Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo

2.5.1. Ảnh hưởng của các yếu tố giống lúa

Những giống lúa ngắn ngày có hàm lượng Protein cao hơn những giống lúa dài ngày. Những giống lúa trồng ở vùng Đồng bằng có hàm lượng Protein cao hơn những giống lúa trồng ở vùng đồi núi. Trong cùng một giống, những hạt nhỏ có hàm lượng protein cao hơn những hạt to (Nagato, 1963).

Sự di truyền của tính trạng bạc bụng chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh nhưng khơng lớn lắm. Theo Lê Dỗn Diên và Lãnh Danh Gia (1990), độ bạc bụng do nhiều gen điều khiển, vì thế ngồi tác động cộng tính nó cịn có tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các gen.

Theo Lê Doãn Diên (1995), tỷ lệ gạo nguyên thay đổi ít nhiều tuỳ thuộc đặc điểm di truyền của giống. Khi thu hoạch lúa phải xác định đúng thời điểm chín sinh lý thì mới đạt được tỷ lệ gạo nguyên cao. Những yếu tố ảnh hưởng đến q trình tích luỹ chất khơ ở hạt trong giai đoạn hạt vào chắc, vào mẩy cũng làm ảnh hưởng đến độ chặt, độ nén của hạt tinh bột và sẽ gây ra bạc bụng.

Hình dạng hạt gạo là đặc tính của giống tương đối ổn định, ít bị thay đổi do điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, nếu sau khi nở hoa, nhiệt độ hạ xuống có thể làm giảm chiều dài nhưng không nhiều. Nếu những cá thể có hình dạng hạt đẹp ở

F2 thì ít biến đổi ở các thế hệ sau.Vì vậy trong các quần thể từ F3 hay các dịng thuần khơng có hy vọng chọn lọc được dạng hạt đẹp hơn F2 hoặc nguyên bản (Nguyễn Thị Trâm, 1998).

Các giống lúa khác nhau có chất lượng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các giống lúa Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Tiểu lục địa Ấn Độ đều có hàm lượng amylose cao. Tất cả các giống lúa Japonica ở các vùng ơn đới đều có hàm lượng amylose thấp. Đa số các giống lúa trồng ở Philippin, Malaysia, Indonesia đều thuộc các giống lúa có hàm lượng amylose trung bình. Gạo có hàm lượng amylose trung bình khi nấu đều cho cơm hơi nhão, mềm và không bị cứng khi để nguội (Lê Doãn Diên, 1995).

Các giống lúa đặc sản cổ truyền của Việt Nam (Tám, Dự, Di, Gié, Mùa...) đều có hàm lượng amylose cao hoặc trung bình. Đặc biệt các giống lúa Tám có hàm lượng amylose trung bình và do đó chúng có cơm mềm, dẻo, bóng và khi để nguội cơm khơng bị cứng. Đây là ưu thế của gạo Tám trong tập đoàn lúa cổ truyền ở nước ta (Lê Doãn Diên, 1995).

Trong các giống lúa trồng, lúa Indica có hàm lượng protein cao hơn lúa Japonica. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Đài Loan cho thấy lúa Indica có hàm lượng protein trung bình 12,91%, lúa Japonica là 8,81% (Lê Doãn Diên, 1995).

Các giống lúa nếp có hàm lượng amylose thấp và hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ. Vì vậy trong chương trình chọn tạo giống lúa có hàm lượng protein cao, ở một số nước người ta đã lai tạo với các giống nếp (Lê Doãn Diên, 1995).

2.5.2. Ảnh hưởng hưởng của phân bón và mùa vụ 2.5.2.1. Ảnh hưởng của phân bón 2.5.2.1. Ảnh hưởng của phân bón

Phân bón cho lúa ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hạt. Nếu khơng bón hoặc bón ít đạm thì lúa cao sản chỉ chứa một lượng protein thấp hoặc tương đương với lúa địa phương.

Hàm lượng tinh bột trong hạt gạo thường có mối tương quan nghịch với hàm lượng đạm. Nếu hàm lượng đạm được giữ ngun thì hàm lượng tinh bột có thể được giữ nguyên hoặc giảm đi (Lê Doãn Diên và cs., 1995).

Lân ảnh hưởng đến sự chuyển đường và tinh bột tích lũy về hạt và các bộ phận thu hoạch.

bụng và hàm lượng amylose trong hạt gạo trên đết phèn các tác giả rút ra kết luận: Phân lân và kaki ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của hạt gạo trong khi đó phân đạm có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng của hạt gạo nhưng hàm lượng amylose khác biệt khơng có ý nghĩa giữa các cơng thức bón phân.

Theo Phạm Văn Cường và cs. (2007), khi tăng lượng N bón, giá trị ưu thế lai về năng suất hạt và năng suất tích lũy tăng trong vụ xuân chủ yếu là do tăng tốc độ tích lũy chất khơ ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và trỗ, trong khi vụ mùa chủ yếu là do tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn sau trỗ.

2.5.2.2. Ảnh hưởng của mùa vụ gieo cấy đối với chất lượng gạo

Mùi thơm của gạo Khao Dawk Mali 105 phụ thuộc vào thời vụ gieo trồng, loại đất, địa điểm và độ phì của đất. Nếu cấy sớm hơn thì mùi thơm sẽ giảm cịn cấy muộn hơn thì hàm lượng amylose sẽ tăng (Lê Dỗn Diên, 1995).

Các giống lúa Tám, Dự, Di... chỉ được trồng ở vụ mùa ở miền Bắc Việt Nam và thường chỉ ở chân đất úng trũng, phèn, mặn thì cho chất lượng cơm gạo ngon. Giống Nàng Thơm chợ Đào chỉ trồng trên xã Mỹ Lệ là giữ được mùi thơm (Lê Doãn Diên, 1995).

Tất cả các tổ hợp lúa lai đều cho ưu thế lai dương về năng suất tích lũy do sinh trưởng mạnh ở giai đoạn đầu và thời gian sinh trưởng ngắn hơn, giá trị ưu thế lai về chỉ tiêu này ở vụ mùa cao hơn so với vụ xuân. (Phạm Văn Cường và cs., 2010).

Theo Phạm Văn Cường và cs. (2007), ở cả hai vụ trồng tại giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu con lai F1 cho ưu thế lai về LAI giá trị cao nhất. Trong vụ mùa chỉ số diện tích lá của F1 ln cao hơn vụ xuân, sự duy trì bộ lá sau trỗ của vụ mùa tốt hơn vụ xuân điều này liên quan đến nhiệt độ ở hai vụ trồng.

Giai đoạn từ cấy - đẻ nhánh hữu hiệu và giai đoạn từ đẻ nhánh hữu hiệu - trỗ, tốc độ sinh trưởng cây trồng của tất cả con lai F1 và dòng bố mẹ trong vụ mùa đều cao hơn vụ xuân. Ngược lại, ở giai đoạn từ trỗ - chín sáp, giá trị này trong vụ xuân đều cao hơn vụ mùa. Điều này do ảnh hưởng của nhiệt độ trong vụ mùa làm sức sinh trưởng của con lai và dịng bố mẹ ln cao hơn chính nó trong vụ xn.

Khi tăng lượng N bón, giá trị ưu thế lai về năng suất hạt và năng suất tích lũy tăng trong vụ xuân chủ yếu là do tăng tốc độ tích lũy chất khơ ở giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu và trỗ, trong khi vụ mùa chủ yếu là do tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn sau trỗ (Phạm Văn Cường và cs., 2007).

Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000), để đảm bảo năng suất và chất lượng các giống lúa thơm ở miền nam cũng như các giống lúa tám thơm ở miền bắc, việc thu hoạch cần tiến hành sớm hơn so với thời gian lúa chín hồn tồn. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là lúc lúa chín 80-90%.

Ở cả hai vụ trồng tại giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu con lai F1 cho ưu thế lai về LAI giá trị cao nhất. Trong vụ mùa chỉ số diện tích lá của F1 luôn cao hơn vụ xuân, sự duy trì bộ lá sau trỗ của vụ mùa tốt hơn vụ xuân điều này liên quan đến nhiệt độ ở hai vụ trồng.

Giai đoạn từ cấy - đẻ nhánh hữu hiệu và giai đoạn từ đẻ nhánh hữu hiệu - trỗ, tốc độ sinh trưởng cây trồng của tất cả con lai F1 và dòng bố mẹ trong vụ mùa đều cao hơn vụ xuân. Ngược lại, ở giai đoạn từ trỗ - chín sáp, giá trị này trong vụ xuân đều cao hơn vụ mùa. Điều này do ảnh hưởng của nhiệt độ trong vụ mùa làm sức sinh trưởng của con lai và dòng bố mẹ ln cao hơn chính nó trong vụ xn (Phạm Văn Cường và cs, 2007).

Như vậy, để duy trì chất lượng của gạo thì khơng chỉ các yếu tố di truyền mà các yếu tố ngoại cảnh và quá trình canh tác cũng ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Cần có những biện pháp tổng hợp để khai thác và phát triển nhưng giống lúa thơm, lúa chất lượng đáp ứng như cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)