Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa
2.4.4. Số lá và chỉ số diện tích lá
Lá khơng chỉ là một đặc trưng hình thái giúp phân biệt các giống lúa khác nhau mà còn là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây, do vậy việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tổng số lá trên cây nhiều hay ít cũng liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá của quần thể. Theo Jenning (1979) thì số lá/cây là một đặc điểm di truyền đặc trưng của giống, có hệ số di truyền cao, số lá/cây biến động lớn từ 9-25 lá/cây tuỳ thuộc vào giống. Ở Việt Nam, nhóm giống lúa ngắn ngày thường có khoảng 12-15 lá, nhóm lúa trung ngày có khoảng 16-18 lá và nhóm dài ngày có thể có 20-21 lá. Số lá cịn thay đổi tùy theo thời vụ cấy, các biện pháp bón phân và chăm sóc khác nhau. Cùng một giống nếu gieo sớm, số lá tương đối nhiều, nếu gieo cấy muộn số lá giảm đi và thời gian sinh trưởng cũng sẽ rút ngắn. Vụ Xuân ở miền bắc, những năm rét nhiều, rét đậm, thời gian sinh trưởng của cây lúa bị kéo dài, số lá có thể tăng lên từ 1-4 lá. Số lá/cây có tương quan chặt với thời gian sinh trưởng: thời gian sinh trưởng ngắn thì số lá ít, thời gian sinh trưởng dài thì số lá nhiều (Nguyễn Thị Trâm, 1998).
Để tăng năng suất lúa phải tăng hàm lượng chất khô trước trỗ, tăng khả năng vận chuyển và cuối cùng là tăng quang hợp thời kỳ sau trỗ (Phạm Văn Cường, 2007). Quang hợp giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tạo thành năng suất lúa. Vấn đề đặt ra là muốn cho cây quang hợp mạnh thì cần điều chỉnh cho nó có một bộ lá tối ưu, diện tích quang hợp lớn mà không che phủ lẫn nhau, hàm lượng diệp lục trong lá cao vì vậy phải có chỉ số diện tích lá (LAI) thích hợp (Bùi Chí Bửu, 2005).
Khi nghiên cứu về bộ lá lúa của một giống cần quan tâm đến một số đặc điểm hình thái cơ bản: góc độ lá địng, chiều dài, chiều rộng lá, màu sắc phiến lá, độ tàn lá… Bộ lá dày, cứng và góc độ tương đối hẹp tạo điều kiện nâng cao mật độ gieo cấy đồng thời ánh sáng mặt trời vẫn có thể chiếu sâu qua các tầng lá đến gốc, kích thích q trình đẻ nhánh, hạn chế sâu bệnh và làm tăng diện tích lá (Trần Đình Long, 1997).