Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa ở các giai đoạn sinh trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 68)

trưởng (g/m2đất)

Chất khô là chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khả năng tích luỹ chất khô và quá trình vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Kết quả nghiên cứu khối lượng chất khô tích luỹ của các lúa ở các giai đoạn sinh trưởng được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Khối lượng chất khô tích lũy tại các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa trong vụ Xuân và vụ Mùa 2016 tại Tiên Du- Bắc Ninh

Đơn vị tính: g/m2 Công thức Đẻ nhánh HH Trỗ Chín sáp VX VM VX VM VX VM LTH 35 194,7 270,7 642,5 649,7 963,8 844,6 KB1 243,7 335,5 853,0 872,3 1,194,1 1,046,8 KB5 221,3 320,1 752,4 800,3 978,1 880,3 KB6 203,7 321,6 672,2 771,8 873,9 849,0 KB13 226,3 309,1 724,2 710,9 941,4 853,1 KB16 251,3 363,8 904,7 982,3 1,538,0 1,178,7 KB18 170,0 269,4 561,0 646,6 785,4 775,9 KB19 212,0 224,7 678,4 516,8 949,8 723,5 KB20 206,0 312,3 659,2 718,3 1,054,7 861,9 KB27 224,3 286,4 740,2 687,4 1,184,3 893,6 KB32 196,0 260,3 627,2 598,7 940,8 778,3 KD18 (Đ/C) 167,7 223,8 519,9 492,4 779,8 689,3

* Trong vụ xuân, các giống lúa có khối lượng chất khô tích luỹ tăng nhanh từ giai đoạn lúa đẻ nhánh hữu hiệu đến giai đoạn lúa trỗ bông và giai đoạn lúa chín sáp.

Giai đoạn Đẻ nhánh hữu hiệu khối lượng tích luỹ chất khô tích lũy dao động từ 116,7 - 251,3 g/m2, cao nhất là giống KB16 (đạt 251,3 g/m2) và thấp nhất là giống đối chứng KD18 (đạt 116,7 g/m2); các giống lúa khác nhau khối lượng tích lũy chất khô không có sự sai khác nhau nhiều ở mức có ý nghĩa 0,05

Giai đoạn trỗ khối lượng chất khô tích lũy biến động từ 519,3-904,7 g/m2, trong đó thấp nhất là giống đối chứng KD18 đạt 519,3 g/m2, cao nhất là giống lúa

KB16 đạt 904,7g/m2; tiếp đến là giống KB1 (đạt 853,0g/m2); các giống lúa còn lại không có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa 0,05.

Giai đoạn chín sáp khối lượng chất khô tích lũy giao động từ 779,8- 1,538,0g/m2, trong đó thấp nhất vẫn là giống đối chứng KD18 và giống KD13 (779,8 g/m2); cao nhất là giống KB16 (đạt 1.538,0 g/m2).

* Trong vụ mùa, khối lượng tích lũy chất khô của các giống lúa tăng dần từ giai đoạn lúa đẻ nhánh hữu hiệu đến giai đoạn lúa chín sáp. Khối lượng tích lũy của các giống lúa giai đoạn đẻ nhánh có cao hơn so với vụ xuân, tuy nhiên, ở các giai đoạn sinh trưởng chín sáp thì khối lượng tích lũy chất khô lại thấp hơn so với vụ xuân.

Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu khối lượng tích luỹ chất khô tích lũy dao động từ 223,8 - 363,8 g/m2, cao nhất là giống KB16 (đạt 363,8g/m2) và thấp nhất là giống đối chứng KD18 (đạt 223,8g/m2); các giống lúa khác nhau khối lượng tích lũy chất khô không có sự sai khác nhau nhiều ở mức có ý nghĩa 0,05

Giai đoạn trỗ khối lượng chất khô tích lũy biến động từ 492,4-982,3g/m2, trong đó thấp nhất là giống đối chứng KD18 đạt 492,4g/m2, cao nhất là giống lúa KD16 đạt 982,3 g/m2; tiếp đến là giống KB1 (đạt 872,3g/m2); các giống lúa còn lại không có sự sai khác nhau ở mức có ý nghĩa 0,05.

Giai đoạn chín sáp khối lượng chất khô tích lũy giao động từ 689,3- 1.178,7 g/m2, trong đó thấp nhất vẫn là giống đối chứng KD18 (đạt 689,3g/m2); cao nhất là giống KB16 (đạt 1.178,7g/m2), tiếp đến là giống KB1 (đạt 1.046,8g/m2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 68)