của huyện Tiên Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Hiện trạng sản xuất lúa và lúa chất lượng cao của huyện Tiên Du

HUYỆN TIÊN DU

2.6.1. Diện tích, sản lượng, năng suất lúa chất lượng cao của huyện từ 2008 - 2015 2015

Kết quả bảng 2.4 cho thấy tổng diện tích đất trồng lúa của tỉnh từ năm 2008 đến năm 2015 có giảm do q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố và làm đường giao thơng (so với năm 2008 đến năm 2015 diên tích đất trồng lúa đã giảm 1.030,7 ha). Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng. So với năm 2008, năm 2015 diện tích lúa chất lượng cao đã tăng 1.203,4 ha. Năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao ngày càng tăng điều đó chứng tỏ người dân địa phương đã chú ý sản xuất lúa chất lượng và có xu hướng sản xuất hàng hố.

Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Tiên Du

Năm

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng diện tích lúa Lúa chất lượng cao Tỷ lệ (%) Tổng năng suất lúa TB Lúa chất lượng cao Tổng sản lượng lúa Lúa chất lượng cao 2008 9398,0 1.283,7 13,74 54,70 47,51 51.407,1 6.098,9 2009 9.229,2 1.854,5 20,09 55,35 42,71 51.082,3 7.778,8 2010 8.778,8 1.758,9 20,01 58,19 52,31 51.087,3 9.200,8 2011 8.410,1 1.552,0 18,45 60,60 51,87 50.961,8 8.049,9 2012 8.456,9 1.933,7 22,86 60,44 49,88 51.111,0 9.644,5 2013 8.489,0 2.376,4 28,0 60,32 50,10 51.2056,5 10.954,6 2014 8.453,0 2.021,9 23,9 60,17 50,15 51.5617,0 10.129,3 2015 8.367,3 2.487,1 30,0 60,05 50,95 51.800,59 11.699,48

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp huyện Tiên Du (2015)

2.6.2. Cơ cấu giống lúa của huyện Tiên Du năm 2015

Lúa là cây trồng chính ở huyện Tiên Du, chiếm tới 90% diện tích gieo trồng cả vụ Xuân và vụ Mùa. Bởi vậy việc đánh giá cơ cấu giống lúa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế các công thức luân canh cây trồng và là cơ sở để thay thế các giống lúa cũ bằng các giống lúa mới.

Kết quả gieo cấy các giống lúa vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015 của huyện Tiên Du được thể hiện ở bảng 2.5

Quang bảng 2.5 chúng tôi thấy rằng cơ cấu giống lúa của huyện khá đa dạng, phong phú. Sau 5 năm thực hiện chủ trương cải tạo giống lúa mà UBND tỉnh đã đề ra, đến năm 2015 cơ cấu giống lúa của huyện đã có nhiều thay đổi:

Nhóm giống lúa tẻ thường: Những năm trước đây nhóm giống này là chủ lực trong cơ cấu gieo trồng với 2 giống cơ bản là Khang Dân và Q5 và một số giống dài ngày như C70, Xi23.

Bảng 2.5. Cơ cấu giống lúa vụ Xuân, vụ Mùa năm 2015 của huyện Tiên Du

Cây trồng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

A. LÚA VỤ XUÂN 2015 4.109,30 100,00 68,00 27.939,39

I. Lúa chất lượng 950,00 23,12 52,70 5.007,48

Bắc thơm số 7 548,20 13,34 47,00 2.576,54 Nếp hoa vàng 234,30 5,70 58,00 1.358,94 Nếp 87, 97 167,50 4,08 64,00 1.072,00

II. Lúa lai 2.613,60 63,60 74,00 19.313,54

GS9 937,70 22,82 73,50 6.892,10 Syn 6 920,60 22,40 74,00 6.812,44 Q ưu số 1 377,80 9,19 75,00 2.833,50 Lai khác 205,10 4,99 74,00 1.517,74 Thịnh Dụ 11 172,40 4,20 74,00 1.257,76

III. Lúa tẻ thường 519,80 12,65 66,00 3.600,37

BC15 302,10 7,35 70,00 2.114,70 KD18 86,70 2,11 64,00 554,88 Xi23, C70 84,40 2,05 55,00 464,20 Q5 46,60 1,13 64,00 298,24 IV- Giống khác 25,90 0,63 65,00 168,35 B. LÚA VỤ MÙA 2015 4.258,00 100,00 53,00 22.561,20 I. Lúa chất lượng 1,405.70 33,01 47,60 6.692,00 Bắc thơm số 7 517,80 12,16 42,00 2.174,80 Nếp hoa vàng 330,50 7,76 58,00 1.916,90 Nếp 9603 192,30 4,52 44,80 861,50 Bắc thơm số 1 183,00 4,30 47,00 860,10 HT1 93,10 2,19 50,00 465,50 Nếp PD2 63,50 1,49 45,00 285,80 Nàng Xuân 23,00 0,54 50,00 115,00 QR1 2,50 0,06 50,00 12,50

II. Lúa lai 616,60 14,48 60,50 3.729,40

Q ưu số 1 295,70 6,94 61,10 1.806,70 Bắc ưu 903 190,10 4,46 58,00 1.102,60 Nhị Ưu 89 109,80 2,58 63,00 691,70 BTE1 16,50 0,39 61,10 100,80 Lai khác 4,50 0,11 61,10 27,50

III. Lúa tẻ thường 2.200,10 51,67 195,50 11.968,90

BC 15 1,871,40 43,95 200,90 10.442,40 Khang dân 148,50 3,49 169,20 698,00

Q5 88,20 2,07 169,20 414,50

Xi23 92,00 2,16 162,00 414,00

IV. Giống khác 35,60 0,84 172,80 170,90

Đây là những giống dễ canh tác, chống chịu sâu bệnh khá và cho năng suất ổn định nên dần trở thành thói quen canh tác của nhiều nông hộ trong sản xuất lúa: chân đất vàn cao, vàn thì cấy Khang Dân, cịn chân đất trũng thì cấy Q5. Bởi vậy, hiện nay nhiều giống mới năng suất cao (lúa lai), hay các giống lúa chất lượng năng suất trung bình nhưng giá trị hàng hóa cao được khuyến cáo đưa vào sản xuất từ năm 2009 với nhiều chính sách hỗ trợ nhưng đa số các hộ còn e ngại, chưa chấp nhận ngay.

Tuy nhiên đến nay, diện tích các giống lúa này đã giảm đi khá nhiều, chiếm 12,60% ở vụ Xuân và 51,67% ở vụ Mùa, năng suất bình quân 60 tạ/ha ở vụ Xuân và 54,3 tạ/ha ở vụ Mùa.Trong đó, Q5 chỉ cịn chiếm 1.13% ở vụ xuân và 2.07 % ở vụ Mùa, Khang Dân chiếm 2,11% ở vụ Xuân và 3,49% ở vụ Mùa. Nguyên nhân là do bộ giống lúa lai phù hợp với điều kiện gieo trồng vụ Xuân khá phong phú được đưa vào sản xuất thay thế. Bên cạnh đó, giống lúa thuần mới BC15 được đưa vào với diện tích cao chiếm 43,95% do giống có năng suất cao (60-65 tạ/ha), chất lượng gạo ngon cũng được nhiều người dân ưa chuộng và đưa vào sản xuất thay thế giống cũ như Khang dân Q5.

Nhóm giống lúa lai: Đây là nhóm lúa có sự thay đổi rõ dệt tăng nên cả về diện tích, năng suất và chủng loại giống, về diện tích đạt 63,60% ở vụ Xuân và 14,48% ở vụ Mùa, năng suất đạt 74 tạ/ha vụ Xuân và 60,5 tạ/ha ở vụ Mùa. Vụ Mùa nhóm giống lúa lai chiếm tỷ lệ thấp hơn vụ Xuân. Nguyên nhân là do chủ yếu các giống lúa lai thích hợp trong điều kiện sản xuất trong vụ Xuân.

Nhóm giống lúa chất lượng: Nhóm giống lúa chất lượng đang có có xu hướng tăng nhưng mới chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong cơ cấu các giống lúa (vụ Xuân: 23,12%, vụ Mùa 33,01%). Trong nhóm này giống lúa Bắc thơm số 7 chiếm tỷ lệ cao (13,34% ở vụ Xuân và 12,16% ở vụ Mùa) với năng suất khá từ 45 - 58 tạ/ha. Sản xuất lúa chất lượng mới chỉ ở mức cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của chính hộ gia đình hoặc cung cấp cho thị trưởng nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)