Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng gạo, làm giảm hiệu quả kinh tế hoặc có thể mất trắng nếu không được phòng trừ kịp thời.Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa có rất nhiều các loại sâu, bệnh hại. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa là do bản chất di truyền của giống như: do đặc tính sinh lý, sinh hoá, hình thái cây quy định hoặc cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh: thời tiết khí hậu và cũng có thể do ảnh hưởng của chế độ canh tác: mật độ, phân bón, nước tưới…Các loại giống lúa khác nhau thì khả năng chống chịu với từng loài sâu, bệnh hại cũng khác nhau. Kết quả về khả năng chống chịu sâu bệnh được tổng hợp và thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9. Mức độ gây hại của một số loại sâu, bệnh hại trên các giống lúa trong vụ Xuân và vụ Mùa 2016 tại Tiên Du- Bắc Ninh
Giống Bệnh khô vằn (Điểm) Bệnh đạo ôn (Điểm) Sâu cuốn lá (Điểm) Sâu đục thân (Điểm) Rầy nâu (Điểm) VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM LTH 35 1 3 1 3 1 3 1 1 0 1 KB1 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 KB5 1 3 1 3 1 3 1 1 0 1 KB6 1 3 5 3 1 3 0 1 0 1 KB13 3 1 5 3 1 1 1 3 0 3 KB16 1 1 1 1 1 1 1 1 0 1 KB18 1 1 5 3 1 1 1 1 0 1 KB19 1 1 0 1 1 1 0 1 0 1 KB20 1 1 1 1 1 1 0 1 0 1 KB27 1 3 3 1 1 1 1 3 0 1 KB32 1 1 0 1 1 1 0 1 0 1 KD18 (Đ/c) 3 3 3 1 3 1 3 0 0 3
Sâu cuốn lá gây hại đáng kể đến năng suất, chúng gây hại từ thời kỳ đẻ nhánh đến khi lúa trỗ. Vụ Xuân mức độ gây hại nhẹ, đánh giá 1 điểm, vụ Mùa từ 1 - 3 điểm, sâu cuối lá gây hại nặng nhất ở giống KB1 và KB6 (3 điểm).
Sâu đục thân gây hại ở cả hai vụ, chúng xuất hiện và gây hại từ lúc lúa trỗ đến chín sữa. Kết quả theo dõi ở cả hai vụ mức độ gây hại 1 - 3 điểm, nhìn chung trên các giống KB27 và KB16 bị nhiễm nặng nhất (3 điểm ở vụ Mùa), vụ Mùa tỷ lệ bị hại cao hơn so với ở vụ Xuân.
Rầy nâu tập trung gây hại ở phần thân lúa, rầy nâu chủ yếu xuất hiện vào vụ Mùa ít xuất hiện ở vụ Xuân, giống KB16 và giống đối chứng KD18 bị nhiễm nặng hơn (3 điểm ở vụ Mùa), vụ Mùa gây hại với mức độ 1-3 điểm.
Bệnh khô vằn cũng là một trong những bệnh gây thiệt hại đáng kể cho người trồng lúa, bệnh khô vằn xuất hiện và gây hại cả trong hai vụ, tuy nhiên trong vụ Xuân tỷ lệ bị hại nhẹ hơn so với vụ Mùa, bệnh chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn từ trỗ bông - chín hoàn toàn, mức độ gây hại nhẹ. Giống lúa bị nhiễm nhiều nhất là giống lúa đối chứng KD18 (mức độ nhiễm 3 điểm trong cả 2 vụ).
Bệnh đạo ôn gây hại đáng kể đến năng suất, theo dõi trên đồng ruộng ở cả hai vụ cho thấy vụ Xuân tỷ lệ bệnh nhiễm cao hơn so với vụ Mùa, xuất hiện ở hầu hết các giống, bệnh chủ yếu từ lúa đẻ nhánh rộ - kết thúc đẻ nhánh và đây là giai đoạn bệnh đạo ôn hại lá, mức độ gây hại nặng nhất là ở giống KB6, KB16 và KB18, mức độ nhiễm bệnh 1 - 5 điểm ở vụ Xuân, 1- 3 điểm ở vụ Mùa.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện thời tiết của Tiên Du Bắc Ninh thì giống đối chứng KD18 bị nhiễm bệnh khô văn, đạo ôn và rầy nâu cao hơn so với các giống khác, vụ Xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn cao hơn vụ Mùa ở các giống, tuy nhiên, vụ Mùa tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn, sâu cuốn lá và sâu đục thân cao hơn so với vụ Xuân trên tất cả các giống.