Di truyền về tính chống chịu của cây lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4.6.Di truyền về tính chống chịu của cây lúa

2.4. Nghiên cứu về các tính trạng đặc trưng của cây lúa

2.4.6.Di truyền về tính chống chịu của cây lúa

Sâu, bệnh là hai kẻ thù làm giảm đáng kể đến năng suất và phẩm chất nơng sản nói chung và trên cây lúa nói riêng. Theo FAO năm 2012 thì trung bình thiệt hại do sâu bệnh đã làm giảm đến 20-30% tiềm năng năng suất, có những nơi tỷ lệ này cịn chiếm cao hơn.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, đây là điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển đồng thời cũng là điều kiện thích hợp cho nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại.

a) Di truyền bệnh bạc lá

Bệnh bạc lá được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản vào khoảng năm 1884- 1885. Bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Việt Nam ...). Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae) chúng khá phổ biến ở khoảng 70 nước có trồng lúa trên thế giới, song vùng gây hại lớn nhất là vùng Đông Nam Á và châu Á làm thiệt hại nặng nề về năng suất và chất lượng gạo.

Những năm gần đây IRRI và một số các nước phát triển đã lập được bản đồ gen và dùng phương pháp PCR để phát hiện chọn lọc những gen chống bệnh

bạc lá của lúa, trên cơ sở đó có thể điều tra phát hiện nhiều gen chống bệnh khác nhau trên cùng một giống một cách chính xác (Inger, 2002).

Theo Phan Hữu Tôn và Bùi Trọng Thủy (2003) dùng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) đã phát hiện và chọn lọc những gen chống bệnh ở lúa trong đó có bệnh bạc lá. Qua nghiên cứu 145 giống lúa địa phương cho thấy có 12 giống chứa gen Xa-5 và khơng có giống nào chứa gen Xa13 và Xa21.

b) Di truyền tính chống chịu sâu đục thân

Trên thế giới sâu đục thân xuất hiện ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Philipin, Malaysia, Sri Lanca, Indonesia ... Ở nước ta sâu đục thân có ở hầu hết các vùng trồng lúa khắp cả nước. Hàng năm có 5-6 lứa sâu đục thân, đây là lồi sâu nguy hiển, nó gây hại chủ yếu vào thời kỳ làm địng đến trỗ bơng của hầu hết các trà lúa, làm giảm năng suất rất lớn và là đối tượng sâu hại rất khó phịng trừ. Biện pháp chủ động nhất là chọn tạo ra những giống lúa ngắn ngày để thuận tiện cho việc bố trí thời vụ lúa trỗ tránh được cao điểm gây hại của sâu. Chọn tạo ra giống có khả năng chống chịu sâu đục thân.

Nghiên cứu của Broadlent (1979) cho rằng những giống có râu mẫn cảm với sâu đục thân hơn giống khơng có râu. Yoshida (1979) đã đưa ra mối tương quan thuận giữa chiều cao cây, chiều dài lá đòng, chiều rộng lá đòng và độ lớn đường kính thân với tính mẫn cảm sâu đục thân. Còn mức độ ráp của bẹ lá, mức độ cuốn chặt lấy thân của bẹ lá có mối tương quan nghịch với tính mẫn cảm sâu đục thân. Theo Yoshida (1979) hàm lượng silic trong cây càng cao thì tính mẫn cảm với sâu đục thân càng giảm và có khả năng chống chịu sâu đục thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và tuyển chọn một số giống lúa có triển vọng ở vụ xuân và vụ mùa 2016 tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 32)