Thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4.1.Thời gian sinh trưởng

2.4. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa

2.4.1.Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hồn tồn. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc chủ yếu vào giống ngồi ra cịn thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Nắm được quy luật này là cơ sở cho việc xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác nhau (Vũ Tuyên Hoàng, 2001).

Theo Yoshida (1979) cho rằng, những giống lúa có thời gian sinh trưởng q ngắn thì khơng thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại giống có thời gian sinh trưởng q dài cũng khơng cho năng suất cao vì sinh trưởng quá dài gây hiện tượng lốp đổ. Tuy nhiên, trong điều kiện đất đai có độ phì thấp như nhau thì giống có thời gian sinh trưởng dài hơn sẽ cho năng suất cao hơn.

Nguyễn Đình Giao và cs (2001) cho rằng: Các giống lúa ngắn ngày ở nước ta có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày, giống trung ngày có thời gian sinh trưởng từ 140-160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc, do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng từ 180-200 ngày. Ở đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa có thời sian sinh trưởng trong vụ mùa tương đối dài, khoảng 200-240 ngày, cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng dài đến 270 ngày

Hiện nay thời gian sinh trưởng lý tưởng của cây lúa là 90-100 ngày. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của cây lúa còn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy với điều kiện

ngoại cảnh khác nhau. Trong điều kiện ở miền Bắc nước ta, do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp, thời gian sinh trưởng của cùng một giống lúa nếu gieo cấy vào vụ Xuân sẽ dài hơn gieo cấy trong vụ mùa. Trong cùng một vụ, nếu thời vụ gieo cấy sớm hay muộn thì thời gian sinh trưởng của cùng một giống lúa cũng thay đổi. Ngay cả trong cùng một thời vụ gieo cấy ở vụ chiêm Xuân, năm nào trời rét lúa trỗ muộn, thời gian sinh trưởng kéo dài, năm nào ấm thì ngược lại. Cịn trong vụ mùa, nhiệt độ ít thay đổi qua các năm nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa tương đổi ổn định (Nguyễn Thị Trâm và cs., 2006).

Trong sản xuất hiện nay, người nơng dân rất cần có những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu cao, không phản ứng với quang chu kỳ để có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nhằm tăng hệ số sử dụng ruộng đất từ đó tăng sản lượng và tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 28)